Đáp ứng yêu cầu của hội nhập nền kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chứng thực qua thực tiễn thành phố hà nội luận văn ths luật 60 38 01 01 (Trang 92 - 93)

3.2 Mục tiêu của tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về chứng thực

3.2.5 Đáp ứng yêu cầu của hội nhập nền kinh tế quốc tế

Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị (5/1998) đã tạo ra bƣớc ngoặt trong đƣờng lối chính sách đối ngoại của Việt Nam. Các Đại hội tiếp theo từ Đại hội VII(1991), Đại hội VIII (1996), Đại hội IX (2001) đến Đại hội X (2006) đã quyết định đƣờng lối đối ngoại của Việt Nam là độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phƣơng hoá và đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nƣớc trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực.

Đại hội XI năm 2011 đã phát triển và bổ sung nâng cao vị thế của đất nƣớc; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nƣớc Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nƣớc trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của Hiến chƣơng Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.[33, tr.8]

Cho đến nay Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 180 nƣớc, trong đó có tất cả các nƣớc lớn, có quan hệ kinh tế với hơn 220 thị trƣờng nƣớc ngoài và là thành viên của nhiều tổ chúc và diễn đàn quốc tế. Khi thực hiện hội nhập thì cách thức và phƣơng thức quản lý nhà nƣớc sẽ phải thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế. Bởi không chỉ có điều kiện kinh tế - xã hội của đất nƣớc, đặc điểm tâm lý, truyền thống dân tộc, mà cả xu thế hội nhập quốc tế và khu vực cũng đang tác động mạnh mẽ đến vấn đề quản lý nhà nƣớc nói chung và quản lý nhà nƣớc về chứng thực nói riêng.

Thể chế quan điểm về hội nhập của Đảng, Nhà nƣớc, trong Quyết định số 172/QĐ-BTP ngày 20 tháng 01 năm 2012 của Bộ trƣởng Bộ Tƣ pháp về ban hành chƣơng trình công tác của ngành tƣ pháp năm 2012:

Xây dựng định hướng hợp tác quốc tế về pháp luật và tư pháp phục vụ quá trình hội nhập quốc tế của đất nước. Nâng cao năng lực, đảm bảo các điều kiện pháp lý để chủ động tham gia đàm phán các điều ước, thỏa thuận quốc tế và giải quyết tranh chấp dân sự, thương

Nhƣ vậy, tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc nói chung và tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về chứng thực nói riêng phải tính đến những tác động và yêu cầu thực tiễn của quá trình hội nhập, phải phản ánh đƣợc quá trình tăng cƣờng các quan hệ qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trong xu thế hội nhập, tạo khả năng phục vụ tích cực, hiệu quả các giao lƣu trong nƣớc và quốc tế. Yêu cầu này đòi hỏi trong quá trình xã hội hóa, phải nghiên cứu, học tập, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm tổ chức và hoạt động chứng thực trên thế giới, đặc biệt là kinh nghiệm xã hội hóa ở các nƣớc có nền kinh tế chuyển đổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chứng thực qua thực tiễn thành phố hà nội luận văn ths luật 60 38 01 01 (Trang 92 - 93)