Yêu cầu tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về chứng thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chứng thực qua thực tiễn thành phố hà nội luận văn ths luật 60 38 01 01 (Trang 83 - 87)

Sau hơn 20 năm đổi mới, đất nƣớc ta đang bƣớc vào một giai đoạn phát triển mới với những tiềm năng, sức sống đầy triển vọng trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội.

“Đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật phù hợp với kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa” [30, tr.329] là một trong những nội dung quan

trọng mà Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định khi đề ra phƣơng hƣớng, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh chung ấy, việc xác định phƣơng hƣớng và những giải pháp cụ thể nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về hoạt động tƣ pháp nói chung và quản lý nhà nƣớc về chứng thực nói riêng đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải đƣợc đặt trên nền tảng hệ thống quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về tƣ duy đổi mới và phát triển trong giai đoạn hiện nay. Vậy nên tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về chứng thực phải đƣợc thực hiện dựa trên những quan điểm sau:

3.1.1 Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng

Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lƣợng chính trị lãnh đạo Nhà nƣớc và xã hội, song Đảng không phải là cơ quan quyền lực nhà nƣớc. Đảng không đứng trên cùng một mặt bằng quyền lực nhà nƣớc với các cơ quan nhà nƣớc, mà đứng ở tầm cao của Đảng lãnh đạo, và lãnh đạo cả Nhà nƣớc và xã hội.

Đảng ta là Đảng cầm quyền, đại diện cho lợi ích của nhân dân và của toàn dân tộc. Nghị quyết số 08-NQ/TW đã chỉ rõ Đảng lãnh đạo các cơ quan tƣ pháp chặt chẽ về chính trị, tổ chức và cán bộ, bảo đảm hoạt động tƣ pháp thực hiện đúng quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc.

Đảng đề ra những quan điểm chỉ đạo, định hƣớng tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về chứng thực, Đảng lãnh đạo Nhà nƣớc thể chế hóa thành các quy định pháp

luật, làm cơ sở pháp lý cho việc kiện toàn, đổi mới tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động chứng thực, bảo đảm cho các cơ quan tƣ pháp trong sạch, có hiệu lực, hiệu quả, hoạt động theo đúng đƣờng lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân và chuyên chính với mọi hành vi xâm phạm lợi ích của nhà nƣớc, của tập thể và của công dân.

Đảng lãnh đạo hoạt động quản lý nhà nƣớc về chứng thực thông qua công tác tổ chức cán bộ, đặc biệt là chỉ đạo việc xây dựng và kiện toàn bộ máy của từng cơ quan tƣ pháp; lãnh đạo công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, đề bạt, quản lý đội ngũ cán bộ chủ chốt của các cơ quan tƣ pháp. Cán bộ tƣ pháp là những ngƣời có quan điểm chính trị đúng đắn, có trình độ chuyên môn giỏi, có phẩm chất đạo đức, công minh, chính trực và liêm khiết. Nghiêm khắc xử lý những cán bộ tƣ pháp thoái hoá, biến chất, vi phạm pháp luật trong hoạt động chứng thực. Bộ Chính trị, Ban cán sự Đảng của các cơ quan tƣ pháp phải đặc biệt quan tâm chỉ đạo việc kiện toàn tổ chức và tăng cƣờng đội ngũ cán bộ tƣ pháp đủ về số lƣợng và mạnh về chất lƣợng.

Đảng lãnh đạo hoạt động quản lý nhà nƣớc về chứng thực thông qua việc kiểm tra, giám sát trong việc chấp hành Nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc, kịp thời phát hiện và áp dụng biện pháp giáo dục, thuyết phục để uốn nắn những sai sót, lệch lạc của các cán bộ, công chức khi thực hiện hoạt động chứng thực. Đảng lãnh đạo, kiểm tra hoạt động chứng thực theo pháp luật, tôn trọng chức năng, quyền hạn của các cơ quan tƣ pháp, UBND các cấp theo luật định, tạo điều kiện cho các cơ quan đó hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, không bao biện, làm thay và không can thiệp vào hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan tƣ pháp, bảo đảm cho cơ quan tƣ pháp hoạt động độc lập, chỉ tuân theo pháp luật.

3.1.2 Đảm bảo pháp chế

Pháp chế là một trong những nội dung quan trọng của học thuyết Mác- Lê Nin về Nhà nƣớc và Pháp luật. Đảng và Nhà nƣớc ta luôn đặt ra phải tăng cƣờng pháp chế. Đặc biệt, nƣớc ta đi lên CNXH từ một nền kinh tế còn phổ biến là sản xuất nhỏ, trong điều kiện hiện nay phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trƣờng định hƣớng đi lên XHCN có sự quản lý của Nhà

nƣớc thì pháp chế càng có vai trò quan trọng trong việc tổ chức thực hiện cƣơng lĩnh, chiến lƣợc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.

