Kết quả chuyển gen kháng bph4 vào giống Q5 bằng lai hồi quy với sự trợ giúp của CTPT

Một phần của tài liệu Ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa kháng rầy nâu pdf (Trang 55 - 57)

- Đặt gel vào khay

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3.1.1. Kết quả chuyển gen kháng bph4 vào giống Q5 bằng lai hồi quy với sự trợ giúp của CTPT

với sự trợ giúp của CTPT

- Dùng Q5 làm mẹ để lai với dòng DG5, là dòng có gen lặn bph4, F1 thu được từ phép lai này được ký hiệu là F1QD. Chúng tôi tiến hành kiểm tra 100 cá thể lai ở F1QD, thu được 92 cá thể có kiểu gen dị hợp mang gen lặn bphY nhờ phân tích ADN bằng chỉ thị phân tử RM8213. Theo lý thuyết, F1 có kiểu gen đồng nhất. Sai khác tìm thấy trên có thể giải thích là do đã xảy ra tự thụ, nguyên nhân sai sót trong quá trình khử phấn. Bước kiểm tra này giúp xác định gen kháng lặn ở trạng thái dị hợp, loại bỏ các các thể tự phối do sai sót trong quá trình lai tạo mà không thể kiểm tra bằng kiểu hình. Vì nếu kiểm tra kiểu hình kháng rầy nâu ở F1, các cá thể mang gen kháng lặn ở trạng thái dị hợp này không biểu hiện tính kháng và sẽ bị chết ở giai đoạn này.

Hạt F1 QD được gieo để tiếp tục tiến hành lai trở lại với Q5 trong 3 thế hệ để thu được BC3F1QD, với mục đích duy trì nền di truyền ưu việt của giống Q5. Vì theo lý thuyết, tỷ lệ genome giống bố hoặc mẹ đạt tỷ lệ 1- (1/2)1+t sau t thế hệ lai quy hồi. Như vậy, sau 3 thế hệ lai quy hồi, tỷ lệ genome của con lai giống Q5 đạt tỷ lệ 1- (1/2)4 = 0,9375 hay 93,75% (R. Babu1, India, 2004). Cũng theo lý thuyết, tỷ lệ nội nhũ của phôi mầm ở con lai sau 3 thế hệ hồi quy cũng sẽ đạt được 93,75% giống với giống Q5 ban đầu (Trần Duy Quý, 1996).

Chọn lọc các cá thể ở các dòng BC được tiến hành sau mỗi lần lai trở lại. Những dòng mang gen kháng và có kiểu hình về các đặc tính sinh học giống Q5 sẽ được chọn để tiếp tục lai quy tụ trong những thế hệ BC tiếp theo. Tuy nhiên, ở các thế hệ BC1-3F1QD , chúng tôi không tiến hành đánh giá kiểu hình do các cá thể ở các dòng này đều có kiểu gen dị hợp tử về gen kháng bph4 và không biểu hiện tính kháng, do vậy cây sẽ chết nếu được đánh giá kiểu hình kháng rầy.

- Kết qủa kiểm tra sự có mặt cuả gen bph4 ở các cá thể BC3F1QD được thể hiện trên hình 3.1

Hình 3.1. Ảnh minh hoạ thí nghiệm chon lọc cá thể BC3F1 mang gen kháng rầy bằng chỉ thị phân tử RM8213.

Giếng số1: Q5 mang băng chỉ thị cây nhiễm;

Giếng số 3-23: các cá thể BC3F1: cây 3, 4, 8, 9, 11, 15, 16, 18, 19, 21, 22 có phản ứng dương tính với mồi RM8213 . Những cây còn lại 5, 6, 7, 10, 12, 13, 14, 17, 20, 23có phản ứng âm tính với mồi RM8213.

Qua kết quả phân tích ADN trên, chúng tôi rút ra nhận xét như sau: Những cây 3, 4, 8, 9, 11, 15, 16, 18, 19, 21, 22 cho băng có kích thước ... với mồi RM8213. Mồi này có khoảng cách di truyền với gen bph4 là 3,6cM. Như vậy, có thể kết luận các cây 3, 4, 8, 9, 11, 15, 16, 18, 19, 21, 22 mang gen kháng bph4 với độ chính xác 99,87%. Do tỷ lệ trao đổi chéo giữa chỉ thị và gen bph4 là 0,36%, nên chỉ thị này luôn di truyền với gen kháng bph4 với tỷ lệ là 99,87%.

Một phần của tài liệu Ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa kháng rầy nâu pdf (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)