2.2. Thực trạng của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hiểm
2.2.3. Các chế độ bảo hiểm hưu trí tự nguyện
Nghị quyết 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội do Bộ Chính trị ban hành đã thay có nhiều thay đổi liên quan đến bảo hiểm xã hội
nói chung và chế độ hưu trí nói riêng. Một trong những nội dung của cải cách được đề ra tại Nghị quyết này là xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng. Gồm:
- Trợ cấp hưu trí xã hội: Nhà nước cung cấp một khoản trợ cấp cho
những người cao tuổi không có lương hưu hoặc không có bảo hiểm xã hội hàng tháng;
- Bảo hiểm xã hội cơ bản: Gồm bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm
xã hội tự nguyện như hiện nay;
- Bảo hiểm hưu trí bổ sung: Làchế độ hưu trí tự nguyện theo nguyên
tắc thị trường.
Có thể thấy, chế độ hưu trí tự nguyện là một chính sách bảo hiểm hoàn toàn mới, cho phép người sử dụng lao động và người lao động có thể tham gia đóng góp với mức đóng góp dựa trên nguyên tắc thị trường.
Đây cũng chính là cơ hội để người lao động có thể nhận được mức lương hưu cao hơn với mức thông thường. Hiện nay, người lao động đủ tuổi nghỉ hưu và đủ 20 năm tham gia bảo hiểm xã hội thì cũng chỉ được hưởng tối đa 75% bình quân tiền lương hoặc thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Chỉ cần đóng bảo hiểm 10 năm cũng được hưởng lương hưu
Nếu đã nói ở trên, nếu như hiện nay, người lao động có đủ 20 năm tham gia bảo hiểm xã hội thì mới được hưởng lương hưu. Tuy nhiên, theo định hướng của Bộ Chính trị tại Nghị quyết 28, sắp tới, thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu sẽ được điều chỉnh theo hướng linh hoạt hơn.
Cụ thể: Sẽ giảm dần số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm, hướng tới còn 10 năm với mức hưởng được tính toán phù hợp.
Việc điều chỉnh này nhằm tạo điều kiện cho người lao động cao tuổi, có số năm tham gia BHXH thấp vẫn được tiếp cận và thụ hưởng quyền lợi
BHXH.
Tăng tỷ lệ giảm trừ lương hưu với người nghỉ hưu trước tuổi
Hiện nay, theo quy định tại Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội:
Đối với người nghỉ hưu trước tuổi, mức lương hưu hàng tháng cũng được tính theo công thức: Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng x Bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Sau đó, cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
Theo định hướng của Nghị quyết 28, thời gian tới sẽ tăng tỉ lệ giảm trừ tiền lương hưu đối với người lao động muốn nhận chế độ hưu trí sớm, nhằm khuyến khích người lao động tham gia bảo hiểm xã hội thời gian dài hơn.
Trên đây là nội dung liên quan đến chế độ bảo hiểm hưu trí tự nguyện gắn liền với việc cải cách chế độ hưu trí theo Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị. Trong đó, đáng chú ý nhất là tạo thêm cơ hội để người lao động hưởng lương hưu cao hơn bằng cách bổ sung chế độ hưu trí tự nguyện.
Chế độ lương hưu hằng tháng: Mức lương hưu hằng tháng của NLĐ được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính tương tự như đối với người tham gia BHXH bắt buộc và được tính như sau:
+ Đối với người nghỉ hưu từ ngày 01/01/2016 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018: Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%;
+ Đối với người nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi:
Đối với nữ: Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45%
mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;
Đối với nam: Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH tương ứng với số năm đóng BHXH: nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%:
Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH: Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đã đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng BHXH. Trong đó thu nhập tháng đã đóng BHXH được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ. Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định thì mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được tính như đã nêu ở trên, trong đó thu nhập tháng đã đóng BHXH theo phương thức đóng một lần cho những năm còn thiếu nhận mức điều chỉnh bằng một.
Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cũng như quy định đối với BHHT bắt buộc, NLĐ có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
Chế độ bảo hiểm xã hội một lần: Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội
một lần: NLĐ được hưởng BHXH một lần khi có yêu cầu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Đủ điều kiện về tuổi nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH mà không tiếp tục tham gia BHXH;
- Ra nước ngoài để định cư;
BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH;
- Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014 và bằng 02 tháng cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi. Đối với trường hợp đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
Mức hưởng BHXH một lần của đối tượng được Nhà nước hỗ trợ không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện, trừ trường hợp người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
Một số quy định khác khi hưởng lương hưu (bảo lưu thời gian đóng BHXH, tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, đang hưởng lương hưu ra nước ngoài để định cư, điều chỉnh tiền lương, trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất một lần) được quy định tương tự như đối với chế độ hưu trí bắt buộc.