Pháp luật về bảo hiểm hưu trí của một số quốc gia trên thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật bảo hiểm hưu trí tự nguyện ở việt nam (Trang 27 - 32)

và gợi mở cho Việt Nam

Pháp luật về BHHT của một số quốc gia trên thế giới

Để có thể xây dựng và hoàn thiện pháp luật theo hướng phù hợp thì việc tìm hiểu và học hỏi những kinh nghiệm về lĩnh vực bảo hiểm hưu trí từ các nước khác trên thế giới là điều vô cùng cần thiết. Việc nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích các quy định pháp luật của các quốc gia trên thế giới dựa trên các đánh giá tích cực, được kiểm tra từ Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) như Trung Quốc, Pháp....

Tại Trung quốc [17]

Hệ thống BHXH của Trung Quốc bao gồm có 5 bộ phận BHHT, BHTN, BHYT, bảo hiểm tai nạn lao động và bảo hiểm thai sản; trong đó BHHT là loại hình quan trọng trong chính sách ASXH của Trung Quốc. Bên cạnh thực hiện chế độ BHHT bắt buộc, thì trong những năm qua Trung Quốc đã thực hiện chế độ BHHT tự nguyện bao gồm BHHT bổ sung và BHXH đối với nông dân.

Đối với BHHT bổ sung, Trung Quốc thực hiện từ năm 1991, đây là một hình thức bảo hiểm tự nguyện được bổ sung vào chế độ BHXH bắt buộc nhằm bảo đảm cho người nghỉ hưu có được mức trợ cấp cao hơn. Tại các doanh nghiệp có quỹ hưu trí bổ sung trong đó NSDLĐ đóng 8% tổng quỹ lương, NLĐ đóng 4% thu nhập. Quỹ này được chính quyền giao cho các nhà đầu tư tài chính có uy tín và chuyên nghiệp. Khi NLĐ đến tuổi nghỉ hưu có thể lĩnh tiền hàng tháng hoặc một lần từ tài khoản của bản thân. BHHT tự nguyện của Trung Quốc áp dụng cho tất cả mọi người sống ở vùng nông thông trên 16 tuổi đều có quyền tham gia nếu chưa tham gia BHHT bắt buộc.

Nguồn quỹ hình thành dựa trên 3 nguồn là đóng góp cá nhân, hỗ trợ của tập thể và trợ cấp của Chính phủ.

Mức nộp phí cá nhân và tiền hỗ trợ của tập thể đều thuộc sở hữu cá nhân. Mức đóng hay tỷ lệ đóng do NLĐ tự chọn. Các hợp tác xã cũng khuyến khích NLĐ tham gia quỹ và đóng góp với mức tương ứng của hợp tác xã

Việc đóng góp của NLĐ là hoàn toàn tự nguyện, không hạn chế tuổi tác và có thể đóng nhiều lần, hoặc có thể được đóng một lần, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi người.

NLĐ được nhận lương hưu khi 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ. Mức lương hàng tháng được xác định trên cơ sở lấy tổng số tiền đóng

việc. NLĐ cũng có thể nhận một lần toàn bộ số tiền nếu mức nhận hàng tháng quá thấp.

Trong quá trình đóng, NLĐ có thể nhận lại số tiền đóng góp của mình trong các trường hợp như phải di chuyển sang tỉnh khác hoặc có lý do chinh đáng nhưng chỉ chỉ được nhận lại số tiền bản thân đã đóng còn phần của hợp tác xã thì không được nhận lại. Giữa các cấp có mối liên hệ chặt chẽ và thường xuyên có sự trao đổi, nhờ đó đã góp phần thúc đẩy hoạt động của chương trình về BHHT tự nguyện.

Qua đó có thể thấy, NLĐ tham gia BHHT tự nguyện sẽ có sự đảm bảo nhất định trong hoàn cảnh nhiều NLĐ còn có thu nhập thấp và không ổn định, góp phần hạn chế gia tăng dân số và thay đổi quan niệm truyền thống người già sống dựa vào con cái ở Trung Quốc.

Tại Pháp

BHXH tự nguyện ở Pháp bảo gồm các chế độ hưu trí; ốm đau, sinh đẻ, bệnh tật; tai nạn nghề nghiệp; thất nghiệp và trợ cấp gia đình. Người tham gia hoàn toàn tự nguyện.

