Những bất cập trong hoạt động đăng ký vật quyền bảo đả mở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đăng ký vật quyền bảo đảm luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 68 - 77)

Việt Nam

Ở Việt Nam, khi quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong Bộ luật Dân sự và thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm, các nhà làm luật đã bƣớc đầu tiếp thu những đặc điểm cơ bản của vật quyền bảo đảm, song các quy định đó lại đƣợc nhìn nhận và xây dựng trên cơ sở kết hợp với nguyên lý về trái quyền. Do vậy, một số quy định của pháp luật về Đăng ký vật quyên bảo đảm tuy đã mang “dáng dấp” của vật quyền bảo đảm (ví dụ nhƣ: thứ tự ƣu tiên thanh toán, giá trị pháp lý đối với ngƣời thứ ba), song lại chƣa thực sự triệt để, toàn diện. Qua nghiên cứu, so sánh với nguyên lý về vật quyền bảo đảm,

chúng tôi nhận thấy, pháp luật hiện hành bộc lộ nhiều hạn chế của nó với quá trình thực hiện và thực thi pháp luật.

Hệ thống đăng ký vật quyền bảo đảm

Trƣớc hết, về hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm. Với những quy định hiện hành, mô hình hệ thông hiện tại của Việt Nam không thuộc một trong ba mô hình đăng ký vật quyền bảo đảm đƣợc tìm hiểu ở Chƣơng II của luận văn. Tuy nhiên đi theo từ bộ phận của mô hình hệ thống này, ta lại nhận thấy có sự học hỏi và phát huy ƣu điểm của từng loại mô hình trên thế giới. Do đó, có thể nói răng, mô hình đăng ký vật quyền bảo đảm của Việt Nam vừa là mô hình Đăng ký tập trung đối với động sản (trừ tàu bay và tài biển) và đăng ký gắn liền với cơ quan đăng ký sở hữu đối với bật động sản, vừa là mô hình đăng ký gắn liền với cơ quan đăng ký sở hữu đối với cả động sản ( tàu bay và tàu biển) và bất động sản.

Do mô hình đăng ký vật quyền bảo đảm của Việt Nam đƣợc xây dựng dƣới sự kế thừa những ƣu điểm của các mô hình khác trên thế giới, do đó, những tác động không tốt và hạn chế của các mô hình đƣợc học hỏi cũng xuất hiện trong mô hình đăng ký vật quyền ở Việt Nam. Những hạn chế này đƣợc bộc lộ rất rõ qua quá trình thực hiện các quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm (đặc biệt là Bộ luật dân sự 2005) và đăng ký giao dịch bảo đảm (Nghị định số 83/2010/NĐ-CP). Đối với một mô hình đăng ký vật quyền yêu cầu một hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin đầy đủ hoàn thiện thì tại nƣớc ta điều này chƣa đƣợc đáp ứng. Các thông tin về thông tin và tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm chƣa đƣợc xây dựng thống nhất tại các trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm. Do vậy, trên thực tế, việc yêu cầu đăng ký cũng nhƣ cung cấp thông tin trong một số trƣờng hợp vẫn không đáp ứng kịp thời. Bên cạnh đó, việc giải quyết yêu cầu đăng ký, cung cấp thông tin thƣờng mất khá nhiều thời gian do

nhất, dẫn tới kéo dài thời gian có kết quả đăng ký, cung cấp thông tin hoặc liên lạc trao đổi với ngƣời yêu cầu từ xã để chỉnh sửa lại đơn yêu cầu. Trong quá trình xây dựng hệ thống thông tin cơ sở, còn tồn tại một số sai sót về thông tin trong cơ sở dữ liệu do quá trình nhập liệu còn mang tính thủ công, chƣa mang tính “Nhanh – gọn – hiệu quả”. Đối với khách hàng, việc tiếp cận với hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản chƣa thực sự thuận tiện, do số lƣợng điểm Trung tâm Đăng ký còn bị hạn chế, trong khi đó các phƣơng thức gửi hồ sơ đến cơ quan đăng ký luôn gây ra những khó khăn về thời gian, hiệu quả cho khách hàng. Do vậy, mối liên kết giữa trung tâm đăng ký và khách hàng chƣa đƣợc chặt chẽ, dẫn đến hệ quả tất yếu là kể cả đối với các giao dịch đã hoàn thành thủ tục thì việc thu phí và quản lý nợ cũng gặp nhiều khó khăn do cơ chế bảo đảm cho hoạt động này không đƣợc diễn ra thƣờng xuyên liên tục.

