Đường hoàn tất được định nghĩa là đường mài quanh cùi răng là nơi ngăn cách giữa phần răng đã được sửa soạn và chưa được sửa soạn. Đường hoàn tất phải được liên tục từ bề mặt này sang bề mặt khác, nếu không nó sẽ ảnh hưởng đến mão răng khi lắp.
1. Vị trí đường hoàn tất
Vị trí đặt đường hoàn tất nên được đặt dựa trên một số yếu tố như: sâu răng, các hình thức lưu giữ hoặc thẫm mỹ…
Hiện tại các nhà lâm sàng có 3 cách để chọn lựa vị trí đặt đường hoàn tất: 1. Trên nướu
2. Ngang nướu 3. Dưới nướu
Người ta tin rằng lợi ích sinh học lớn nhất khi đặt đường hoàn tất ở trên nướu (hình 1). Các đường hoản tất ở trên nướu sẽ tránh xa mô nướu và có các ưu điểm sau:
Bảo tồn cấu trúc răng trong qua trình làm răng.
Dễ thực hiện lấy dấu.
Thực hiện các phục hình tạm thời dễ dàng hơn
Việc loại bỏ cement dư dễ dàng hơn nhiều
Hình 1: Đường hoàn tất trên nướu (Supragingiva margin)
Các đường hoàn tất ngang nướu (hình 2) thông thường không được khuyến khích sử dụng vì chúng dễ làm tích tụ mảng bám hơn so với đường hoàn tất trên nướu và dưới nướu do đó gây ra tình trạng viêm nướu nhiều hơn. Một số người lại lo ngại rằng khi xuất hiện tình trạng tụt nướu thì có thể làm lộ đường hoàn tất và sẽ gây mất thẩm mỹ. Nhưng hiện nay những lo lắng, trở ngại đó không còn đúng nữa, không chỉ vì các đường hoàn tất có thể hòa hợp thẩm mỹ tốt với răng mà còn bởi vì các phục hình hiện nay có thể dễ dàng được hoàn thành và mang đến một bề mặt mịn màng và nhẵn bóng ở viền nướu. Theo quan điểm từ nha chu thì cả đường hoàn tất trên nướu và ngang nướu đều có thể đáp ứng tốt.
Hiện nay với sự ra đời của nhiều vật liệu phục hồi trong suốt, cement nhựa…, thì việc đặt đường hoàn tất trong khu vực thẩm mỹ đã trở thành hiện thực. Cho nên nếu có thể thì nên chọn đặt đường hoàn tất trên nướu không chỉ vì lợi ích thẫm mỹ mà còn các tác động tốt của nó đến mô nha chu.
Hình 3A: Đường hoàn tất trên nướu được sửa soạn ở vùng răng trước, vùng răng ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ.
Hình 3B: Nhờ các vật liệu hiện nay mà sau khi hoàn thành phục hình thì đường hoàn tất trên nướu không làm ảnh hưởng đến chức năng thẫm mỹ.
Hình 2: Đường hoàn tất ngang nướu (equigingiva margin)
Rủi ro sinh học lớn nhất là khi đường hoàn tất được đặt dưới nướu. Mặc dù có ưu điểm lớn về thẩm mỹ, nhưng nếu đường hoàn tất được đặt quá sâu so với mào nướu thì dễ đẫn đến xâm
thương các mô xung quanh bất kể là độ sâu thâm nhập của đường hoàn tất là bao nhiêu. Hạn chế về việc tiếp cận cũng là một nguyên nhân khiến cho mô nha chu dễ bị viêm khi đường hoàn tất được đặt dưới nướu. Điển hình như là việc các chất trám bằng amalgam hay composite sẽ gây khó khăn cho nha sĩ trong việc đánh bóng và làm nhẵn bề mặt phục hình nếu như chúng được đặt dưới nướu. Từ đó các bề mặt không được làm bóng sẽ tích tụ mảng bám và vụn thức ăn dẫn đên viêm nha chu.
2. Các chỉ dẫn về vị trí đường hoàn tất
Khi xác định vị trí cần đặt đường hoàn tất so với biểu mô bám dính, nên sử dụng độ sâu khe nướu hiện có của bệnh nhân làm hướng dẫn trong việc đánh giá yêu cầu về khoảng sinh học cho bệnh nhân đó. Đáy khe nướu có thể được xem như phần trên cùng của biểu mô bám dính, và do đó bác sĩ lâm sàng tính đến các thay đổi về chiều cao của biểu mô bám dính bằng cách đảm bảo rằng đường hoàn tất được đặt trong khe nướu chứ không phải trong biểu mô bám dính.
Sau đó, sử dụng độ sâu thăm dò khe nướu để xác định độ sâu có thể đặt được đường hoàn tất an toàn. Với độ sâu thăm dò nông 1-1.5mm thì việc sửa soạn cùi quá 0.5mm thì có nguy cơ xâm phạm vào biểu mô bám dính. Với các khe nướu có độ sâu thăm dò sâu hơn thì sẽ cho chúng ta có nhiều sự lựa chọn trong việc chọn độ sâu đặt đường hoàn tất so với mào nướu, tuy nhiên khe nướu càng sâu thì nguy cơ tụt nướu sẽ càng lớn.
Nên tránh việc chỉ định vị trí đường hoàn tất sâu dưới nướu, vì nó làm tăng khó khăn trong việc lấy dấu chính xác, hoàn thiện đường hoàn tất và tăng khả năng bị viêm nhiễm và mất bám dính.