Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về cấp giấy phép cho ngƣời lao động nƣớc ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các quy định của pháp luật việt nam về cấp giấy phép lao động nước ngoài chuyên ngành luật quốc tế 60 38 01 08 (Trang 75 - 80)

- Sự thiếu thống nhất, sự lỏng của quản lý của các cơ quan quản lý, thực

3.1. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về cấp giấy phép cho ngƣời lao động nƣớc ngoài.

Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về cấp giấy phép cho ngƣời Lao động nƣớc ngoài cần đáp ứng:

Thứ nhất, đảm bảo tính hợp Hiến, thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật Việt Nam

Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác luôn phải tuân theo những nguyên tắc mà Hiến pháp đã để ra nhƣ là một tƣ tƣởng xuyên suốt trong những quy phạm đƣợc đặt ra. Mới đây nhất Hiến pháp nƣớc CHXHCN Việt Nam đƣợc Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thơng qua ngày 28-11-2013, có hiệu lực từ ngày 1-1-2014 là một bản Hiến pháp của thời kỳ đổi mới trên mọi phƣơng diện trong đó có lĩnh vực kinh tế. Sau khi Hiến pháp 2013 đƣợc thông qua, hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật đƣợc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới trên cơ sở, nền tảng là bản Hiến pháp mới.

Luật Lao động 2012 ra đời đã vận dụng và đảm bảo tuân thủ nguyên tắc đảm bảo tính hợp Hiến trong các quy định pháp luật. Chính vì vậy sau khi phát hiện ra những bất cấp trong luật lao động phải cần đƣợc sửa đổi. Hiến pháp sẽ là kim chỉ nam cho mọi sự sửa đổi, bổ sung sau này của Luật Lao động 2012 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành cũng không đƣợc trái Hiến pháp.

Thứ hai, đảm bảo sự phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và tình hình thực tiễn.

Việc tiếp tục sửa đổi Luật Lao động khi phát hiện bất cập, hạn chế ngoài việc tuân thủ Hiến pháp còn cần phải phù hợp với đƣờng lối của Đảng trong giai đoạn hiện nay liên quan đến việc xây dựng và thực thi pháp luật về lao động.

Thứ ba, đảm bảo hài hịa lợi ích của người lao động trong nước và lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Ngƣời lao động là nguồn lực chính nhằm phát triển đất nƣớc, trong qua trình hội nhập khơng chỉ tạo ra sự cạnh tranh về lao động có trình độ ký thuật cao mà cả lao động phổ thơng, do đó phải đảm bảo sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của ngƣời lao động nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam và lao động trong nƣớc mới có thể tạo đƣợc một mơi trƣờng lao động lành mạnh và hiệu quả. Ví dụ Quyền của ngƣời lao động di cƣ đƣợc đề cập một cách sâu sắc và trực tiếp hơn thông qua hai công ƣớc của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) là Công ƣớc số 97 (1949) và Công ƣớc số 143 (1975) về lao động di cƣ. Hai công ƣớc này khẳng định ngƣời lao động di cƣ đƣợc đối xử bình đẳng với ngƣời lao động bản địa, đƣợc hƣởng các điều kiện lao động; các chế độ về an sinh xã hội, về giáo dục. Tuy nhiên, phạm vi của hai công ƣớc chỉ áp dụng đối với bản thân ngƣời lao động di cƣ hợp pháp. Trong khi đó, nhƣ chúng ta đã biết, tồn cầu hóa làm cho biên giới của các quốc gia trở nên rộng hơn nhƣng không phải ngƣời lao động di cƣ nào cũng đi qua biên giới ấy một cách hợp pháp. Ngoài ra, mục đích chung của phần lớn ngƣời lao động di cƣ là vì lý do kinh tế, sự di cƣ của ngƣời lao động phần lớn liên quan đến kinh tế của bản thân và của gia đình. Cùng với những biến động của quá trình di cƣ, gia đình ngƣời lao động di cƣ cũng sẽ phải chịu nhiều ảnh hƣởng, các thành viên trong gia đình họ cũng cần đƣợc bảo vệ. Công ƣớc quốc tế về quyền của ngƣời lao động di cƣ và các thành viên trong gia đình năm 1990 (Cơng ƣớc 1990) vì thế đƣợc ban hành nhƣ một tất yếu. [46]

