Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật bảo hiểm hưu trí tự nguyện ở việt nam (Trang 60 - 65)

thực hiện pháp luật bảo hiểm hưu trí tự nguyện ở Việt Nam

Hiện nay, các quy định về BHHT tự nguyện ở Việt Nam vẫn còn những bất cập: số người hưởng BHXH một lần tăng nhanh; các quy định về điều kiện thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng chế độ hưu trí còn thiếu linh hoạt đồng thời phải điều chỉnh cách tính lương hưu theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững.

Sửa đổi điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo hướng giảm dần số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí từ 20 năm xuống 15 năm, hướng tới còn 10 năm với mức hưởng được tính toán phù hợp nhằm tạo điều kiện cho người lao động về hưu, có số năm tham gia bảo hiểm xã hội thấp được tiếp cận và thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm xã hội. Cần tiếp tục rà soát, sửa đổi, hoàn thiện cách tính lương hưu, bảo đảm công bằng giữa nam và nữ, giữa khu vực chính thức và khu vực phi chính thức, nông nghiệp; kết hợp hài hoà các nguyên tắc đóng - hưởng và chia sẻ giữa người có mức lương cao với người có mức lương thấp để thu hẹp khoảng cách về thu nhập trong các đối tượng hưởng bảo hiểm hưu trí. Những bất cập của pháp luật BHHT tự nguyện hiện hành cần phải sớm khắc phục nhằm đảm bảo tính khả thi trong tổ chức thực hiện, tạo sự đồng thuận cao của nhân dân.

Bên cạnh đó cần bảo đảm thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Hiến pháp năm 2013 được xem là cơ sở pháp lý cao nhất công nhận quyền được hưởng ASXH của công dân và

khẳng định trách nhiệm của Nhà nước đối với việc phát triển hệ thống ASXH nói chung, và hoàn thiện pháp luật về BHHT tự nguyện nói riêng. Bên cạnh đó, có một loạt các văn bản quan trọng mang tính định hướng, chỉ đạo về BHXH nói chung và BHHT tự nguyện nói riêng. Trong đó, tại Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/06/2012, Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Đảng quyết tâm tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia BHXH, nhất là BHXH tự nguyện; phấn đấu đến năm 2020, có khoảng 50% LLLĐ tham gia BHXH. Nhà nước cần xây dựng chính sách cụ thể để khuyến khích người dân tham gia BHXH tự nguyện, đẩy mạnh tuyên truyền để người dân thấy được lợi ích lâu dài của BHXH tự nguyện khi tham gia, việc thu nộp BHXH tự nguyện cần phải có cách làm linh hoạt và phù hợp với từng đối tượng.

Trải qua hơn 30 năm đổi mới đất nước theo đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với những thành tựu đạt được về kinh tế, như kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng ngày càng hợp lý, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, đời sống nhân dân từng bước được nâng lên, ... Đảng và Nhà nước cũng ban hành nhiều chính sách nhằm thực hiện tốt quyền được hưởng an sinh xã hội của nhân dân. Trong các kỳ đại hội, Đảng và Nhà nước thường xuyên nhấn mạnh vai trò của chính sách bảo hiểm xã hội và quyết tâm của Đảng trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội. Chăm sóc và phát huy vai trò, kinh nghiệm quý giá của NLĐ khi hết tuổi lao động luôn là những định hướng chính sách mà Đảng và Nhà nước quan tâm và thực hiện trong các giai đoạn phát triển của đất nước.

Theo đánh giá, tốc độ phát triển người tham gia BHXH tự nguyện còn rất chậm, nguyên nhân được chỉ ra là do Luật BHXH chưa bao phủ hết đối tượng có khả năng tham gia BHXH bắt buộc như chủ hộ kinh doanh cá thể, người quản lý doanh nghiệp, điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương;

quy định của pháp luật về BHXH thì trước năm 2018 người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng chưa thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nên trước năm 2018 những người lao động làm việc theo hình thức hợp đồng này chưa tham gia BHXH.

Bên cạnh đó, từ năm 2008 đến hết năm 2017 người dân tham gia BHXH tự nguyện chưa được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng BHXH; quy định về điều kiện thời gian đóng BHXH để được hưởng lương hưu khá khắt khe (phải đủ 20 năm) dẫn đến tình trạng nhiều người có thời gian đóng BHXH dài, thậm chí gần đủ 20 năm nhưng vẫn rời khỏi hệ thống bằng việc hưởng BHXH một lần mà không đóng tiếp để hưởng lương hưu; chính sách BHXH tự nguyện chỉ thực hiện hai chế độ là hưu trí, tử tuất nên chưa đáp ứng được nhu cầu của những người có khả năng tham gia nhiều chế độ hơn; công tác tổ chức dịch vụ về BHXH để người dân tiếp cận chưa hấp dẫn, đặc biệt ở nông thôn, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa...

Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII của Đảng đã thông qua Nghị quyết 28/NQ-TW ngày 23/5/2018 về cải cách chính sách BHXH khẳng định mục tiêu cải cách chính sách BHXH để bảo hiểm xã hội thực sự là một trụ cột chính của hệ thống ASXH, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ BHXH, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân (tức là những người từ đủ 15 tuổi trở lên có khả năng lao động, tham gia lao động có thu nhập). Phát triển hệ thống BHXH linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và thực hiện chính sách BHXH tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả, tin cậy và minh bạch. Thực hiện tốt chính sách BHXH là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và của mỗi người dân.

Căn cứ vào quan điểm chủ trương của Đảng và Nhà nước ta đẩy mạnh phát triển đối tượng tham gia BHXH theo tinh thần của các Nghị quyết số 15- NQ/TW ngày 01/06/2012, Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012, Nghị quyết 28/NQ-TW ngày 23/5/2018. Quan điểm phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trong thời gian tới:

- Tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia BHXH, nhất là BHXH tự nguyện tạo điều kiện đê người cao tuổi hưởng lương hưu và chăm sóc y tế, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân.

- Xây dựng chính sách khuyến khích người lao động tham gia vào chính sách BHXH tự nguyện.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đặc biệt hình thức tuyên truyền trực tiếp với người dân, người lao động.

- Việc thu nộp BHXH tự nguyện cần phải có cách làm linh hoạt và phù hợp với từng đối tượng.

- Phát triển hệ thống BHXH linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại nhằm phục vụ tốt hơn đối với người dân.

- Thực hiện tốt chính sách BHXH là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và của mỗi người dân.

Ngày 8/10/2018, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 125/NQ-CP thống nhất Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH đã yêu cầu các cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm chủ động tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp một cách đồng bộ, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm với lộ trình phù hợp và quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả.

Các Nghị quyết của Đảng và Chính phủ thể hiện sự quyết tâm chính trị của Đảng, hành động thiết thực của Chính phủ và sự vào cuộc của tổ chức

chính trị xã hội để chăm lo đời sống tinh thần cho người dân thông qua chính sách BHXH, mở rộng diện bao phủ, tiến tới BHXH toàn dân.

Theo mục tiêu trong Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 về cải cách chính sách BHXH: Đến năm 2021, phấn đấu có khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, trong đó BHXH tự nguyện chiếm khoảng 1% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 45% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hàng tháng, trợ cấp xã hội.

Đến năm 2030 có khoảng 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, trong đó BHXH tự nguyện chiếm khoảng 5% lực lượng lao động trong độ tuổi; 60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hàng tháng và trợ cấp xã hội.

Để thực hiện mục tiêu đề ra, ngành BHXH đang nỗ lực thực hiện cải cách chính sách BHXH, trong đó từng bước phát triển hệ thống BHXH linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc đóng, hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững. Tổ chức thực hiện tốt chế độ BXHH tự nguyện có sự hỗ trợ của Nhà nước, giải quyết, chi trả các chế độ BHXH kịp thời, đầy đủ đến người tham gia; đơn giản hóa quy trình, thủ tục tham gia; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho NLĐ tiếp cận dịch vụ BHXH qua việc đa dạng các dịch vụ đóng, hưởng thông qua hệ thống dịch vụ viễn thông, ngân hàng...

Ngoài ra cũng cần phải bảo đảm phù hợp với pháp luật quốc tế và các quốc gia trên thế giới. Theo thông lệ quốc tế, với mô hình bảo hiểm như ở Việt Nam hiện nay, để hưởng lương hưu trong 20 năm thì thời gian đóng góp bình quân ít nhất 40 năm mới đủ bảo đảm cân đối quỹ hưu trí. Nhưng trên thực thế, bình quân người tham gia BHXH đóng góp trong 28 năm với tỷ lệ 22% vào quỹ hưu trí nhưng hưởng lương hưu bình quân 25 năm với tỷ lệ lên tới 70,1%. Bên cạnh đó, theo thống kê của BHXH Việt Nam cũng cho

thấy, tỷ lệ hưởng lương hưu trên số năm đóng khá cao (cao nhất hưởng 75% - tương ứng tỷ lệ tích luỹ 2,14% cho mỗi năm đóng góp với nam và 2,5% đối với nữ) và tỷ lệ này cao hơn nhiều so các nước trong khu vực và trên thế giới, được ILO đánh giá thuộc loại “hào phóng” nhất thế giới. Hơn nữa, hiện mức trần đóng BHXH quá cao bởi mức tiền lương tháng đóng BHXH tối đa bằng 20 lần mức lương cơ sở (tương đương 6 lần mức tiền lương trung bình tháng đóng BHXH).

Trong khi đó, mức đóng theo khuyến nghị của ILO nên ở mức không quá 10 lần mức lương cơ sở như một số quốc gia khác trong khu vực. Do đó, khoản thu BHXH hiện nay là khoản nợ tiềm ẩn trong tương lai, với sự mất cân đối đóng - hưởng; mức đóng càng cao, gánh nặng Nhà nước trong tương lai càng lớn [11]. Vì vậy, các quy định về BHXH nói chung, BHHT tự nguyện của Việt Nam nói riêng cần phải sửa đổi cho phù hợp với các quy định của quốc tế và xu thế hội nhập nhằm đảm bảo tính khả thi trong việc tổ chức thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật bảo hiểm hưu trí tự nguyện ở việt nam (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)