Nghĩa của đăng ký vật quyền bảo đảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đăng ký vật quyền bảo đảm luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 30 - 35)

Thực tiễn xã hội hiện nay cho thấy, Đăng ký vật quyền bảo đảm đã và đang ngày càng khẳng định vài trò và vị thế của nó trong mội trƣờng dân sự - kinh tế - thƣơng mại của nền kinh tế hiện đại. Không chỉ dừng lại ở vai trò trên lĩnh vực lý luận, việc thực tiễn áp dụng pháp luật cũng nhƣ xây dựng và hoàn thiện nó càng làm cho việc Đăng ký vật quyền bảo đảm ngày càng là một yếu tố quan trọng để đảm bảo cho các giao dịch dân sự trong xã hội dân sự hiện nay.

Ở các nƣớc trên thế giới, Đăng ký vật quyền bảo đảm đƣợc thực hiện nhƣ một biện pháp phòng ngừa rủi ro pháp lý cho các bên trong quan hệ giao dịch có nghĩa vụ đƣợc bảo đảm bằng tài sản (vật), đặc biệt là nhằm bảo vệ một cách hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của bên nhận bảo đảm trong quan hệ giao dịch bảo đảm cũng nhƣ quyền và lợi ích của ngƣời thứ ba.

Đăng ký Vật quyền bảo đảm là việc Nhà nƣớc (hoặc các chủ thể khác do Nhà nƣớc ủy quyền) công nhận một tình trạng pháp lý của một vật đã đƣợc sử dụng để bảo đảm cho một nghĩa vụ dân hoặc nhiều nghĩa vụ dân sự nhát định. Giá trị pháp lý thực sự của Hành vi Đăng ký vật quyền bảo đảm không phải chỉ nhằm chứng minh sự tồn tại thực tế về mặt pháp lý của giao dịch bảo đảm đã đăng ký, mà còn là cơ sở để thừa nhận việc một tài sản đã đƣợc chủ sở hữu đem ra bảo đảm cho việc thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ dân sự cho chính họ hoặc cho một ngƣời khác với bên có quyền. Hành vi này sẽ là căn cứ pháp lý để làm phát sinh quyền đƣợc ƣu tiên thành toàn nghĩa vụ của bên bảo đảm cho bên nhận bảo đảm khi nghĩa vụ của bên bảo đảm không đƣợc hoàn thành. Không chỉ vậy, hành vi này còn là căn cứ xác định quyền đƣợc ƣu tiên thanh toán trƣớc của ngƣời nhận bảo đảm với các chủ thể có quyền lợi trên vật khác. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta coi Đăng ký vật quyền bảo đảm là hành vi đánh

dấu thứ tự hình thành các giao dịch bảo đảm đã đƣợc xác lập đối với một tài sản và từ đó xác định thứ tự ƣu tiên thành toán khi xử lý tài sản bảo đảm để thanh toán nghĩa vụ cho nhiều chủ nợ có bảo đản bằng một tài sản.

Đăng ký giao dịch bảo đảm là một trong những cách thức để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bên nhận bảo đảm. Pháp luật về giao dịch bảo đảm của các nƣớc đều thừa nhận giao dịch bảo đảm đƣợc đăng ký mang ý nghĩa công bố quyền lợi của bên nhận bảo đảm với ngƣời thứ ba và tất cả những ai (ngƣời thứ ba) xác lập giao dịch liên quan đến tài sản bảo đảm đều buộc phải biết về sự hiện hữu của các quyền liên quan đến tài sản bảo đảm đã đƣợc đăng ký. Quan hệ Vật quyền bảo đảm đƣợc đăng ký có hiệu lực đối kháng với bên thứ ba kề từ thời điểm đăng ký, đây đƣợc coi là căn cứ để xác định thứ tự ƣu tiên thanh toán trong trƣờng hợp tài sản bảo đảm đƣợc đƣa ra để xử lý nhằm thành toán nghĩa vụ, nghĩa là kể từ thời điểm đó, chủ nợ có bảo đảm sẽ có quyền lợi đƣợc pháp luật bảo vệ nhằm đối kháng với các chủ nợ khác có quyền và lợi ích liên quan cũng đƣợc xác lập trên tài sản bảo đảm. Chủ thể nào đăng ký trƣớc sẽ đƣợc căn cứ vào thứ tự đăng ký giao dịch bảo đảm . Do vậy, để bảo vệ quyền lợi của minh, bên nhận bảo đảm đƣợc phép yêu cầu đăng ký đƣợc quyền bảo đảm cho giao dịch đó càng sớm càng tốt, đặc biệt là trƣớc khi thực hiện giao dịch.