Thứ tư, đảm bảo sự phù hợp với các thông lệ quốc tế

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã là thành viên của rất nhiều tổ chức kinh tế tồn cầu cũng nhƣ khu vực. Chính vì vậy, sự tƣơng thích giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế là điều cần thiết phải làm. Trong quá trình xây dựng, ban hành và sửa đổi Bộ Luật Lao động bên cạnh sự phù hợp với văn bản có giá trị pháp lý cao hơn, với chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc thì sự phù hợp với các thơng lệ, tập quán quốc tế là vấn đề không thể bỏ qua, đặc biệt là cam kết quốc tế Của Việt Nam. Để thực hiện đƣợc điều này, cần căn cứ vào các điều ƣớc quốc tế về kinh tế mà Việt Nam là thành viên để tiến hành quá trình nội luật hóa sao cho vừa giữ đƣợc bản sắc, phù hợp với tình hình thực tiễn đất nƣớc, vừa có sự tƣơng đồng với cộng đồng quốc tế. Hồn thiện pháp luật lao động phải tiếp cận tiêu chuẩn lao động quốc tế trong bối cảnh tồn cầu hố và hội nhập quốc tế. Là một nƣớc thành viên của ILO, trong điều kiện hội nhập kinh tế và tồn cầu hố trong nhiều lĩnh vực, hệ thống pháp luật lao động của Việt Nam cần tiếp cận rộng rãi hơn nữa với các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Việc tiếp cận các tiêu chuẩn lao động quốc tế khơng chỉ bó hẹp trong 21 Cơng ƣớc của ILO mà Việt Nam đã phê chuẩn mà cịn phải tính đến các ngun tắc cơ bản của ILO nhƣ loại bỏ lao động cƣỡng bức, việc làm đầy đủ và nhân văn, tự do liên kết và thƣơng lƣợng tập thể, chống phân biệt đối xử, đảm bảo các quyền cơ bản của ngƣời lao động tại nơi làm việc ví dụ các công ƣớc của ILO Việt Nam đã tham gia nhƣ: công ƣớc 122 (09/7/1964) về chính sách việc làm; Cơng ƣớc của Tổ chức lao động quốc tế liên quan đến an tồn, vệ sinh lao động cơng ƣớc 187(có hiệu lực 2009) Việt Nam gia nhập 2014. [45] Nhƣ vậy, việc hoàn thiện pháp luật lao động phải dựa trên cả những Công ƣớc mà Việt Nam chƣa phê chuẩn nhƣ: Công ƣớc 87 (1948) về quyền tự do liên kết và quyền tổ chức; Công ƣớc số 98 (1949) về nguyên tắc của quyền tổ chức và thƣơng lƣợng tập thể; Công ƣớc số 131 về ấn định tiền lƣơng tối thiểu đặc biệt đối với các nƣớc

đang phát triển; Công ƣớc số 88 về tổ chức dịch vụ việc làm; Công ƣớc số 142 về hƣớng nghiệp và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực (1975);. Điều đó có nghĩa là, hệ thống pháp luật lao động phải thể chế hố các Cơng ƣớc này, tạo ra điều kiện để nƣớc ta có thể phê chuẩn các Cơng ƣớc này trong thời gian tới. Khi đƣa các tiêu chuẩn quốc tế vào pháp luật quốc gia sẽ làm cho ngƣời sử dụng lao động buộc phải thực hiện chúng và điều đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam hội nhập tốt hơn trong việc thực hiện các tiêu chuẩn lao động, các quy tắc ứng xử liên quan đến tiêu chuẩn lao động. Nếu không tiếp cận các tiêu chuẩn lao động quốc tế trong hệ thống pháp luật thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tốn kém khi đăng ký các bộ quy tắc ứng xử (COC) nhƣ là điều kiện để xuất hàng hoặc tránh bị chèn ép trong xuất khẩu.

- Một số quy định về quản lý lao động nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam còn

hạn chế, cần đƣợc sửa đổi, bổ sung. Ví dụ: quy định về điều kiện đối với lao động nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam phải có trình độ chun mơn kỹ thuật cao, trong khi chƣa có tiêu chí cụ thể để xác định lao động nƣớc ngồi có trình độ cao vào làm việc tại Việt Nam hiện nay, việc xác định không dựa vào kỹ năng nghề nghiệp mà chủ yếu vẫn dựa trên bằng cấp đạt đƣợc hoặc kinh nghiệm khai theo lý lịch của ngƣời lao động gây khó khăn trong khâu thẩm định, cấp giấy phép lao động đối với lao động nƣớc ngoài làm hạn chế giá trị thực tiễn của các quy định về quản lý, cấp giấy phép lao động đối với lao động nƣớc ngoài. Mặt khác, quy định này khơng cịn phù hợp với thực tiễn hiện nay là có những cơng việc đơn giản nhƣng lao động Việt Nam không thể đáp ứng đƣợc hoặc đáp ứng không đủ và các nhà thầu nƣớc ngoài buộc phải đƣa lao động nƣớc ngoài vào Việt Nam làm việc song không đƣợc cấp giấy phép lao động gây thất thu cho ngân sách nhà nƣớc và bỏ sót một bộ phận lao động nƣớc ngồi làm việc tại Việt Nam khơng đƣợc quản lý. Để thể chế hóa Hiến pháp năm 2013, cụ thể về Điều 12 về việc đảm bảo “tuân thủ Hiến