Pháp luật về giao dịch bảo đảm.

Các quy phạm pháp luật về giao dịch bảo đảm đƣợc quy định tại Bộ luật dân sự 2005, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP, Nghị định số 11/2012/NĐ-CP đƣợc ban hành đã tạo lập một khuôn khổ pháp lý tƣơng đối đầy đủ điều chỉnh việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong các quan hệ dân sự, kinh tế, tín dụng ngân hàng, góp phần thúc đầy giao lƣu dân sự, phát triển kinh tế đất nƣớc trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tiễn, rất nhiều điểm hạn chế đã đƣợc bộc lộ.

Các nguyên tắc của vật quyền bảo đảm mặc dù rất quan trọng và làm cơ sở cho toàn bộ quy định về vật quyền bảo đảm những nhƣ đăng ký vật quyền bảo đảm, vậy mà pháp luật Việt nam chƣa thừa nhận triệt để các nguyên tắc của vật quyền bảo đảm. Bộ luật dân sự 2005 mô tả về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dƣới góc độ hợp đồng (trái vụ) nên các nguyên tắc pháp định của Vật quyền bảo đảm và Đăng ký vật quyền bảo đảm phải gắn liền với các nguyên tắc về hợp đồng và giao dịch dân sự mà chƣa đƣợc đầy đủ hay cụ thể

hóa (về quyền ƣu tiên hoặc quyền theo đuổi). Điều này dẫn đến, hoạt động giao dịch bảo đảm hay kể cả đăng ký giao dịch bảo đảm cũng chƣa bảo vệ bên có quyền một cách tối đa nhất. Quyền của bên nhận bảo đảm phụ thuộc nhiều vào ý chí, trách nhiệm của bên bảo đảm.

Bên cạnh đó, pháp luật cũng còn khá vƣớng mắc trong việc xác định thứ tự ƣu tiên thanh toán giữa bên nhận tài sản bảo đảm (đặc biệt là cầm cố hoặc thế chấp) với bên nhận bảo lãnh và quan hệ giữa bên nhận bảo đảm với các chủ thể khác. Theo quy định tại khoản 2 Điều 325 Bộ luật dân sự năm 2005 thì “trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự mà có giao dịch bảo đảm có đăng ký, có giao dịch bảo đảm không đăng ký thì giao dịch bảo đảm có đăng ký được ưu tiên thanh toán”. Nhìn từ giác độ khoa học pháp lý thì quan hệ bảo lãnh phải đƣợc hiểu là quan hệ trái quyền và không thuộc đối tƣợng đăng ký nhƣ các vật quyền bảo đảm khác. Tuy nhiên, do Bộ luật dân sự Việt Nam xác định thứ tự ƣu tiên thanh toán giữa giao dịch bảo đảm bằng tài sản (ví dụ nhƣ: cầm cố, thế chấp) với bảo lãnh theo tiêu chí “đăng ký”, trong khi hợp đồng bảo lãnh không thuộc diện đăng ký nên chƣa giải quyết triệt để thứ tự ƣu tiên giữa bên nhận bảo lãnh với bên nhận thế chấp (nhận cầm cố).

Mặt khác, Điều 325 Bộ luật Dân sự năm 2005 mới chỉ giải quyết vấn đề thứ tự ƣu tiên thanh toán giữa các giao dịch bảo đảm, chƣa giải quyết vấn đề xác địnhthứ tự ƣu tiên thanh toán từ số tiền thu đƣợc do xử lý tài sản bảo đảm giữa bên nhận bảo đảm với chủ thể khác có quyền và lợi ích liên quan đến tài sản bảo đảm, (ví dụ: ngƣời đƣợc thi hành án, Nhà nƣớc trong trƣờng hợp doanh nghiệp nợ thuế) hay với các quyền ƣu tiên khác liên quan đến tài sản bảo đảm (ví dụ: quyền của ngƣời lao động trong doanh nghiệp; quyền của ngƣời cho vay tiền mua tài sản…).

luân chuyển, trong quá trình sản xuất và kinh doanh, dù đã đƣợc đăng ký thế chấp và các bên thỏa thuận chỉ đƣợc bán khi có sự đồng ý của bên nhận thế chấp nhƣng bên thế chấp có thể bán bất kỳ lúc nào mà không cần sự đồng ý của bên nhận thế chấp. Đối với tài sản thế chấp là phƣơng tiện vận tải, pháp luật có sự không thống nhất trong việc quy định về biện pháp cầm cố và thế chấp các phƣơng tiện giao thông vận tải là tàu bay, tàu biển , tàu thủy và cả tàu cá. Đối với cả tài sản thế chấp là xe ô tô, khi bên nhận thế chấp không giữ Giấy chứng nhận đăng ký xe, bên thế chấp dễ dàng bán, gán nợ, cầm cố, thế chấp … xe ô tô đã đƣợc thế chấp hợp pháp trƣớc đó vì bên thế chấp thực tế vẫn giữ cả xe và giấy chứng nhận đăng ký xe.

