Kết quả chuyển gen kháng bph4 vào giống KDđb bằng lai hồi quy với sự trợ giúp của CTPT

Một phần của tài liệu Ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa kháng rầy nâu pdf (Trang 63 - 65)

- Đặt gel vào khay

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3.1.1. Kết quả chuyển gen kháng bph4 vào giống KDđb bằng lai hồi quy với sự trợ giúp của CTPT

quy với sự trợ giúp của CTPT

- Tiến hành tương tự như phép lai quy tụ bph4 vào Q5. Dùng KDđb làm mẹ để lai với dòngDG5, là dòng có gen lặn bph4, F1 thu được từ phép lai này được ký hiệu là F1KD. Chúng tôi tiến hành kiểm tra 90 cá thể lai ở F1KD, thu được 86 cá thể có kiểu gen dị hợp mang gen lặn bphY nhờ phân tích ADN bằng chỉ thị phân tử RM8213.

Chọn lọc các cá thể ở các dòng BC được tiến hành sau mỗi lần lai trở lại. Những dòng mang gen kháng và có kiểu hình về các đặc tính nông học giống KDđb và các biểu hiện tốt khác như đẻ nhánh tốt, góc lá đứng, số hạt trên bông nhiều, cổ bông khỏe... sẽ được chọn để tiếp tục lai quy tụ trong những thế hệ BC tiếp theo. Tuy nhiên, ở các thế hệ BC1-3F1KD , chúng tôi cũng không tiến hành đánh giá kiểu hình do các cá thể ở các dòng này đều có kiểu gen dị hợp tử về gen kháng bph4 và không biểu hiện tính kháng, do vậy cây sẽ chết nếu được đánh giá kiểu hình kháng rầy.

- Kết qủa kiểm tra sự có mặt cuả gen bph4 ở các cá thể BC3F1KD được thể hiện trên hình 3.7.

Qua kết quả phân tích ADN trên, chúng tôi rút ra nhận xét như sau: Những cây 3, 4, 8, 9, 11, 15, 16, 18, 19, 21, 22 cho băng đặc trưng của KDđb với mồi RM8213. Như vậy, có thể kết luận các cây 3, 4, 8, 9, 11, 15, 16, 18, 19, 21, 22 mang gen kháng bph4 với độ chính xác 99,87%.

Hình 3.7. Ảnh minh hoạ thí nghiệm chon lọc cá thể BC3F1KD mang gen kháng rầy bằng chỉ thị phân tử RM8213.

Giếng số1: KDđb mang băng chỉ thị cây nhiễm; Giếng số 2: DG5 mang băng chỉ thị liên kết gen kháng;

Giếng số 3-23: các cá thể BC3F1: cây 3, 4, 8, 9, 11, 15, 16, 18, 19, 21, 22 có phản ứng dương tính với mồi RM3735 . Những cây còn lại 5, 6, 7, 10, 12, 13, 14, 17, 20, 23có phản ứng âm tính với mồi RM3735.

3.3.1.2. Kết quả chuyển gen kháng bphY vào giống Q5 bằng lai hồi quy với sự trợ giúp của CTPT với sự trợ giúp của CTPT

- Chúng tôi tiến hành đồng thời các phép lai tương tự như KDđb xDG5 đối với cặp lai KDđb x CG9. Kết quả thu được 81 cá thể F1KG và 24 cá thể BC3F1KG . Chọn lọc kiểu gen được tiến hành ở sau mỗi thế hệ lai với chỉ thị RM3735 . Về kiểu gen, các dòng này mang kiểu dị hợp trội gen BphY.

Kết quả kiểm tra kiểu gen của các cá thể BC3F1KG bằng chỉ thị RM3735 được thể hiện trong hình 3.2.

Hình 3.8. Ảnh minh hoạ thí nghiệm chon lọc cá thể BC3F1-K-G mang gen kháng rầy bằng chỉ thị phân tử RM3735.

Giếng số1: Q5 mang băng chỉ thị cây nhiễm;

Giếng số 2: GC9 mang băng chỉ thị liên kết gen kháng;

Giếng số 3-23: các cá thể BC3F1-K-G: cây ...có phản ứng dương tính với mồi RM3735. Những cây còn lại ...có phản ứng âm tính với mồi RM3735.

Qua kết quả phân tích PCR với mồi RM3735 trên gel acrylamide cho thấy, trong số các dòng lúa nghiên cứu, có 11 dòng mang cả 2 băng ADN, 1 băng giống KDđb và một băng giống GC9. Mồi RM3735 có khoảng cách di truyền với gen bphY là 7,8cM. Như vậy, có thể kết luận các dòng 3, 4, 8, 9, 11, 15, 16, 18, 19, 21, 22 mang gen kháng BphY ở dạng dị hợp tử với độ chính xác 99,61%.

Một phần của tài liệu Ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa kháng rầy nâu pdf (Trang 63 - 65)