Mô hình hệ thống các cơ quan đăng ký đƣợc tổ chức phân tán, không tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đăng ký vật quyền bảo đảm luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 35 - 39)

không tập trung.

2.1.1. Đặc điểm của mô hình

Mô hình Đăng ký vật quyền bảo đảm phân tán không tập trung đƣợc hình thành cho đến nay đã hơn nửa thế kỉ. Mô hình này từng đƣợc các nƣớc có hệ thống cơ quan đăng ký khá hoàn thiện về chể chế cũng nhƣ năng lực hoạt động ở Châu Âu hay nhƣ Nhật Bản và Úc đã áp dụng.

Tại các quốc gia xây dựng hệ thông cơ quan Đăng ký vật quyền bảo đảm theo mô hình này thì Nhà nƣớc quy định việc đăng ký sở hữu và đăng ký giao dịch bảo đảm đối với mỗi loại tài sản đƣợc thực hiện tại một cơ quan đăng ký nhất định. Những nhà làm luật tại các quốc gia này dựa vào đặc điểm và tính

định về hình thức, thủ tục cũng nhƣ cơ quan nhận Đăng ký giao dịch bảo đảm riêng biệt, tƣơng ứng với mỗi loại tài sản cũng nhƣ phù hợp với tính chất của vật trong các giao dịch đƣợc bảo đảm.

Đối với mô hình đăng ký này, một tài sản nhất định sẽ đƣợc kê khai thông tin cũng nhƣ tình trạng pháp lý tại cơ quan đƣợc đăng ký quyền sở hữu. Đặc điểm này xuất phát từ việc nhà làm luật chú trọng đến nguồn gốc và nơi phát sinh vị trí pháp lý của tài sản. Khi xác định đƣợc nơi chứa đựng nguồn gốc tài sản, tất cả những giao dịch liên quan đến giá trị pháp lý của tài sản này sẽ gắn chặt với một cơ quan nhà nƣớc đƣợc giao thẩm quyền nhất định.

Với mô hình Đăng ký vật quyền bảo đảm mà gắn việc Đăng ký vật quyền bảo đảm với việc đăng ký sở hữu tài sản tạo nên sự ràng buộc giữa hành vi giao dịch bảo đảm bằng vật với việc đăng ký sở hữu, do vậy hình thành nên sự phân tách các loại tài sản đƣợc sử dụng trong giao dịch bảo đảm với các tài sản thực tế có thể sử dụng để bảo đảm nhƣng không đƣợc phép dùng làm vật bảo đảm dựa trên nguyên tắc đăng ký sở hữu.

2.1.2. Ưu điểm của mô hình

Với việc ghi nhận việc Đăng ký vật quyền bảo đảm, mô hình đăng ký phân tán, không tập trung cũng có những ƣu điểm nhất định để khai thác giá trị của tài sản dành cho việc bảo đảm giao dịch

Có thể thấy, việc tổ chức mô hình Đăng ký giao dịch bảo đảm lại gắn liền với đăng ký sở hữu tài sản là một trong những biện pháp hữu hiệu thể hiện quyền lực nhà nƣớc đƣợc quản lý chặt chẽ. Việc quy định những tài sản đã đăng ký sở hữu đƣợc phép tham gia vào việc đăng ký giao dịch bảo đảm góp phần giúp nhà nƣớc quản lý dễ dàng hơn các hành vi cũng nhƣ hợp đồng giao dịch của các chủ thể. Những giao dịch này không tuân thủ theo quy định của nhà nƣớc về Đăng ký sở hữu cũng nhƣ Đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ không có

giá trị pháp lý trong việc bảo đảm cho trái vụ mà các bên tham gia vào giao dịch bảo đảm đƣợc đăng ký.

Bên cạnh đó, việc quy định về xây dựng mô hình Đăng ký vật quyền bảo đảm phân tán không tập trung tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa nguồn gốc pháp lý của tài sản với các giao dịch đƣợc xác lập có liên quan đến tài sản. Khi tạo đƣợc sự liên kết trên, tất cả những thông tin về tài sản trong các quan hệ dân sự sẽ đƣợc tập trung và thống nhất tại một cơ quan nhà nƣớc nhất định, đó là cơ quan Đăng ký sở hữu. Điều này giúp cho tình trạng pháp lý của tài sản đƣợc cung cấp và hoàn thiện một cách đầy đủ nhất, do vậy, khi các chủ thể có ý định xác lập các quan hệ giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản bảo đảm đã đƣợc đăng ký sẽ có thể tìm kiếm và khai thác cụ thể, chi tiết thông tin và tình trạng pháp lý của tài sản, tránh các rủi ro khi tham gia xác lập giao dịch.

