Lược sử quá trình hình thành và phát triển pháp luật về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật bảo hiểm hưu trí tự nguyện ở việt nam (Trang 32 - 37)

hiểm hưu trí tự nguyện ở Việt Nam

Ở Việt Nam, BHXH đã xuất hiện vào những năm 30 của thế kỷ XX với một số chế độ được áp dụng cho đối tượng làm việc, phục vụ trong bộ máy hành chính, quân đội của Pháp. Đến năm 1941, trong 10 chính sách của Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp soạn thảo, vấn đề bảo hiểm xã hội (BHXH) được đề cập khá toàn diện: “Đối với công nhân ngày làm việc 8 giờ; định tiền lương tối thiểu; cứu tế thất nghiệp; xã hội bảo hiểm;… lập các giấy giao kèo giữa chủ và thợ, công nhân già có lương hưu trí….”. Những định hướng về chính sách BHXH của buổi đầu sơ khai này đã mang đậm ý nghĩa nhân văn sâu sắc và cao đẹp, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, công tác BHXH trở thành nhiệm vụ trực tiếp của Nhà nước cách mạng. Ngày 1/11/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh số 54 quy định về điều kiện hưu cho công chức các ngạch; tiếp theo đó từ năm 1945 đến 1950 Nhà nước ta đã ban hành nhiều Sắc lệnh quy định chế độ cho công nhân, viên chức khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, già yếu, từ trần. Thời kỳ này, các cơ quan quản lý sử dụng cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước đồng thời là cơ quan thực hiện các chế độ BHXH.

Sau Đại hội lần thứ VI của Đảng, nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, quan hệ lao động theo cơ chế mới cũng từng bước được hình thành. Đây chính là yêu cầu hết sức khách quan đòi hỏi Nhà nước phải cải cách các chính sách xã hội trong đó có chính sách BHXH. Ngày 30/6/1994 Quốc hội nước ta

thông qua Bộ Luật Lao động có chương XII quy định về BHXH bắt buộc. Đã đánh dấu sự đổi mới của chính sách pháp luật về BHXH ở nước ta phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thi hành Bộ Luật Lao động, ngày 26/1/1995 Chính phủ ban hành Nghị định số 12 quy định các chế độ BHXH đối với cán bộ, công chức và người lao động trong các thành phần kinh tế và Nghị định số 45 ngày 15/7/1995 quy định các chế độ BHXH đối với lực lượng vũ trang.

Để thực hiện tốt chính sách BHXH, ngày 16/2/1995, Chính Phủ ban hành Nghị định số 19 thành lập BHXH Việt Nam trên cơ sở thống nhất các tổ chức BHXH ở Trung ương và địa phương thuộc hệ thống Lao động - Thương binh & Xã hội và Liên đoàn Lao động với chức năng, nhiệm vụ chính là quản lý thu, chi và thực hiện chế độ chính sách cho BHXH. Thực hiện tiến trình cải cách hành chính của Chính phủ, ngày 24/1/2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 20 chuyển BHYT Việt Nam thuộc Bộ Y tế sang BHXH Việt Nam. Như vậy, từ thời điểm này BHXH Việt Nam được giao thêm nhiệm vụ quản lý thực hiện chế độ BHYT. Quan tâm đặc biệt tới chính sách BHXH, ngày 26/5/1997 Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 15-CT/TW về tăng cường lãnh đạo thực hiện các chế độ BHXH. Đến Đại hội X, chính sách BHXH, BHYT được đề cập song hành trong tổng thể hệ thống an sinh xã hội: “Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng; phát triển mạnh hệ thống BHXH, BHYT, tiến tới BHYT toàn dân”.

Năm 2006, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật BHXH; năm 2008, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật BHYT. Hai luật này đã quy định chi tiết các chế độ BHXH và BHYT trên các quan điểm lớn của Đảng và kế thừa những quy định phù hợp của pháp luật với nguyên tắc mức hưởng trên cơ sở mức đóng. Quản lý, hạch toán Quỹ

BHXH, BHYT độc lập và chia sẻ giữa những người tham gia BHXH, BHYT với mục tiêu góp phần thực hiện an sinh xã hội, bảo đảm mối tương quan hợp lý giữa các đối tượng tham gia và ở các thời kỳ khác nhau, hài hòa các chính sách kinh tế với chính sách xã hội. Ngày 22/11/2012 Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 -2020 và ngày 29/3/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 538/QĐ-TTg phê duyệt.

Năm 2014, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật BHXH. Đây là hai đạo luật quan trọng nhằm tiếp tục thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng trong các Nghị quyết 15-NQ/TW, Nghị quyết 21-NQ/TW ... và các quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền được bảo đảm an sinh xã hội và trách nhiệm của Nhà nước nhằm khắc phục những hạn chế của Luật BHXH năm 2006 đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân, góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về an sinh xã hội phù hợp với tiến trình phát triển của đất nước. Luật BHXH 2014 có thêm nhiều quy định mới, đặc biệt là chế độ hưu trí như về điều kiện nghỉ hưu, công thức tính lương hưu, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.

Có thể thấy rằng ở Việt Nam, chế độ hưu trí là một trong những chế độ BHXH được Nhà nước hết sức quan tâm, là bộ phận quan trọng của hệ thống ASXH, là công cụ quan trọng để Nhà nước phòng ngừa, hạn chế, khắc phục rủi ro cho mọi thành viên trong xã hội, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường và luôn có sự sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cho phù hợp với tình hình mới.

