Sự phát triển của vắcxin Viêmnão Nhật Bản trên tế bào

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn chất lượng vi rút beijing 1 để ứng dụng sản xuất vắc xin viêm não nhật bản bất hoạt trên tế bào vero tại việt nam (Trang 25 - 27)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.2. Vắcxin Viêmnão Nhật Bản

1.2.2. Sự phát triển của vắcxin Viêmnão Nhật Bản trên tế bào

Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới nghiên cứu sản xuất vắc xin trên tế bào, hiện nay Nhật Bản cũng đã nghiên cứu thành công công nghệ này.

Sau nhiều năm nghiên cứu, các tác giả Trung Quốc đã tạo được một chủng VNNB giảm độc lực SA 14-14-2. Chủng này nhân lên tốt trên tế bào PHK và được sử dụng để sản xuất vắc xin sống giảm độc lực. Trung Quốc đã gây miễn dịch cho lợn ở các trại chăn nuôi để hạn chế ổ dịch vi rút viêm não gần người. Ngày nay vắc

xin sống giảm độc lực trên tế bào PHK đã dùng cho người và thấy có khả năng bảo vệ gần 70%. Tuy nhiên về mặt an tồn thì cịn phải được chứng minh đầy đủ[6].

Từ năm 1994, Viện sản xuất các chế phẩm sinh học Chengdu, Vũ Hán, Lanzhou bắt đầu ứng dụng công nghệ sản xuất vắc xin sống giảm độc lực trên tế bào PHK để sản xuất và đưa ra sử dụng ở một số nơi tại Trung Quốc[6].

Vắc xin bất hoạt được nuôi cấy trên tế bào thận chuột hamster tiên phát,đã sử dụng chủng Beijing -3 (P3) và được sản xuất tại Viện sản xuất các sản phẩm sinh học Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán và Thành Đơ. Đây là loại vắc xin rất an tồn nhưng hiệu quả bảo vệ thấp,chỉ đạt dưới70%[24, 26, 27].

Tại Việt Nam, từ thập kỷ 70, tác giả Đỗ Quang Hà cũng đã nghiên cứu sản xuất thử vắc xin VNNB từ tế bào thận lợn tiên phát, nhưng thử nghiệm thực địa khơng có đáp ứng miễn dịch.

Những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước, nhiều nhà sản xuất trên thế giới đã nghiên cứusản xuấtvắc xin VNNB bất hoạt, tinh khiếttrên tế bào Vero như Aventis (Pháp), Biken (Nhật), Viện vắc xin và huyết thanh Bắc Kinh (Trung Quốc), Intercell (Áo) và Học viện nghiên cứu Y học quân sự Mỹ… bước đầu cho thấy vắc xin cótỷ lệ bảo vệ trên thực địa cao >80%. Hiện nay vắc xin VNNB bất hoạt trên tế bào Vero của Intercell đã chuyển giao công nghệ cho Novatis và được sử dụng tiêm chủng cho lính Mỹ và khách du lịch đến các vùng có dịch VNNB. Vắc xin VNNB bất hoạt trên tế bào Vero của Biken (Nhật Bản) đã có mặt trên thị trường quốc tế[5, 8, 21, 28]. Ở VN từ năm 2006, GS. Huỳnh Thị Phương Liên và cs (Vabiotech) bắt đầu nghiên cứu sản xuất vắc xin VNNB bất hoạt trên tế bào Vero dùng chủng Beijing-1 (vắc xin JECEVAX), đến năm 2020 vắc xin này đã xong thử nghiệm lâm sàng và đang hoàn thiện các thủ tục để đăng ký lưu hành [6, 29, 30].

Hướng nghiên cứu vắc xin VNNB tái tổ hợp cũng được nhiều nhà Khoa học rất quan tâm. Tuy nhiên, việc nghiên cứu dùng vi rút Pox, Varicella, Bacculovirus…làm vector vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Các nghiên

cứu trên mới chỉ dừng lại ở phịng thí nghiệm vì hiệu quả rất thấp.Từ cuối những năm 1990, chủng SA 14-14-2 sống giảm độc lực còn được sử dụng để nghiên cứu phát

triển vắc xin mới bằng công nghệ DNA tái tổ hợp tạo ra 1 chủng vi rút Chimeric YF- JE bằng cách thay thế các gen prM và E của vi rút sốt vàng YFV 17D với các gen tương ứng của chủng SA 14-14-2 sống giảm độc lực của JEV[31, 32].

Vắc xin tái tổ hợp sống giảm độc lực sản xuất trên TB Vero (được gọi là ChimeriVax-JE) được đưa ra thị trường với một trong ba tên thương mại IMOJEV, JE-CV và THAIJEV. Hiệu quả bảo vệ có thể đạt từ 96-99% sau mũi 2. Hiện tại, vắc xin này đã được lưu hành ở 15 nước trên thế giới như: Úc, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Philippin, Singapo, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ… [33].

Vắc xin sản xuất trên não chuột ổ tinh khiết mặc dù có hiệu lực bảo vệ cao, ổn định nhưng đòi hỏi nguồn nguyên liệu chuột phải sạch bệnh từ đó kéo theo một hệ thống chăn ni chuột và kiểm sốt chất lượng rất phức tạp, tốn kém. Qui trình sản xuất bao gồm nhiều cơng đoạn từ sản xuất vắc xin thô đến tinh chế, lượng chất thải lớn, hệ thống nhà xưởng, trang thiết bị và nhân lực lớn, cồng kềnh, khó mở rộng qui mơ sản xuất.Thêm vào đó, hiệu suất sản xuất khơng cao, chỉ đạt 4-5 liều vắc xin/1 não chuột nên sản lượng bị hạn chế.

Vắc xin sản xuất trên tế bào mặc dù hiệu quả bảo vệ có thấp hơn nhưng đã khắc phục được các nhược điểm của công nghệ sản xuất trên não chuột ổ. Điều đáng quan tâm hơn đó là cơng nghệ sản xuất vắc xin trên tế bào có thể mở rộng qui mơ sản xuất một cách nhanh chóng, do đó có khả năng cung cấp sản lượng vắc xin lớn, giá thành rẻ và người dân dễ dàng tiếp cận vắc xin, nhất là trong các vụ dịch. Công nghệ tế bào cũng là công nghệ nền mở đường cho các công nghệ sản xuất hiện đại hơn như vắc xin tái tổ hợp, vắc xin vector, vắc xin DNA…trong tương lai.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn chất lượng vi rút beijing 1 để ứng dụng sản xuất vắc xin viêm não nhật bản bất hoạt trên tế bào vero tại việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)