Tăng cƣờng pháp chế ở nƣớc ta trong giai đoạn cánh mạng hiện nay là nhiệm vô chung của toàn Đảng toàn dân là một trong những vấn đề cấp bách phục vụ đắc lực trong công cuộc đổi mới, mà Đại hội VII, Đại hội VIII, Đại Hội IX và Đại hội X của Đảng ta đã chỉ ra. Công cuộc đổi mới càng đi vào chiều rộng và bề sâu thì những vấn đề mới nảy sinh càng nhiều và phức tạp. Quá trình dân chủ hoá các mặt của đời sống xã hội càng đƣợc mở rộng thì vấn đề tăng cƣờng pháp chế càng trở nên cấp thiết, đặc biết là đối với các cơ quan nhà nƣớc. Vậy nên tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc nói chung và tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về chứng thực nói riêng phải đảm bảo đƣợc tính pháp chế trong hoạt động quản lý. Nhà nƣớc quản lý hoạt động chứng thực chủ yếu bằng pháp luật, tạo môi trƣờng pháp lý, khung pháp luật cho hoạt động chứng thực. Thông qua pháp luật, Nhà nƣớc đảm bảo hoạt động chứng thực đúng các quy định của pháp luật, đúng định hƣớng, đảm bảo ổn định trật tự, công bằng xã hội, tùy tiện, vô nguyên tắc gây mất ổn định trật tự công bằng xã hội.

Đảm bảo tính pháp chế trong tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về chứng thực ở Việt Nam nói chung và tại thành phố Hà Nội nói riêng phải đƣợc tổ chức và thực hiện thống nhất ở các địa phƣơng bảo đảm công dân đều bình đẳng trƣớc pháp luật, mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải đƣợc xử lý nghiêm minh, không chấp nhận một đặc quyền đặc lợi hay ngoại lệ nào. Thực hiện nguyên tắc này là điều kiện quan trọng để xoá bỏ tƣ tƣởng cục bộ, bản vị, địa phƣơng chủ nghĩa, đảm bảo công bằng xã hội.

3.1.3 Phát huy vai trò của các công cụ quản lý nhà nước khác

Trong quản lý nhà nƣớc nói chung và quản lý nhà nƣớc về chứng thực nói riêng pháp luật giữ vị trí, vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên quản lý nhà nƣớc về chứng thực còn sử dụng nhiều công cụ khác, nhƣ: Chiến lƣợc, kế hoạch, công nghệ... Nếu không có các công cụ đó, hoặc các công cụ đó bị hạn chế thì sẽ ảnh hƣởng rất nhiều đến hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nƣớc. Có thể nói, các công cụ quản lý khác tạo ra các điều kiện thuận lợi cho quản lý

nhà nƣớc về chứng thực đƣợc thực hiện và thực hiện đạt hiệu quả cao hơn. Pháp luật, dù có hoàn thiện đến đâu cũng không thể thay thế đƣợc các công cụ quản lý nhà nƣớc khác.

Với vai trò quan trọng nhƣ vậy, tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về chứng thực phải đồng thời chú ý đúng mức đến việc phát huy vai trò của các công cụ quản lý khác. Nếu chúng ta tuyệt đối hóa vai trò của pháp luật, mà bỏ quên vai trò của các công cụ quản lý nhà nƣớc khác thì hiệu quả quản lý nhà nƣớc về chứng thực sẽ gặp khó khăn, hiệu quả thấp. Phát huy vai trò của các công cụ quản lý phải đƣợc chú ý toàn diện, đồng thời có sự tập trung vào những công cụ cơ bản đáp ứng những đòi hỏi mà thực trạng quản lý nhà nƣớc về chứng thực hiện nay đặt ra.

3.1.4 Hiện thực hóa quan điểm của Chương trình cải cách tổng thể nền hành chính nhà nước và Chương trình cải cách tư pháp

Với tính chất là một hoạt động thuộc lĩnh vực quản lý hành chính nhà nƣớc, việc tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về chứng thực phải hiện thực hoá quan điểm cải cách nền hành chính quốc gia theo mục tiêu đã đề ra trong Chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2011- 2020 là xây dựng một nền hành chính nhà nƣớc dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa dƣới sự lãnh đạo của Đảng.

Chứng thực là một hoạt động và là một thủ tục hành chính chủ yếu đƣợc thực hiện tại các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Vì thế, tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về chứng thực là yêu cầu của cải cách hành chính, cải cách tƣ pháp, vừa là một nội dung của cải cách hành chính, cải cách tƣ pháp, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Có thể xem mối quan hệ giữa tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về chứng thực với cải cách hành chính, cải cách tƣ pháp là mối quan hệ giữa bộ phận và toàn bộ, có sự tác động qua lại lẫn nhau, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất, toàn diện, tránh đƣợc sự mâu thuẫn trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo; khắc phục tình trạng thiếu đồng bộ, chắp vá, bị động, nặng về giải pháp tình thế trong quá trình thực hiện cải cách.

Mặt khác, chỉ khi đƣợc đặt trong nội dung tổng thể cải cách hành chính, cải cách tƣ pháp, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền của dân, do dân, vì dân, vấn đề tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về chứng thực mới đƣợc xem trọng đúng mức, góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, cải cách tƣ pháp theo kịp yêu cầu đổi mới nói chung, đặc biệt là đổi mới kinh tế; đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, phát huy dân chủ, củng cố lòng tin của ngƣời dân vào Nhà nƣớc, vào hệ thống chính trị và đƣờng lối đổi mới của Đảng, Nhà nƣớc ta.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chứng thực qua thực tiễn thành phố hà nội luận văn ths luật 60 38 01 01 (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)