Đặc biệt, ngày 20/08/2013, Bộ Tài chính đã có Thông tư số 115/2013/TT- BTC hướng dẫn bảo hiểm hưu trí và quỹ hưu trí tự nguyện. Sự ra đời của bảo

hệ thống bảo hiểm hưu trí/bảo hiểm xã hội(BHXH) nói riêng và hệ thống an sinh xã hội nói chung của Việt Nam.

Trong bối cảnh kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay, Bảo hiểm hưu trí tự nguyện là loại hình đang được đông đảo người lao động trên thế giới lựa chọn nhằm đảm bảo an toàn về tài chính của bản thân khi họ đã hết tuổi lao động. Bảo hiểm hưu trí tự nguyện kết hợp giữa quyền lợi hưu trí và quyền lợi bảo hiểm rủi ro, được hoạt động theo cơ chế “đóng – hưởng”, người lao động và doanh nghiệp có thể thỏa thuận mức đóng góp để đạt được quyền lợi hưu trí sau khi nghỉ hưu theo mong muốn mà không bị ràng buộc mức đóng cố định và thời gian đóng tối thiểu. Bên cạnh đó, với những người lao động không có mức lương cao hoặc bị gián đoạn cho chuyển việc thì vẫn có thể nhận quyền lợi hưu trí tốt nếu tự xây dựng và đóng góp vào kế hoạch hưu trí của bản thân.

Ở Việt Nam, đa phần người lao động chỉ có lương hưu của bảo hiểm xã hội là nguồn thu nhập duy nhất về già. Chứ kể đối với những lao động tự do thì bảo hiểm hưu trí khi về già vẫn còn là một thách thức lớn. Năm 2017, cả nước mới chỉ đạt gần 29% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, 70% chưa tham gia. Điều này có nghĩa khoảng 70% người lao động không có nguồn thu nhập khi hết tuổi làm việc. Ngoài ra, việc thu hút lao động trong khu vực phi chính thức cũng còn nhiều hạn chế, tỷ lệ thấp. Trước thực trạng đó, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 115/2013/TT-BTC về việc hướng dẫn Bảo hiểm hưu trí và Quỹ hưu trí tự nguyện áp dụng đối với các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ triển khai bảo hiểm hưu trí tự nguyện tại Việt Nam. Thông tư được đánh giá là cơ sở hành lang pháp lý quan trọng để các doanh nghiệp bảo hiểm phát triển loại hình bảo hiểm hưu trí tự nguyện.

Chính sách BHXH tự nguyện được thực hiện ở nước ta từ ngày 1/1/2008, áp dụng đối với người không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.

Chính sách BHXH tự nguyện ra đời được sự đón nhận tích cực của người dân, đặc biệt là những người đã gần hết tuổi lao động, nhưng chưa tích lũy đủ 20 năm đóng BHXH để hưởng lương hưu.Theo thống kê của BHXH Việt Nam, cả nước có 55 triệu người trong độ tuổi lao động, khoảng 40 triệu người chưa tham gia BHXH. Đây là cơ hội tốt để phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, nhưng thực tế, số người tham gia loại hình này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng.

Đánh giá được những hạn chế trong việc thực hiện chính sách thu hút người dân tham gia BHXH tự nguyện, Chính phủ đã trình Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII thông qua Nghị quyết số 28- NQ/TW ngày 23/5/2018 về cải cách chính sách BHXH, trong đó đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2021, nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 1% lực lượng lao động trong độ tuổi; đến năm 2025 đạt khoảng 2,5% và đến năm 2030 đạt khoảng 5%.

Để đạt được mục tiêu Trung ương đã đề ra, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp quan trọng như: Nghiên cứu, sửa đổi bổ sung chính sách theo hướng giảm thời gian đóng BHXH để đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng xuống còn 15 năm, tiến tới còn 10 năm; nâng mức hỗ trợ cho người dân tham gia BHXH tự nguyện phù hợp với khả năng của NSNN; thực hiện thí điểm gói BHXH tự nguyện ngắn hạn linh hoạt để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân; gắn quyền lợi tham gia BHXH tự nguyện với các ưu đãi khác của Nhà nước (ví dụ ưu đãi vay vốn sản xuất kinh doanh); giao chỉ tiêu phát triển tham gia BHXH cho các địa phương. Tăng cường chuyên nghiệp hóa đội ngũ làm công tác thu BHXH tự nguyện; tiếp tục cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thu BHXH tự nguyện; đẩy mạnh việc thực hiện thu, chi BHXH tự nguyện qua ngân hàng; đa dạng

mạng lưới cung cấp dịch vụ.

Để triển khai thành công nhiệm vụ này, công việc rất quan trọng là cấp ủy Đảng, chính quyền và tổ chức đoàn thể chính trị các địa phương cả nước cần tăng cường lãnh đạo, điều hành, thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền chính sách BHXH thường xuyên và liên tục với nhiều hình thức tuyên truyền bảo đảm các đối tượng được tiếp cận đầy đủ thông tin, nâng cao nhận thức của mọi người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của chính sách BHXH, BHTN. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời giữa các sở, ban, ngành trong triển khai kế hoạch, tổ chức thực hiện các giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHXH theo Chỉ thị số 34/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHXH.

Có thể thấy, BHHT tự nguyện đang là một trong những xu hướng đáng ghi nhận trong nỗ lực đưa ra một giải pháp tài chính lâu dài, bền vững. Việc tập trung phát triển một hệ thống an sinh xã hội - hưu trí đa tầng, mà cụ thể là bảo hiểm hưu trí tự nguyện được xem là một chính sách góp phần giúp Việt Nam bắt kịp xu thế chung của thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật bảo hiểm hưu trí tự nguyện ở việt nam (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)