Không chỉ dừng lại ở việc có thể tìm kiếm thông tin tài sản nhằm tạo lập nên các hợp đồng có lợi cho mình, với việc xây dƣng hệ thống đăng ký vật quyền bảo đảm nhƣ trên, các chủ thể sau khi xác lập đƣợc quan hệ giao dịch có liên quan đến tài sản bảo đảm có thể dễ dàng tìm kiếm các tổ chức, cá nhân và cơ quan đăng ký sở hữu để thực hiện những hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích của mình một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Khi xảy ra tranh chấp, việc xác định tình trạng pháp lý của tài sản cũng nhƣ xác định chủ thể đang nắm giữ tài sản hay chủ thể có quyền ƣu tiên trƣớc nhất đối với tài sản, để các chủ thể khác có thể nhanh chóng thực hiện những hoạt động nhằm bảo đảm lợi ích đƣợc xác lập của mình, trách xảy ra thiệt hại do tranh chấp giữa các bên.

Với hệ thống Đăng ký vật quyền này, quyền đƣợc khai thác thông tin và tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm cho các chủ thể đƣợc bảo vệ rất chặt chẽ. Bên cạnh đó, việc bảo vệ quyền lực nhà nƣớc cũng nhƣ công tác quản lý nhà nƣớc về Đăng ký sở hữu và Đăng ký vật quyền bảo đảm cũng đƣợc chặt chẽ và

những ƣu điểm đó nhằm phục vụ công cuộc quản lý đất nƣớc và nhu cầu thông tin của các chủ thể khi xác lập giao dịch có liên quan đến tài sản bảo đảm.

2.1.3. Nhược điểm của mô hình.

Bất cứ mô hình hoạt động nào đƣợc hình thành cũng nhằm mục đích bảo vệ cho một nhu cầu nhất định. Do đó khi đƣợc hình thành và áp dụng, mô hình Đăng ký vật quyền bảo đảm nào cũng bảo vệ những mong muốn về lợi ích mà ngƣời thiết lập nên hệ thống này mong muốn. Do đƣợc xây dựng nên để bảo vệ một số lợi ích nhất định, do đó với những lợi ích mà không đƣợc nó hƣớng tới sẽ tạo nên những nhƣợc điểm khi đặt mô hình này vào một các nhìn tổng quát về sự tƣơng tác của nó với thế giới khác quan.

Với những đặc điểm của mình, hệ thống Đăng ký vật quyền bảo đảm phân tán cũng mang những nhƣợc điểm nhất định.

Có thể nói, mô hình tổ chức cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm gắn liền với cơ quan đăng ký quyền sở hữu cho thấy rất rõ mục tiêu trƣớc hết và chủ yếu mà hệ thống mô hình tổ chức này hƣớng tới là phục vụ công tác quản lý nhà nƣớc. Do đó, mục tiêu bảo đảm cho các giao dịch đƣợc thuận lợi, nhanh chóng, minh bạch và công khai còn bị hạn chế. Quy định này tạo nên sự xâm nhập nhất định của cơ quan nhà nƣớc đến thực tiễn xác lập hợp đồng giao dịch bảo đảm. Từ đó hạn chế quyền lợi của các chủ thể khi tham gia thực hiện hoạt động kinh doanh, giao lƣu dân sự.

Thêm nữa, nhƣợc điểm của mô hình này còn tạo nên sự tiêu tốn thời gian đáng kể, do việc đăng ký giao dịch bảo đảm phải gắn liền với một địa điểm nhất định phụ thuộc vào cơ quan đăng ký quyền sở hữu. Do đó khi thực hiện nhiều giao dịch dân sự liên quan đến tài sản bảo đảm buộc các chủ thể phải dựa vào tƣng loại tài sản và từng cơ quan Đăng ký sở hữu mà tiền hành đăng ký ở từng địa điểm. Cũng do vậy, để hoạt động giao dịch dân sự muốn đƣợc tiến hành

cũng làm tiêu tốn đáng kể chi phi và tiền bạc, khiến cho giao dịch không còn giữ nguyên vẹn đƣợc giá trị về lợi ích ban đầu. Do vậy, trong một vài trƣờng hợp, mỗi khi giao kết hợp đồng liên quan đến tài sản bảo đảm, các bên chủ thể phải tiền hành đăng ký quyền cầm cố, quyền thế chấp tại nhiều cơ quan khác nhau.

Ngoài ra, việc cho phép đăng ký giao dịch bảo đảm dựa trên căn cứ quyền sở hữu vô hình chung đã bị giới hạn hoạt động giao dịch. Khi việc Đăng ký giao dịch bảo đảm phải gắn với Đăng ký quyền sở hữu tức là tài sản bảo đảm phải là tài sản đã đƣợc đăng ký sở hữu. Trên thực tế, không phải tất cả tài sản có giá trị đều đƣợc đăng ký quyền sở hữu tại các cơ quan có thẩm quyền, nhƣng khi đƣa những tài sản này vào quan hệ giao dịch bảo đảm nó vẫn đƣợc chấp nhận bởi giá trị thực tế của tải sản cũng nhƣ tình trạng chiếm hữu thực tế của chủ sở hữu. Do vậy, mô hình hệ thống đăng ký phân tán không tập trung sẽ hạn chế phạm vi các tài sản đƣợc dùng để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đăng ký vật quyền bảo đảm luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)