Về thế chấp nhà ở, có nhiều vƣớng mắc về việc thế chấp nhà ở : 1. Nhà ở dù giá trị lớn đến đâu cũng không thể đƣợc thế chấp tại nhiều tổ chức tín dụng. 2.Tài sản bảo đảm là nhà ở chỉ đƣợc thế chấp để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ nếu giá trị của nhà ở đó lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ, điều này đồng nghĩa với việc nhà ở không đƣợc sử dụng để bảo đảm cho một phần nghĩa vụ. 3.Nhà ở không đƣợc thế chấp cho cá nhân hay tổ chức nào khác ngoài tổ chức tín dụng. Những vƣớng mắc này ảnh hƣởng nghiêm trọng đến quyền sở hữu của chủ sở hữu đối với tài sản của mình khi đem đi thực hiện bảo đảm nghĩa vụ.

Thêm nữa, quy định về vật quyền bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự còn chƣa phù hợp với thực tiễn xác lập giao dịch bảo đảm hiện nay, bởi một lý do khách quan là tài sản bảo đảm trên thực tế rất đa dạng, không chỉ bao gồm vật mà còn các loại tài sản khác nhƣ: Quyền sở hữu trí tuệ, quyền dụng ích, quyền đòi nợ, khoản phải thu,… .

Pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.

Một thực tế có thể nhận thấy rằng việc quy định về đăng ký vật quyền bảo đảm ở Việt Nam còn chƣa đƣợc đầu tƣ xây dựng một cách đồng bộ, nhất

quán. Hệ thống văn bảo pháp luật hiện hành về đăng ký giao dịch bảo đảm còn chƣa đƣợc đồng bộ, thiếu tính thống nhất và chƣa đƣợc pháp điển hóa thành một văn bản luật. Một số quy định của pháp luật trong nhiều lĩnh vực có liên quan (nhƣ pháp luật về đất đai, nhà ở, công chứng hợp đồng, hợp đồng, … ) hiện chƣa phù hợp với thực tiễn, còn tồn tại nhiều mâu thuẫn nên đã ảnh hƣởng tiêu cực đến hiệu quả quản lý nhà nƣớc về đăng ký giao dịch bảo đảm và dẫn đến khó khăn, vƣớng mắc cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội khi áp dụng các quy định này. Một trong những tác động xấu dẫn đến hạn chế trong công tác đăng ký giao dịch bảo đảm thời gian qua là do tính pháp lý của văn bản điều chỉnh trong lĩnh vực này còn thấp (ở tầm nghị định và thông tƣ). Các nguyên tắc đăng ký thiếu thống nhất chƣa phù hợp với nguyên lý chung của hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm hiện đại. Do đó nhiều ý tƣởng cải cách pháp luật trong lĩnh vực này còn chƣa có sự bảo đảm chắc chắn nhất đến từ pháp luật.

Mô hình hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm dƣới các quy định của pháp luật còn phân tán theo loại tài sản cũng nhƣ theo tƣ các chủ thể của ngƣời sở hữu, do đó pháp luật điều chỉnh cũng bị phân tán theo từng loại tài sản và từng loại quan hệ tƣơng ứng mà chƣa chú ý đến xây dựng những quy tắc hệ thống chung cho hoạt động đăng ký. Bên cạnh đó, mô hình này cũng chƣa xây dựng đƣợc cơ sở dữ liệu chung thống nhất về giao dịch vật quyền bảo đảm, do đó chƣa tạo đƣợc thuận lợi cho việc tra cứu, tìm kiếm thông tin về giao dịch bảo đảm.