Quỹ được hình thành trên cơ sở đóng góp của người tham gia bảo hiểm và được Nhà nước hỗ trợ khi cần thiết. Quản lý quỹ được thực hiện theo cơ chế tự quản do người tham gia tự bầu ra đại diện cho mình. Các quỹ trung ương thực hiện chính sách điều phố chung dưới sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị. Về hình thức đóng góp, để phù hợp với đặc điểm thu nhập đa dạng của đối tượng tham gia, BHXH đã tính toàn mức đóng và quy ra điểm, tương đương với một giá trị nhất định. Mỗi điểm tại các thời điểm có giá trị khác nhau, tùy thuộc vào giá trị đồng tiền tại thời điểm tính và tổng số tiền dự tính cơ quan BHXH có thể thu được trong năm.

lẫn tài chính. Với mô hình đa trụ cột, tại Pháp có nhiều tổ chức khác nhau tham gia quản lý các chương trình trong đó có Quỹ hưu trí quốc gia; Quỹ hưu trí dành cho người tự tạo việc làm; Hiệp hội quỹ hưu trí bổ sung....

Gợi mở cho Việt Nam

Thứ nhất, chúng ta có thể học hỏi về cách quản lý và đầu tư Quỹ

BHHT. Cơ quan đầu tư của chế độ trợ cấp hưu trí hoạt động độc lập, các cơ quan này sẽ kêu gọi các chuyên gia cao cấp để đầy tư trong các thị trường tài chính. Cơ quan này chịu trách nhiệm trước công chúng và sẽ báo cáo định kỳ về hiệu quả đầu tư. Ở Việt Nam thì do cơ quan BHXH quản lý, là cơ quan do Nhà nước quan lý nên quỹ BHXH không được quản lý đầu tư tốt, nợ đọng quỹ còn cao làm ảnh hưởng đến quỹ BHXH.

Thứ hai, mở rộng và tăng cường chế độ BHHT tự nguyện cho NLĐ.

Nước ta có nguồn lao động lớn nhưng chủ yếu là lao động phổ thông nên thường không có công việc ổn định, đa số làm theo thời vụ. Đây chính là nguyên nhân mà đối tượng lao động này không được tham gia đóng BHXH bắt buộc

Thứ ba, hệ thống hưu trí của Pháp rất phức tạp (47 quỹ) do nhiều cơ

quan thực hiện nên phân tán, khó quản lý, nguồn tài chính các quỹ đều khó có khả năng cân đối thu chi, nguồn NSNN phải bù cho chi trả rất lớn và gia tăng qua các năm. Hiện nay nước Pháp muốn sáp nhập các quỹ nhưng rất khó. Từ hạn chế của hệ thống hưu trí nước Pháp cho thấy quỹ BHHT phải được quản lý tập trung thống nhất, độc lập với ngân sách để giảm gánh nặng cho NSNN.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận về bảo hiểm hưu trí tự nguyện. Mục đích của nghiên cứu này là nhằm tạo cơ sở để giải quyết các nội dung trong những chương tiếp theo. Qua việc nghiên cứu, chương 1 rút ra các kết luận sau đây:

1. Bảo hiểm hưu trí tự nguyện là sự kết hợp giữa quyền lợi hưu trí và quyền lợi bảo hiểm rủi ro, được hoạt động theo cơ chế “đóng-hưởng”, người lao động và doanh nghiệp có thể thỏa thuận mức đóng góp để đạt được quyền lợi hưu trí sau khi nghỉ hưu theo mong muốn mà không bị ràng buộc mức đóng cố định và thời gian đóng tối thiểu.

2. Pháp luật về bảo hiểm hưu trí tự nguyện được làm rõ thông qua việc nghiên cứu khái niệm, các nguyên tắc, nội dung pháp luật về bảo hiểm hưu trí tự nguyện. Ngoài ra còn tìm hiểu pháp luật của một số nước trên thế giới để từ đó đưa ra các gợi mở giúp Việt Nam có thể hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hiểm hưu trí tự nguyện.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM HƯU TRÍ VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật bảo hiểm hưu trí tự nguyện ở việt nam (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)