Kết quả chuyển gen kháng bphY vào giống Q5 bằng lai hồi quy với sự trợ giúp của CTPT

Một phần của tài liệu Ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa kháng rầy nâu pdf (Trang 57 - 58)

- Đặt gel vào khay

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3.1.2. Kết quả chuyển gen kháng bphY vào giống Q5 bằng lai hồi quy với sự trợ giúp của CTPT

với sự trợ giúp của CTPT

- Chúng tôi tiến hành đồng thời các phép lai tương tự như Q5 xDG5 đối với cặp lai Q5 x CG9. Kết quả thu được 81 cá thể F1QC và 24 cá thể BC3F1QG . Chọn lọc kiểu gen được tiến hành ở sau mỗi thế hệ lai với chỉ thị RM3735 . Về kiểu gen, các dòng này mang kiểu dị hợp trội gen BphY.

Kết quả kiểm tra kiểu gen của các cá thể BC3F1QG bằng chỉ thị RM3735 được thể hiện trong hình 3.2.

Qua kết quả phân tích PCR với mồi RM3735 trên gel acrylamide cho thấy, trong số các dòng lúa nghiên cứu, có 11 dòng mang cả 2 băng ADN, 1 băng giống Q5 và một băng giống GC9. Mồi RM3735 có khoảng cách di truyền với gen bphY là 7,8cM. Như vậy, có thể kết luận các dòng 3, 4, 8, 9, 11, 15, 16, 18, 19, 21, 22 mang gen kháng BphY ở dạng dị hợp tử với độ chính xác 99,61%. Do tỷ lệ trao đổi chéo giữa chỉ thị và gen BphY là 0,36%, nên chỉ thị này luôn di truyền với gen kháng BphY với tỷ lệ là 99,61%.

Hình 3.2. Ảnh minh hoạ thí nghiệm chon lọc cá thể BC3F1-Q-G mang gen kháng rầy bằng chỉ thị phân tử RM3735.

Giếng số1: Q5 mang băng chỉ thị cây nhiễm;

Giếng số 2: GC9 mang băng chỉ thị liên kết gen kháng;

Giếng số 3-23: các cá thể BC3F1: cây 3, 4, 8, 9, 11, 15, 16, 18, 19, 21, 22 có phản ứng dương tính với mồi RM8213 . Những cây còn lại 5, 6, 7, 10, 12, 13, 14, 17, 20, 23có phản ứng âm tính với mồi RM3735.

Một phần của tài liệu Ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa kháng rầy nâu pdf (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)