Trong hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản bảo đảm, những thủ tục về công chứng và đăng ký luôn gây những phức tạp, tốn kém không cần thiết. Pháp luật chƣa thực sự chặt chẽ trong việc bảo đảm quyền lợi cho khách hàng, những hành vi gian lận, lừa đảo trên thực tế lại dễ dàng đƣợc hoàn thành thủ tục trƣớc để lấy quyền ƣu tiên. Trên thực tiễn xét sử, dù tài sản

thế chấp chỉ liên quan đến một chủ nợ và một con nợ, không hề xuất hiện ngƣời thứ ba nhƣng nếu hợp đồng thế chấp không công chứng sẽ bị vô hiệu hóa và không đăng ký thể chấp cũng bị vô hiệu, điều này cho thấy tính thủ tục và hình thức ảnh hƣởng lớn đến quan hệ giao dịch của các bên. Việc đăng ký vật quyền bảo đảm tại các cơ quan nhà nƣớc tuy đƣợc xây dựng dƣới mô hình nhanh chóng thuận tiện về mặt lý thuyết nhƣng trên thực tiễn ý nghĩa và tác dụng còn nhiều hạn chế, đặc biệt là việc đăng ký thế chấp hàng hóa.

Tổ chức hoạt động của hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại địa phƣơng còn gặp một số tồn tại. Quy trình đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất vẫn chƣa thực sự thuận tiện. Ở một số địa phƣơng, cơ quan đăng ký vẫn chƣa tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục đăng ký, ví dụ nhƣ: thời gian đăng ký thế chấp tại một số địa phƣơng có trƣờng hợp còn kéo dài, một số Văn phòng đăng ký còn yêu cầu ngƣời đăng ký thế chấp cung cấp thêm một số loại giấy tờ chƣa đúng với quy định (sổ hộ khẩu, biên bản định giá tài sản…) Việc phối hợp của cơ quan công chứng, chứng thực và cơ quan đăng ký chƣa đƣợc xác định cụ thể, chƣa mang tính cải cách thủ tục hành chính. Do đó, trong thực tiễn thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích của các tổ chức, cá nhân có liên quan. Với cách tổ chức hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thành 2 cấp theo địa giới hành chính và chủ thể sử dụng đất dẫn đến tình trạng thông tin về tài sản thế chấp, gây khó khăn trong công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai, khó khăn trong việc tìm hiểu và cung cấp thông tin của các tổ chức, cá nhân.

Trong thời gian qua, các yêu cầu về đăng ký giao dịch bảo đảm đã tăng lên đáng kể. Nhƣng so với số giao dịch đƣợc thực hiện trên thực tế, thì số lƣợng đăng ký giao dịch bảo đảm vẫn còn quá ít. Trƣớc đây, dƣ luận xã hội đã từng nổi lên một số vụ việc ngƣời dân tham gia các giao dịch mua bán/chuyển nhƣợng tài sản

mà không biết tài sản đó đang đƣợc thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ tại ngân hàng. Điển hình là vào khoảng trung tuần tháng 3/2009, bản tin Thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam và một số báo chí đƣa tin về việc Công ty D&T lừa bán cho ngƣời dân 47 căn biệt thự tại Khu du lịch sinh thái cao cấp An Khánh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây (cũ). Đây là Dự án đƣợc Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây (cũ) cấp phép cho Tập đoàn Bảo Sơn năm 2004 để xây dựng khu biệt thự kinh doanh. Đến tháng 12/2007, Công ty Bảo Sơn (thuộc Tập đoàn Bảo Sơn) ký hợp đồng hợp tác đầu tƣ với Công ty D&T; theo đó, Công ty Bảo Sơn góp vốn bằng quyền sử dụng 47 lô đất tại Dự án và Công ty D&T góp vốn bằng tiền mặt (97 tỷ đồng) để xây dựng 47 căn biệt thự trên 47 lô đất nêu trên. Vì nhiều lý do khác nhau, Công ty D&T không góp vốn bằng toàn bộ vốn tự có của mình để thực hiện hợp đồng hợp tác đầu tƣ nêu trên mà vay vốn của GPBank (Ngân hàng) trên cơ sở thế chấp chính 47 căn biệt thự đƣợc hình thành trong tƣơng lai tại Dự án. Sau khi ký kết hợp đồng tín dụng, căn cứ đề nghị của Ngân hàng, Tập đoàn Bảo Sơn, Công ty D&T và Ngân hàng ký biên bản cam kết 3 bên, trong đó quy định rõ: Trong thời gian Công ty D&T còn nợ vay tại Ngân hàng, Tập đoàn Bảo Sơn không giải quyết bất cứ yêu cầu nào liên quan đến việc thế chấp, cầm cố, tặng cho, thừa kế, chuyển quyền sử dụng đất đối với 47 căn hộ nêu trên khi chƣa có chấp thuận của Ngân hàng. Tuy nhiên, đến thời điểm tháng 12/2008, Công ty D&T đã rao bán hết 47 căn biệt thự nêu trên cho hàng chục cá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đăng ký vật quyền bảo đảm luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 68 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)