Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi trường nói chung

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, động vật, thực vật trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 62 - 65)

nói chung

Quan điểm về phát triển kinh tế xã hội gắn liền với vấn đề BVMT đặc biệt là vấn đề chăm sóc sức khỏe nhân dân; phát triển đa dạng sinh học được Đảng và Nhà nước ta quan tâm từ rất lâu, được thể hiện cụ thể trong các văn kiện của Đảng như Nghị quyết Đại hội Đảng X, XI... Việc phát triển kinh tế gắn liền với BVMT đang là vấn đề cấp thiết hiện nay của tất cả các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt là tại Việt Nam một quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của tình trạng biến đổi khí hậu, đặc biệt là hậu quả từ sự phát triển theo diện rộng và quá nóng của nền kinh tế đã dẫn đến tình trạng mơi trường bị phá hủy, đời sống con người bị ảnh hưởng, dịch bệnh nguy hiểm cho người và động vật ngày càng gia tăng về số lượng và mức độ. Do đó, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay là phát triển kinh tế nhanh, vững chắc nhưng bên cạnh đó cần gắn liền với vấn đề BVMT, sức khỏe con người một cách bền vững.

Hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, động vật, thực vật mang lại những thiệt hại rất lớn về kinh tế. Theo thống kê của Cục Thú y, cả nước đã chi khoảng 1200 tỉ đồng trong đợt bùng phát dịch cúm gia cầm H5N1 và chi khoảng 890 tỉ đồng trong dịch bệnh heo tai xanh năm 2012 để phục vụ cho cho cơng tác khống chế và dập dịch. Ngồi ra còn những hậu quả hết sức nặng nề về mơi trường, tính mạng, sức khỏe của người dân. Do đó, việc đấu tranh chống lại hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm, phòng ngừa tiến tới

Trước tình hình ơ nhiễm mơi trường ngày càng nghiêm trọng kể từ khi đất nước ta thực hiện mở cửa nền kinh tế thị trường đến nay, Đảng ta đã có nhiều nghị quyết chỉ đạo các ngành, các cấp BVMT. Ví dụ, trong Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đã chỉ rõ:

Bảo vệ mơi trường là một trong những vấn đề sống cịn của nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. BVMT vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng địa phương. Khắc phục tư tưởng chỉ chú trọng phát triển kinh tế - xã hội mà coi nhẹ BVMT. Đầu tư cho BVMT là đầu tư cho phát triển bền vững. BVMT là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mỗi người, là biểu hiện của nếp sống văn hố, đạo đức, là tiêu chí quan trọng của xã hội văn minh và là sự nối tiếp truyền thống yêu thiên nhiên, sống hài hoà với tự nhiên của cha ông ta. BVMT phải theo phương châm lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với mơi trường là chính kết hợp với xử lý ơ nhiễm, khắc phục suy thối, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên; kết hợp giữa sự đầu tư của Nhà nước với đẩy mạnh huy động nguồn lực trong xã hội và mở rộng hợp tác quốc tế; kết hợp giữa công nghệ hiện đại với các phương pháp truyền thống. BVMT là nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa cấp bách, có tính đa ngành và liên vùng rất cao, vì vậy cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp uỷ đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân [2, tr.2].

hành Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT. Tại Nghị quyết này, Đảng ta đã chỉ rõ: Chú trọng xây dựng và hồn thiện pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, BVMT và các lĩnh vực có liên quan như đầu tư, thuế, xử lý vi phạm hành chính, dân sự... theo hướng bổ sung, kết hợp khắc phục các chồng chéo, xung đột pháp luật nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc thực hiện các nhiệm vụ. Hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp, xung đột trong ứng phó với biến đổi khí hậu, khai thác, sử dụng tài nguyên và BVMT. Sửa đổi, bổ sung các chế tài hành chính, kinh tế, hình sự… về quản lý tài nguyên và BVMT, bảo đảm đủ sức răn đe. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật. Nghiên cứu kiện toàn tổ chức bộ máy và hồn thiện cơ chế, chính sách huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực theo hướng tổng hợp, thống nhất, tập trung đầu mối, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, khắc phục triệt để tình trạng phân tán, chồng chéo trong quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài ngun và BVMT. Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành, liên vùng; cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa; cơ chế để nhân dân giám sát có hiệu quả việc quản lý khai thác tài nguyên, BVMT và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Trên tinh thần Nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã ban hành các nghị định như: Nghị định số 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT (thay thế Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ); Nghị định 114/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định 69/2011/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về y tế dự phịng, mơi trường y tế và phòng, chống HIV/AIDS; Nghị định 119/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y; Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong

lĩnh vực y tế được coi là đã khắc phục một số hạn chế của Nghị định trước trong việc xử lý vi phạm hành chính về mơi trường đặc biệt là lĩnh vực phịng chống bệnh truyền nhiễm, dịch bệnh cho người và cho động vật, thực vật nhất là mức xử phạt, nhưng một số điều luật đã hạn chế thẩm quyền của lực lượng cảnh sát môi trường trong việc xử lý vi phạm hành chính về lĩnh vực phòng chống dịch bệnh hoặc làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người và động, thực vật. Như vậy, quan điểm của Đảng, Nhà nước về BVMT nói chung là rất rõ ràng và tương đối đầy đủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, động vật, thực vật trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 62 - 65)