Các vật quyền bảo đảm đƣợc đăng ký

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đăng ký vật quyền bảo đảm luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 52 - 59)

Trƣớc đây, Bộ luật dân sự 1995 quy định 7 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong đó có các biện pháp bảo đảm bằng tài sản là: Cầm cố tài sản, Thế chấp tài sản, Đặt cọc, Ký cƣợc, Ký quỹ. (Điều 324). Quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành các quy định về giao dịch bảo đảm trong Bộ luật dân sự 1995 có các văn bản: Nghị định 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 về giao dịch bảo đảm, Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chứ tín dụng, Nghị định 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 sửa đổi bổ sung Nghị định 178/1999/NĐ-CP.

Bộ luật dân sự 2005 có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 quy định 7 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong đó có các vật quyền bảo đảm: Cầm cố tài sản, Thế chấp tài sản, Đặt cọc, Ký cƣợc, Ký quỹ. Ngày 29/12/2006 chính phủ ban hành Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm. Nghị định này quy định chi tiết các quy định về giao dịch bảo đảm của Bộ luật dân sự 2005. Theo thời gian, Nghị định 163 và các luật điều chỉnh giao dịch bảo đảm bộc lộ rõ nét những thiếu sót, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 để quy định Đang ký giao dịch bảo đảm một cách chi tiết và cụ thể hơn. Việc thực hiện các thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm đƣợc chính phủ quy định tại Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2010.

Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 83/2010/NĐ-CP có thể xác định rõ đƣợc các vật quyền đƣợc phép đăng ký giao dịch bảo đảm nhƣ sau:

Điều 3. Đối tượng đăng ký

a) Thế chấp quyền sử dụng đất;

b) Thế chấp rừng sản xuất là rừng trồng; c) Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay; d) Thế chấp tàu biển;

đ) Các trường hợp khác, nếu pháp luật có quy định.

2. Các giao dịch bảo đảm bằng tài sản không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được đăng ký khi cá nhân, tổ chức có yêu cầu.

Theo quy định này, các vật quyền đƣợc phép đăng ký phân làm hai loại: (1) tài sản bắt buộc phải đăng ký và (2) tài sản đƣợc phép đăng ký theo thỏa thuận. Sự phân chia này dƣờng nhƣ cũng tạo điều kiện cho các bên có thể thống nhất việc quyết định một tài sản có đƣợc đem ra đăng ký giao dịch bảo đảm hay không, đồng thời cũng không loại trừ việc quy địnhvề những vật quyền bắt buộc phải đăng ký nhằm đảm bảo hiệu quả của hoạt động kinh tế cũng nhƣ giao lƣu dân sự.

Đối với các giao dịch bảo đảm có tài sản bảo đảm bắt buộc phải đăng ký, dƣờng nhƣ các nhà làm luật đã căn cứ vào tính chất của tài sản và nội dung của giao dịch bảo đảm nên mới xếp những tài sản bắt buộc phải đăng ký bao gồm: “Quyền sử dụng đất, Rùng sản xuất là rừng trồng, tàu bay, tàu biển” vào cùng một loại. Những tài sản này thông thƣờng có giá trị rất lớn, do đó sự ảnh hƣởng của những tài sản này đến các giao dịch có bảo đảm liên quan cũng là rất lớn. Nếu nhƣ không có sự áp đặt ý chí cho việc đăng ký giao dịch bảo đảm liên quan đến những tài sản này thì việc những tác động xấu do chúng gây sẽ tạo nên những thiệt hại rất lớn. Không chỉ dừng lại ở việc sắp xếp riêng những tài sản đó vào cũng một loại vật quyền bảo đảm bắt buộc phải đăng ký, pháp luật còn cho phép đăng ký các giao dịch bảo đảm này dựa trên hình thức quan hệ giữa các chủ thể là Cầm cố hay Thế chấp đối với tàu bay. Quy định này cũng khá hợp lý khi trong một số trƣờng hợp nhất định, việc cho phép các bên đăng ký

cũng nhƣ ngƣời thực tế chiếm giữ tài sản là tàu bay này có thể đƣợc phép khai thác giá trị của tàu mà không làm ảnh hƣởng đến quan hệ giao dịch đƣợc bảo đảm. Các vật quyền chủ yếu đƣợc sử dụng đối với những giao dịch bảo đảm này là Thế chấp tài sản và Cầm cố tài sản. Căn cứ vào tính chất của các loại tài sản đƣợc liệt kê nêu trên kèm theo việc dự liệu về sự ảnh hƣởng của các quan hệ giao dịch bảo đảm có liên quan đến những loại tài sản này tới kinh tế - xă hội – môi trƣờng là rất lớn nên việc sử dụng chủ yếu hai vật quyền Cầm cố tài sản và Thế chấp tài sản là các biện pháp hữu hiệu nhất cho việc bảo đảm giá trị của các giao dịch. Bên cạnh đó, pháp luật cũng không quên dự liệu các trƣờng hợp có thể xảy ra khác mà luật hiện tại chƣa điều chỉnh hoặc còn vƣớng mắc với quy định tại điểm đ “đ) Các trƣờng hợp khác, nếu pháp luật có quy định”.

