- Đặt gel vào khay
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.5. SƠ ĐỒ DI TRUYỀN ALEN GEN KHÁNG Bph4 VÀ BphY
TRÊN NST SỐ 4
Hai gen BphY và bph4 cùng nằm trên nhiễm sắc thể số 4 và có khoảng cách di truyền là 25cM (Tài liệu tham khảo). Vì vậy, chúng tôi đưa ra sơ đồ di truyền (Sơ đồ 3.1) qua các phép lai như sau:
Sơ đồ 1: Sơ đồ di truyền các alen gen kháng bph4 và BphY
Chú thích: Ký hiệu locut gen kháng rầy bph4 trên NST số 4 Ký hiệu locut gen kháng rầy bph4 trên NST số 4 Ký hiệu locut alen không quy định tính kháng rầy với
các gen kháng trên NST số 4 x x Q5; KDđb x DG5 Q5; KD đbx CG9 Kiểu gen của F1 & BC1-3F1 được chọn lọc bằng CTPT Kiểu gen của các dòng quy tụ QT1F1 Kiểu gen của các dòng quy tụ QT1F2 1 2 3 4 x
Ở thế hệ lai F1, kiểu gen thu được là dị hợp tử về các gen kháng. Kiểu gen về tính kháng rầy quan tâm (bph4 và BphY) ở các quần thể BC thu được phân ly theo tỷ lệ 1:1 (1 đồng hợp tử về gen không kháng (có nguồn gốc từ giống nhận gen kháng (Q5 hay KD đb): 1 dị hợp tử về gen kháng (1 có nguồn gốc từ thể nhận gen kháng và 1 từ thể cho gen kháng (DG5 hay GC9))). Các kiểu gen kháng dị hợp ở BC1-3F1 được thu nhận để tiến hành cho các phép lai tiếp theo. Khi tiến hành lai giữa các thể dị hợp gen kháng ở BC3F1 có 2 nguồn gen kháng khác nhau của 2 phép lai song song với nhau, 3/4 kiểu gen thu đựơc có mang gen kháng, và mỗi gen kháng nằm trên 1 nhiễm sắc thể tương đồng. Kết quả của phép lai tự phối của các cá thể QT1F1 mang gen kháng cho một quần thể tự thụ có 3 kiểu gen kháng: đồng hợp tử về gen bph4, đồng hợp tử về gen BphY, dị hợp tử về 2 gen kháng
bph4 và BphY. Đặc biệt, vì 2 gen bph4 và BphY liên kết với nhau với tần số hoán vị 25%. Do đó, kiểu gen dị hợp về 2 gen kháng có thể xảy ra trường hợp 2 gen kháng này nằm trên cùng một NST với xác suất bằng tần số trao đổi chéo là 25%, do kết quả của sự trao đổi chéo giữa cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Đây là một nguồn vật liệu quý cho chọn tạo giống lúa kháng rầy nâu.