Một số tồn tại, hạn chế của bảo hiểm hưu trí tự nguyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật bảo hiểm hưu trí tự nguyện ở việt nam (Trang 52 - 55)

2.3. Thực trạng thi hành pháp luật về bảo hiểm hưu trí tự nguyện

2.3.2. Một số tồn tại, hạn chế của bảo hiểm hưu trí tự nguyện

Bên cạnh những kết quả đạt được trong việc thực hiện chế độ hưu trí ở nước ta còn một số tồn tại, hạn chế sau:

Về quy định pháp luật

Thứ nhất, tỷ lệ tham gia còn thấp, độ bao phủ tăng chậm: Mặc dù về

mặt chính sách BHXH đã bao phủ toàn bộ lực lượng lao động, tuy nhiên việc phát triển đối tượng tham gia BHXH trên thực tế còn rất hạn chế, tốc độ phát triển dưới mức tiềm năng. Năm 2007 số người tham gia là 7.429.002 người, đến năm 2017 là 13.818.998 người, chiếm khoảng 28,97% lực lượng lao động trong độ tuổi lao động, bình quân giai đoạn 2007-2017 mỗi năm tăng 6,5% và tốc độ tăng đang có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây: Năm 2016 tăng 6,3% so với năm 2015; năm 2017 tăng 5,76% so với năm 2016. Như vậy, sau 10 năm, đối tượng tham gia BHXH tăng 6.389.887 người (trung bình khoảng 639 nghìn người/năm) là khá khiêm tốn, tiềm năng để phát triển đối tượng tham gia BHXH trên số người thuộc lực lượng lao động còn lại là rất lớn nhưng tốc độ gia tăng bình quân chỉ khoảng 6,5%, chưa xứng với tiềm năng và chính sách mở rộng diện bao phủ BHXH của Đảng và Nhà nước.

Trong năm 2019, việc phát triển người tham gia BHXH tự nguyện đã đạt được kết quả vượt bậc. Số người tham gia tăng mới trong năm 2019 đã bằng tổng số người vận động được của 10 năm trước đó. Tính đến hết năm 2019, toàn quốc có 551.000 người tham gia BHXH tự nguyện, tăng 281.000 người so với năm 2018. Đây là con số ấn tượng, có sự gia tăng đột biến, bởi

chỉ tính riêng số người tăng mới trong năm 2019 đã gần bằng kết quả 10 năm thực hiện chính sách này từ năm 2008 đến năm 2018. Cụ thể, năm 2008, năm đầu tiên thực hiện chính sách BHXH tự nguyện, toàn quốc mới chỉ có 6.000 người tham gia, đến hết năm 2018 con số này là 270.000 người.

Tuy nhiên, BHXH Việt Nam cũng nhận thấy, hiện cả nước còn khoảng 30 triệu người chưa tham gia BHXH. Mặc dù số người tham gia BHXH tự nguyện tăng nhanh, nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Việc vận động người dân tham gia đang còn không ít khó khăn, thách thức. Nguyên nhân là do chính sách BHXH tự nguyện chưa thật sự hấp dẫn với người lao động tự do có mức thu nhập thấp, bấp bênh, trong khi thời gian đóng tối thiểu để hưởng lương hưu dài (20 năm). Mức hỗ trợ của Nhà nước còn hạn chế, chưa có cơ chế hoa hồng đủ sức hấp dẫn các đại lý thu… Năm 2020 được xác định sẽ là năm bản lề quan trọng để đạt mục tiêu đầu tiên về BHXH tự nguyện trong Nghị quyết số 28-NQ/TW với định hướng chính trị thực hiện “BHXH toàn dân”.

Với tốc độ gia tăng đối tượng tham gia BHXH như các năm qua, nếu không có các giải pháp đột phá thì rất khó đạt được mục tiêu đến năm 2020 có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH và đặc biệt, với tốc độ già hóa dân số ở Việt Nam như hiện nay thì trong tương lai không xa sẽ có rất nhiều người già không có lương hưu đồng nghĩa với việc không có thu nhập đảm bảo cuộc sống cho bản thân, tạo nên gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Thứ hai, về chênh lệch đóng - hưởng thì khác với bảo hiểm thương mại

và BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện là một chính sách an sinh xã hội nhằm khuyến khích sự tham gia và hưởng lợi của người lao động khu vực phi chính thức. Đây là một chính sách ưu việt và nhân văn, nhưng đến nay số người tham gia vẫn còn hạn chế.

tham gia BHXH tự nguyện, tăng 100 nghìn người so với năm 2018. Mặc dù vậy, con số này còn rất nhỏ nếu so với khoảng 18 triệu lao động trong khu vực phi chính thức hiện nay.

Theo Khoản 2, Điều 4, Luật BHXH 2014, người tham gia BHXH tự nguyện 2019 được hưởng 2 chế độ: Hưu trí và tử tuất. Với các chế độ này, người tham gia có thể bảo đảm cuộc sống cho mình khi không thể tiếp tục làm việc.

Tuy nhiên, có thể thấy, so với chế độ BHXH bắt buộc có tới 5 chế độ, người tham gia BHXH tự nguyện 2019 được hưởng ít quyền lợi hơn, bởi không có chế độ ốm đau, thai sản, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động.

Sự khác biệt này tạo ra chênh lệch trong việc đóng - hưởng và giảm tính hấp dẫn của BHXH tự nguyện. Trong khi mức hỗ trợ của Nhà nước cũng chưa thực sự cao để thu hút hơn nữa người lao động tham gia.

Hiện nay, mọi công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì đều có thể tham gia BHXH tự nguyện. Cụ thể, mức đóng năm 2019 bằng 22% mức thu nhập do người lao động lựa chọn. Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn (700.000 đồng) và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở (27.800.000 đồng). Do đó, mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất là 154.000 đồng/tháng và mức đóng cao nhất là 6.116.000 đồng/tháng.

Trong vòng 20 năm, khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi thì được nhận lương hưu, nếu người lao động đóng 22% trên mức thấp nhất là chuẩn hộ nghèo hằng tháng thì khi về hưu sẽ được nhận lương hưu mỗi tháng khoảng 400.000 đồng. Tiền lương hưu này cũng được điều chỉnh tăng theo quy định về chính sách tiền lương của Nhà nước.

Trong công tác thực hiện

nhiều đổi mới nhưng chưa thường xuyên liên tục và sâu rộng nên người dân chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng và lợi ích lâu dài của chính sách BHXH. Thêm vào đó, mức thu nhập còn thấp và không ổn định chính là nguyên nhân dẫn tới việc phát triển BHXH tự nguyện còn hạn chế. Bên cạnh đó, cũng phải thừa nhận rằng, kiến thức, kinh nghiệm về BHXH tự nguyện của các đại lý thu còn hạn chế khiến việc tuyên truyền, khai thác đối tượng tham gia gặp khó khăn. Trong khi đó, hoạt động tư vấn của hãng bảo hiểm thương mại lại được thực hiện một cách tận tâm, nhiệt tình với những chính sách hấp dẫn khiến nhiều người dân đã lựa chọn bảo hiểm nhân thọ thay vì tham gia BHXH tự nguyện.

Thứ hai, tình hình nợ quỹ BHXH đang còn một số tồn tại ở nhiều tỉnh,

thành phố. Có thể xem đây là một trong những khó khăn gây ảnh hưởng, khó khăn đến công tác thu và thực hiện các chính sách bảo hiểm hưu trí của BHXH trên cả nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật bảo hiểm hưu trí tự nguyện ở việt nam (Trang 52 - 55)