Đối với các giao dịch bảo đảm có tài sản bảo đảm không bắt buộc phải đăng ký, việc đăng ký chỉ đƣợc thực hiện khi phát sinh yêu cầu của các bên chủ thể. Nhà nƣớc tôn trọng sự tự nguyện, tự do và thống nhất ý chí của các bên về việc đăng ký giao dịch bảo đảm. Những tài sản mà không phải là “Quyền sử dụng đất, rừng sản xuất là rừng trồng, tàu bay, tàu biển và một số trƣờng hợp khác theo quy định của pháp luật” thì vẫn đƣợc đăng ký giao dịch bảo đảm, nhƣng những giao dịch này chỉ đƣợc cơ quan nhà nƣớc thực hiện khi có yêu cầu chủ động của các bên tham gia giao dịch. Những giao dịch bảo đảm này đƣợc đăng ký không bị giới hạn bởi bất kỳ vật quyền nào, do đó, các giao dịch có tài sản bảo đảm không bắt buộc đăng ký đều có quyền đƣợc đăng ký bằng bất kỳ hình thức vật quyền bảo đảm nào. Không chỉ dừng lại ở vật quyền bảo đảm bằng Thế chấp tài sản hay Cầm cố tài sản, việc sử dụng các vật quyền bảo đảm khác nhƣ Đặt cọc, Ký cƣợc, Ký quỹ (Gọi chung là Để đƣơng tài sản[32]) cũng đều là các vật quyền bảo đảm đƣợc pháp luật công nhận, bảo vệ và các chủ thể trong quan hệ giao dịch bảo đảm đƣợc phép sử dụng bởi tài sản đƣợc đem ra làm vật bảo đảm không chỉ có tiền và giấy tờ có giá mà còn có các kim khí quý, các vật có giá trị khác. Những kim khí quý này suy cho cùng cũng chính là “Vật” có giá trị rất lớn và các vật có giá trị khác cũng đều đƣợc coi là “vật”

trong vật quyền bảo đảm. Bởi vậy sự bảo đảm cho các giao dịch bằng các biện pháp vật quyền khác có thể đƣợc coi là biến thể của Vật quyền bảo đảm thông thƣờng. Với quy định này, bất kỳ giao dịch nào có tài sản bảo đảm cũng đều đƣợc đăng ký bảo đảm, sự bảo đảm rộng rãi cũng nhƣ mở cửa này giúp cho hoạt động quản lý thông tin và tài sản bảo đảm cũng nhƣ quản lý các giao dịch dân sự đƣợc hoàn thiện, mở rộng và linh hoạt hơn, phù hợp hơn với thời đại kinh tế mở cửa, kinh tế thị trƣờng.

Để giải thích về các Vật quyền bảo đảm đƣợc đăng ký, Nghị định 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ về Giao dịch bảo đảm và Bộ luật Dân sự 2005(BLDS 2005) cũng đã giải thích về những vật quyền này.

Cầm cố tài sản

Điều 326. Cầm cố tài sản

Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.” – Điều 326 BLDS 2005.

Điều 16. Giữ tài sản cầm cố

Sau khi nhận chuyển giao tài sản cầm cố, bên nhận cầm cố trực tiếp giữ tài sản hoặc uỷ quyền cho người thứ ba giữ tài sản; trường hợp uỷ quyền cho người thứ ba giữ tài sản thì bên nhận cầm cố vẫn phải chịu trách nhiệm trước bên cầm cố về việc thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 332 Bộ luật Dân sự và nghĩa vụ khác theo thoả thuận với bên cầm cố.

Nhƣ vậy, theo những quy định này, việc Cầm cố tài sản đƣợc thực hiện giữa bên cần cố và bên nhận cầm cố liên quan đến hành vi giao tài sản thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố cho bên nhận cầm cố để bảo cho nghĩa vụ mà bên cầm cố phải thực hiện. Nếu chỉ tuân theo quy định của BLDS 2005 thì chỉ

sản bảo đảm cầm cố thì tại Nghị định 163 quy định thêm về trƣờng hợp cầm cố tài sản chƣa có hoặc không có đăng ký quyền sở hữu cũng vẫn đƣợc ghi nhận là tài sản bảo đảm nếu phù hợp với các quy định tại Điều 13 của Nghị định này.

