THIẾT KẾ NHỊP CẦU

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO ĐỀ TÀI Các vấn đề giữa phục hình và nha chu (Trang 40 - 48)

Nhắc lại: Nhịp cầu là phần răng giả của phục hình cố định từng phần, thay thế cho răng bị mất nhằm phục hồi chức năng và thẩm mỹ.

Có nhiều loại nhịp cầu khác nhau về hình dạng của bề mặt nhịp cầu phía sống hàm. Việc lựa chọn nhịp cầu chủ yếu phụ thuộc vào thẩm mỹ và vệ sinh răng miệng. Nhịp cầu phải đảm bảo duy trì sức khỏe răng miệng và sự thoải mái cho bệnh nhân, không gây kích thích sống hàm, phù hợp với khớp cắn hiện có. Ngoài ra, nhịp cầu cần phải phù hợp với các yêu cầu cơ học về độ bền và thời hạn sử dụng của phục hình, đạt được sự hài hòa của phục hình với các cấu trúc khác trong miệng.

Có bốn lựa chọn cần xem xét khi đánh giá thiết kế nhịp cầu răng:

A. nhịp cầu vệ sinh:bề mặt mô của cầu răng cách gờ bên dưới 3 mm để dễ tiếp cận vệ sinh làm sạch. Tuy nhiên, nhịp cầu này ngoài tính thẩm mỹ kém còn có thể làm cho mắc các mẫu thức ăn lớn dưới nhịp cầu, tạo thói quen đưa lưỡi vào vị trí dưới nhịp cầu gây khó chịu cho bệnh nhân.

B. nhịp cầu yên ngựa: bề mặt mô của cầu răng xếp thành nếp theo kiểu yên ngựa. Toàn bộ bề mặt mô của nhịp cầu lồi, mặt dưới lại hoàn toàn lõm và không thể làm sạch. Mặc dù mang tính thẩm mỹ nhưng nhịp cầu không được khuyến khích sử dụng vì khả năng tích tụ mảng bám cao gây ra viêm niêm mạc sống hàm.

C. nhịp cầu yên ngựa biến đổi:mô trên mặt ngoài lõm xuống, dọc theo đường gờ nhưng dừng lại ở múi trong của đường gờ mà không kéo dài xuống mặt trong của gờ răng cho phép tiếp cận đầy đủ để vệ sinh răng miệng. Bởi vì tính thẩm mỹ cao và dễ vệ sinh, nhịp cầu thường được chỉ định nhiều cho vùng mất răng thấy được khi thực hiện chức năng( các răng trước hàm trên và hàm dưới, răng cối nhỏ và răng cối lớn thứ nhất hàm trên).

D. nhịp cầu hình oval: là dạng nhịp cầu lí tưởng, đặc biệt là tính thẩm mỹ tối ưu và khả năng dễ dàng tiếp cận để vệ sinh răng miệng. Bất cứ khi nào phục hình cố định được thiết kế để thay thế cho răng mất thì tiếp xúc giữa nhịp cầu và niêm mạc phải được tránh hoặc giữ ở mức tối thiểu để có thể kiểm soát mảng bám.

NHỊP CẦU HÌNH OVAL:

Hình 70.10 Hình thể và khuôn mẫu lý tưởng của một nhịp cầu hình oval về mặt thẩm mỹ. Vị trí tiếp nhận đã được tạo ra từ 1 đến 1.5 mm ở trên viền nướu tự do ở mặt ngoài. Điều này tạo ra ảo ảnh về một nhịp cầu nhú lên từ mô. Ở mặt vòm miệng, nhịp cầu được vuốt thon để vị trí

tiếp nhận không bị kéo dài xuống dưới mô; điều này cho phép bạn dễ dàng vệ sinh răng miệng hơn. Lưu ý rằng khi tạo vị trí tiếp nhận, xương phải cách phần cao nhất của nhịp cầu

Hình 70.11 Lựa chọn tạo ra một ví trí tiếp nhận nhịp cầu hình oval ở những vùng kém thẩm mỹ của miệng. Thay vì tạo ra một vị trí tiếp nhận để nhịp cầu kéo dài vào trong gờ răng, có thể tạo ra một vị trí tiếp nhận bằng phẳng để nhịp cầu đặt ngang với gờ răng. Điều này tạo

điều kiện thuận lợi cho vệ sinh răng miệng.

=> Quy trình biến đổi gờ răng cho các hình thể nhịp cầu răng lí tưởng

 Khi biến đổi gờ răng bằng phẫu thuật, điều quan trọng là phải biết độ dày của mô mềm phía trên xương. Phép đo này được thực hiện bằng cách thăm dò xương qua mô đã được gây tê. Nếu mô được loại bỏ có độ dày dưới 2 mm, có thể xảy ra sự phục hồi đáng kể về chiều cao của bờ nướu. Nếu cần giảm chiều cao mô xuống dưới 2mm so với xương để tạo ra hình dạng nhịp cầu răng mong muốn, một số xương sẽ cần được mài bớt để đạt được kết quả mong muốn.

