Thông thường các mô nha chu thường biểu hiện viêm quanh răng ở một số đường hoàn tất dưới nướu hay đường hoàn tất trên nướu có rìa bị khiếm khuyết, độ khít sát không phù hợp, hình dáng mão răng không phù hợp, xâm phạm mô liên kết hoặc do khả năng gây bệnh của các mảng bám dưới nướu (Hình 4)
Hình 4: Các lý do gây viêm nướu quanh mão răng. a, Đường viền mão bị khiếm khuyết. b, Độ khít sát mão kém. c, Các phục hồi quá to. d, mão răng quá to với hình dạng mão kém. e, Đường hoàn tất bờ xuôi và sự viêm nướu. f, Đổi màu nướu. g, Tụt nướu
Nguyên tắc 1: Nếu độ sâu khe nướu từ 1,5 mm trở xuống, đặt đường hoàn tất không quá 0,5 mm dưới viền nướu. Điều này đặc biệt quan trọng ở vùng đòi hỏi thẩm mỹ và ngăn xâm phạm khoảng sinh học.
Nguyên tắc 2: Nếu độ sâu khe nướu lớn hơn 1,5 mm, đặt đường hoàn tất dưới viền nướu không quá một nửa độ sâu khe nướu. Vị trí này đủ để che được đường hoàn tất ở những bệnh nhân có nguy cơ tụt nướu cao.
Nguyên tắc 3: Nếu độ sâu khe nướu lớn hơn 2 mm, đặc biệt ở mặt ngoài của răng, đánh giá xem liệu có thể thực hiện phẫu thuật cắt nướu để kéo dài răng và tạo ra một khe nướu sâu 1,5 mm hay không. Sau đó, bệnh nhân có thể được điều trị bằng cách sử dụng nguyên tắc 1.
Cơ sở lý luận của nguyên tắc 3 là việc đặt đường hoàn tất sâu khó hơn và sự ổn định của bờ nướu tự do khó tiên lượng hơn khi tồn tại một khe nướu sâu. Giảm độ sâu khe nướu tạo một tình huống dễ tiên lượng hơn khi đặt đường hoàn tất trong khe nướu. Nhưng bác sĩ cũng không thể chắc chắn rằng mô nướu sẽ vẫn duy trì đúng mức vì có thể xảy ra sự tăng sinh nướu trở lại sau phẫu thuật cắt nướu. Tuy nhiên việc giảm độ sâu khe nướu đảm bảo bờ của phục hình không bị lộ ra ngoài và có thể nhìn thấy trong miệng bệnh nhân.(hình 5.1-5.4). Việc đặt đường hoàn tất trên nướu hoặc ngang nướu đơn giản hơn vì không thao tác trên mô. Liên quan đến việc sửa soạn răng, số lượng mài giảm phía cắn/ nhai, ngoài, trong và mặt bên được quyết định bởi sự lựa chọn vật liệu phục hình. Trước khi mở rộng xuống dưới nướu, việc sửa soạn nên được hoàn thành đến bờ nướu tự do mặt ngoài và kẽ răng. Điều này cho phép đường hoàn tất của cùi răng được dùng để tham chiếu cho việc mở rộng đường hoàn tất xuống dưới nướu sau khi thực hiện đặt chỉ co nướu. (Hình 5.0)
Hình 5.0Ban đầu đường hoàn tất được sửa soạn ngang mức với đường viền nướu tự do, làm vị trí tham chiếu để đặt đường hoàn tất sau khi co nướu.
Hình 5.1Một phụ nữ 78 tuổi với các phục hình răng trước hàm trên được đặt trước đó 6 tháng. Bệnh nhân không hài lòng với các đường hoàn tất bị lộ.
Hình 5.2 Độ sâu từ biểu mô bám dính đến đường hoàn tất lớn hơn
Hình 5.3 Có hai lựa chọn điều trị thích hợp: (1) đặt đường hoàn tất ban đầu đến một nửa độ sâu khe nướu, trong trường hợp tụt nướu sẽ không làm lộ đường hoàn tất; (2) thực hiện cắt
nướu, tạo khe nướu có độ sâu 1 đến 1,5 mm. Phương án thứ hai được chọn khi việc phục hình được thực hiện lại. Đường hoàn tất sau đó được đặt 0,5 mm dưới mô sau khi cắt nướu
Hình 5.4 6 tuần sau khi phẫu thuật cắt nướu và sửa soạn răng. Chú ý mức độ của mô và sự xuất hiện trở lại của mô nướu trên đường hoàn tất. Đây là phát hiện phổ biến khi thực hiện
Hình 5.5 Sau 4 năm đặt phục hình cuối cùng cho bệnh nhân trong hình 5.1. Chú ý mức độ mô được duy trì, với độ sâu khe nướu 2mm ở mặt ngoài