Thế chấp tài sản

Điều 342 BLDS 2005 quy đinh về Thế chấp tài sản nhƣ sau:

Điều 342. Thế chấp tài sản

1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.

Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp.

Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản được hình thành trong tương lai. 2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

3. Việc thế chấp quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 715 đến Điều 721 của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Do vậy, có thể hiểu Thế chấp tài sản là một biện pháp bảo đảm khá hữu ích và linh hoạt trong hoạt động giao lƣu dân sự. Việc bên thế chấp vẫn thực tế chiếm giữ tài sản thế chấp và chỉ giao cho bên nhận thế chấp những chứng từ

xác nhận quyền sở hữu của mình đối với tài sản đó. Trên thực tế, việc sử dụng biện pháp vật quyền bảo đảm này vừa giúp cho bên nhận thế chấp có thể nắm giữ đƣợc quyền lợi của mình thông qua những chứng từ và giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm, vừa tạo điều kiện cho bên thế chấp đƣợc phép chiếm giữ, khai thác các công năng của tài sản bảo đảm mà không làm ảnh hƣởng đến giao dịch bảo đảm.

Các vật quyền bảo đảm Để đương tài sản

Ngoài hai vật quyền bảo đảm chính thƣờng đƣợc sử dụng trong các giao dịch bảo đảm là cầm cố và thế chấp tài sản ra, các vật quyền bảo đảm khác nhƣ Đặt cọc, Ký cƣợc, Ký quỹ cũng thƣờng xuyên đƣợc sử dụng trong những trƣờng hợp mà quan hệ giao dịch đƣợc bảo đảm phù hợp với tính chất của các loại vật quyền này. Đối với vật quyền bảo đảm Đặt cọc và Ký cƣợc, tài sản đƣợc đem ra bảo đảm thông thƣờng là một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc là vật có giá trị khác. Nhƣ vậy, tài sản bảo đảm trong các trƣờng hợp này đã bị thu hẹp lại, chỉ áp dụng Đặt cọc, Ký cƣợc đối với những tài sản có giá trị thực tế và dễ dàng nhận biết đƣợc giá trị của nó. Bên cạnh đó, đối với Đặt cọc, những tài sản này đƣợc sử dụng để đảm bảo cho việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng, còn trong trƣờng hợp Ký cƣợc, Vật quyền bảo đảm Ký cƣợc chỉ đƣợc thực hiện để bảo đảm cho hoạt động cho thuê tài chính nói chung và việc trả lại tài sản cho thuê nói riêng. Đặc biệt, riêng đối với Vật quyền bảo đảm Ký quỹ, đây có thể đƣợc xem là hình thức vật quyền bảo đảm đặc biệt nhất, bơi tài sản bảo đảm vừa bị giới hạn về chủng loại nhƣ Đặt cọc và Ký cƣợc, vừa bị phong tỏa tại một ngân hàng nhất định nhằm bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm.

1. Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.

Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.

2. Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 359. Ký cược

1. Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản ký cược) trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.

2. Trong trường hợp tài sản thuê được trả lại thì bên thuê được nhận lại tài sản ký cược sau khi trừ tiền thuê; nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền đòi lại tài sản thuê; nếu tài sản thuê không còn để trả lại thì tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê.

Điều 360. Ký quỹ

1. Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong toả tại một ngân hàng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự.

2. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được ngân hàng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng.

Những vật quyền bảo đảm này không hề xa lạ đối với cuộc sống của chúng ta, tuy nhiên, để nhận biết chính xác và áp dụng ƣu điểm của từng loại hình thức bảo đảm này vào trong các giao dịch nhất định không phải dể dàng. Do sự phát triển của các quan hệ dân sự - kinh tế ngày càng phức tạp, sự điều chỉnh của luật ngày càng tụt hậu và không dự liệu hết đƣợc các trƣờng hợp trong quá trình pháp điển hóa. Do đó, ngay từ việc xây dựng những khái niệm về các vật quyền bảo đảm này dƣờng nhƣ vẫn còn gặp nhiều vƣớng mắc, kèm theo đó là những bất cập không hề mong muốn xảy ra khi áp dụng pháp luật vào thực tiễn. Các nhà làm luật vẫn luôn loay hoay giữa việc bảo vệ quyền lợi cho ai? Cho ngƣời nhận bảo đảm, hay ngƣời bảo đảm hay là hạn chế của quyền lợi của họ để tăng cƣờng bảo đảm quyền lợi ích của Nhà nƣớc?

Cho đến nay, khi bộ luật dân sự 2015 mới ra đời và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2017 sắp tới hứa hẹn sẽ mang lại nhiều điểm mới về chế định Vật quyền bảo đảm, ảnh hƣởng không nhỏ tới vấn đề đăng ký vật quyền bảo đảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đăng ký vật quyền bảo đảm luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)