chƣơng Liên hợp quốc và điều ƣớc quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên” và Điều 48 “Ngƣời nƣớc ngoài cƣ trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; đƣợc bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng theo pháp luật Việt Nam.” thì cần xem xét sửa đổi việc mở rộng hơn các cơ hội làm việc của lao động nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam phù hợp với các cam kết trong Hiệp định TPP, các cam kết với ASEAN về lao động...[55]

Việc tham chiếu pháp luật Việt Nam về cấp giấy phép lao động phải phù hợp với các công ƣớc về lao động của ILO đảm bảo trên cơ sở Hiến pháp Việt Nam, nhằm tạo ra sự bình đẳng giữa lao động trong nƣớc và lao động nƣớc ngồi có thể góp phần ln chuyển lao động giữa các nƣớc một cách thuận lợi.

Thứ năm, tiếp tục hồn thiện cơ chế thị trƣờng, đổi mới các cơng cụ

quản lý của nhà nƣớc trong lĩnh vực lao động đặc biệt là công cụ giấy phép lao động.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho những yếu tố của thị trƣờng lao động phát triển. Nhà nƣớc ban hành đồng bộ, kịp thời các văn bản pháp quy cho sự phát triển của thị trƣờng lao động trong điều kiện hội nhập, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng khả năng và cơ hội tìm việc làm cho ngƣời lao động. Cải thiện các quy định pháp lý, tăng cƣờng hiệu lực thực thi pháp luật, có các biện pháp hữu hiệu bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi (FDI), doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tăng cƣờng việc quản lý lao động nƣớc ngoài tại Việt Nam bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin, tổ chức triển khai thực hiện cấp giấy phép lao động cho ngƣời LĐNN qua mạng điện tử theo quy định tại Nghị quyết số 36a/NQ- CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử. Bộ LĐ,TB&XH đề nghị UBND các tỉnh, TP trực thuộc T.Ƣ chỉ đạo các cơ quan chức năng của

địa phƣơng tổ chức thực hiện thống nhất việc cấp giấy phép lao động cho lao động nƣớc ngoài qua mạng điện tử tại cổng thông tin điện tử http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn quy định về cấp giấy phép lao động cho lao động nƣớc ngoài qua mạng điện tử.

Giao Sở LĐ,TB&XH tại địa phƣơng tổ chức hƣớng dẫn, tập huấn cho Ban quản lý các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao và ngƣời sử dụng lao động trên địa bàn để áp dụng cấp giấy phép lao động cho lao động nƣớc ngoài qua mạng điện tử. Đồng thời, cập nhật cơ sở dữ liệu về tình hình giấy phép lao động của lao động nƣớc ngồi đang cịn hiệu lực trên địa bàn quản lý tại cổng thông tin điện tử http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn hồn thành trƣớc ngày 3/4/2017. Bố trí kinh phí, cơ sở hạ tầng và nhân lực thực hiện thống nhất việc cấp giấy phép lao động cho lao động nƣớc ngoài tại địa phƣơng qua mạng điện tử. Báo cáo tình hình tổ chức triển khai thực hiện việc cấp giấy phép lao động qua mạng điện tử, đề nghị gửi về Bộ trƣớc ngày 1/4/2017. Văn phòng UBND TP Hà Nội đã ban hành Công văn số 1780/VP- KGVX đề nghị sở, ngành liên quan thực hiện việc cấp giấy phép lao động cho lao động nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam qua mạng điện tử.[54]

Thứ sáu, tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định, quy trình cấp phép cho lao động nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam

Nhằm đảm bảo thuận lợi cho các nhà đầu tƣ và cơng tác quản lý ngƣời nƣớc ngồi làm việc tại Việt Nam.

3.2.Một số kiến nghị cụ thể

3.2.1. Kiến nghị về mặt pháp lý (các quy định pháp luật về giấy phép lao động nước ngoài)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các quy định của pháp luật việt nam về cấp giấy phép lao động nước ngoài chuyên ngành luật quốc tế 60 38 01 08 (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)