Điều quan trọng khi quan tâm đến một nhịp cầu hình trứng lí tưởng là nhận ra rằng phải tồn tại một giới hạn mô mềm nhất định để tối ưu hóa hình dạng nhịp cầu hình trứng.

 Đầu tiên, chiều cao của gờ răng cần phải phù hợp với chiều cao lý tưởng của gai nướu kế cận.

 Thứ hai, chiều cao bờ nướu cũng phải ở mức lí tưởng, nếu không sẽ xuất hiện các nhịp cầu quá dài.

 Thứ ba, mô gờ răng phải đối mặt với hình thể mặt cổ răng lý tưởng của nhịp cầu để có thể trồi ra khỏi mô.

=> Nếu một trong ba điều này không đáp ứng được thì cần phải có một số hình thức tăng cường gờ răng để có thể tạo được vị trí tiếp nhận thích hợp.

Hình 70.30 Các lưu ý về gờ răng khi muốn có một nhịp cầu mong muốn. Để tạo ra một nhịp cầu hình trứng đúng cách, gờ mô mềm phải thẳng hàng với phần cổ răng mong muốn của nhịp cầu. Khi nhịp cầu nằm đối diện với gờ răng, không thể tạo ra “ viền nướu tự do” một cách chính xác. Vùng tối trên hình đại diện cho lượng mô cần thiết được tăng cường để tạo ra một nhịp cầu hình trứng lý tưởng ở vị trí đặc biệt này.

Chức năng nha chu quan trọng của nhịp cầu hình oval lí tưởng: là bảo tồn gai nướu kẽ răng bên cạnh răng trụ sau khi nhổ.Khi một răng được nhổ bỏ đi, hình thể khoảng nướu bị mất đi. Phản ứng bình thường của gai nướu đối với việc mất dạng khoảng nướu là giảm chiều cao của nó xuống 1.5 đến 2 mm, tương ứng với phần bổ sung mô mềm tồn tại phía trên xương ở mặt bên so với hình dáng mặt ngoài. Tuy nhiên, sự giảm chiều cao này có thể được ngăn chặn bằng cách đưa vào nhịp cầu đúng 2.5 mm vào vị trí răng nhổ vào ngay ngày nhổ răng, hình thể khoảng nướu răng và gai nướu có thể được bảo tồn. Khi được 4 tuần, phần kéo dài 2.5 mm có thể được giảm xuống còn 1-1.5 mm để thuận tiện cho việc vệ sinh.

Ví dụ lâm sàng:

Hình 70.31 Bệnh nhân sẽ phải nhổ răng cửa giữa bên phải 11 vì bệnh nha chu. Bệnh nhân chọn phương pháp làm răng giả một phần cố định thay vì cấy ghép implant. Một nhịp cầu hình trứng sẽ được sử dụng để bảo tồn gai nướu sau khi nhổ bỏ răng cửa giữa này. (xem hình

Hình 70.33 Bởi vì bệnh nhân trong hình 70.31 muốn thay đổi thẩm mỹ cho những chiếc răng cửa còn lại, tất cả những chiếc răng cửa trước đã được sửa soạn trước khi nhổ bỏ răng cửa

giữa phải 11.

Hình 70.34 Chìa khóa để bảo tồn gai nướu kế cận là nhịp cầu hình trứng phải kéo dài 2.5 mm vào vị trí răng nhổ vào ngày nhổ răng. Điều này sẽ bảo tồn được hình thể khoảng nướu

Hình 70.35 Lưu ý khi phục hình tạm thời được đặt vào ngày nhổ răng, 2.5 mm của nhịp cầu kéo dài lên trên ổ nhổ. Cũng lưu ý khoảng kế cận nướu răng bị hở để tạo khoảng trống cho

các gai nướu hồi phục sau đó.

Hình 70.36: 9 tháng sau khi thực hiện việc phục hình tạm thời. (4 tuần sau khi đặt, nhịp cầu được rút ngắn để kéo thêm 1.5 mm vào vị trí nhổ răng để thuận tiện cho việc vệ sinh răng miệng. Chú ý bảo tồn hình thể gai nướu và chiều cao của viền nướu tự do, có thể tiên lượng

Hình 70.37 Vị trí nhịp cầu hình trứng sau khi loại bỏ phục hình tạm thời và trước khi lấy dấu cuối cùng. Lưu ý rằng hình thể gai nướu đã được bảo tồn nhờ nhịp cầu hình trứng bảo vệ

khối kế cận nướu răng.

Hình 70.38 Hình ảnh lưu lại 2 năm của phục hình cố định sau cùng ở bệnh nhân hình 70.31. Lưu ý cách nhịp cầu hình trứng sau cùng cũng bảo tồn được hình thể gai nướu.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO ĐỀ TÀI Các vấn đề giữa phục hình và nha chu (Trang 40 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)