ứng được yêu cầu nhiệm vụ
Theo quy định của pháp luật đất đai thì hệ thống VPĐK là cơ quan chịu trách nhiệm chính triển khai thực hiện việc đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp GCN.Điều kiện hoạt động của các VPĐK đã thành lập có rất nhiều khó khăn do thiếu cán bộ chun mơn (bình quân VPĐK cấp tỉnh có 15 cán bộ và cấp huyện có 5 cán bộ. Nhiều VPĐK cấp huyện đã thành lập hơn một năm nhưng cũng chỉ bố trí được 03 cán bộ). Mặt khác, trình độ chun mơn của cán bộ còn hạn chế do hầu hết mới được tuyển dụng; thiết bị kỹ thuật cần thiết cho hoạt động chuyên môn (máy đo đạc, máy photocopy và máy in A3) của cấp huyện hầu hết chưa được trạng bị; kinh phí cho hoạt động hàng năm chỉ được cấp từ ngân sách theo quỹ lương mà chưa được đầu tư đúng mức để bảo đảm hoạt động của một đơn vị sự nghiệp hành chính
công tự trang trải.
Do thiếu cán bộ nên các Phịng Tài ngun và Mơi trường hiện nay rất bị động khi thực hiện nhiệm vụ; chủ yếu mới thực hiện các công việc sự vụ, có tính chất cấp bách như cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai. Còn nhiệm vụ trọng tâm (cấp GCN và lập hồ sơ địa chính) lại triển khai chưa tốt. Cán bộ địa chính mỗi xã chỉ có một người, hầu hết chưa qua đào tạo về quản lý đất đai, lại phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác (thống kê, thủy lợi, giao thông…) và thường không ổn định, nhìn chung khơng đáp ứng khối lượng cơng việc về cấp GCN, lập hồ sơ địa chính và chỉnh lý biến động. Bên cạnh trình độ yếu kém thì vấn đề ý thức và trách nhiệm của cán bộ, công chức vẫn chưa thực sự quan tâm đúng mức, chưa coi trọng việc cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai; cịn để xảy ra tình trạng cán bộ, cơng chức cố tình gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức và người dân khi có nhu cầu làm các thủ tục hành chính về đất đai. Cán bộ cấp GCNQSDĐ không ổn định, thường kiêm nhiệm, một số hiểu không đúng, chưa đầy đủ quy định của pháp luật về đất đai, ngại trách nhiệm, không nhận thức được sự bức xúc và yêu cầu chính đáng của người dân.