Một trong những yêu cầu đặt ra trong đời sống kinh tế - xã hội là việc dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không đƣợc ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của bên bảo đảm. Điều này có nghĩa, bên bảo đảm vẫn giữ tài sản bảo đảm và tiếp tục khai thác, sử dụng tài sản nhằm phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh của mình. Điều này vô cùng quan trọng trong nền tài chính hiện đại, vì thƣơng nhân khi tham gia vào hoạt động kinh doanh buộc phải có tài sản trong tay thì mới có thể giới thiệu, tiếp thị hàng đƣợc sản phẩm của mình, nhà thầu phải sử dụng thiết bị mới có thể thực hiện hợp đồng và một nhà nông phải có máy móc để gieo trồng và thu hoạch mùa

màng... Thông qua cơ chế đăng ký giao dịch bảo đảm, bên bảo đảm vừa đạt đƣợc mục đích dùng tài sản để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ, vừa duy trì đƣợc hoạt động sản xuất - kinh doanh của mình.

Đăng ký vật quyền bảo đảm có vai trò công khai hóa các giao dịch bảo đảm của mọi cá nhân, tổ chức có nhu cầu tìm kiếm thông tin, qua đó giúp họ có đƣợc các thông tin chính xác, tin cậy về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm trƣớc khi quyết định xác lập các giao dịch dân sự, kinh tế, thƣơng mại đặc biệt đối với hoạt động đầu tƣ và tín dụng. Đăng ký giao dịch bảo đảm có giá trị đối kháng với ngƣời thứ ba kể từ thời điểm đăng ký, do đó việc tìm hiểu thông tin trƣớc khi quyết định xác lập gia dịch sẽ giúp cho ngƣời thứ ba tránh đƣợc các rủi ra. Kết quả tìm hiểu thông tin về tài sản mà họ dự định giao dịch có liên quan đến sẽ giúp họ có những quyết định phù hợp và có lợi nhất cho mình. Cơ chế tìm hiểu thông tin này sẽ nhƣ một biệt pháp phòng ngừa rủi ro để tổ chức, cá nhân bảo vệ quyền lợi của mình, tránh trƣờng hợp bị lừa hoặc bị nhầm lẫn mà thực hiện các giao dịch bảo đảm liên quan đến tài sản bảo đảm đã đƣợc đăng ký sử dụng làm vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác, tài sản bị hàn chế quyền bảo đảm hoặc không thuộc quyền sở hữu của ngƣời bảo đảm.

Trong công tác áp dụng pháp luật vào thực tiễn đời sống, Đăng ký vật quyền bảo đảm đóng góp không nhỏ trong vai trò là căn cứ xác định quyền và lợi ích của các bên chủ thể tham gia công tác thực thi pháp luật. Đối với luật thi hành án dân sự, việc xác định đƣợc tài sản bảo đảm góp phần hữu hƣợu cho công tác kê biên tài sản đƣợc thực hiện đầy đủ và đúng với quyền lợi của các bên. Bên cạnh đó, Đăng ký vật quyền bảo đảm còn là căn cứ xác định thứ tự ƣu tiên thanh toán, giúp cho công tác xét xử đƣợc diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn trong việc xác đinh quyền và lợi ích của các bên liên quan có tranh chấp về tài sản bảo đảm.

Ngoài ra, việc Đăng ký vật quyền bảo đảm thông qua thủ tục Đăng ký giao dịch bảo đảm còn góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho thị trƣờng tín dụng, sự phát triển của nên kinh tế thì trƣờng, và các quan hệ giao dịch dân sự không những phát triển nhanh mà còn phát triển trong thế ổn định, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế-xã hội.

Nền kinh tế - xã hội phát triển đòi hỏi hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm phải thực sự hiện đại, khoa học. Khi giao dịch bảo đảm đƣợc đăng ký chính xác, thuận lợi với chi phí đăng ký hợp lý thì chi phí giao dịch (gồm chi phí về thời gian, công sức, tiền của...) trong xã hội sẽ ở mức thấp, nhờ đó, tính cạnh tranh của nền kinh tế sẽ tăng cao. Mặt khác, nếu giao dịch bảo đảm đƣợc đăng ký và công khai hoá, thì sẽ hạn chế đƣợc những tranh chấp phát sinh trong cuộc sống do các tổ chức, cá nhân dễ dàng tiếp cận với thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm trƣớc khi ký kết, thực hiện các giao dịch có liên quan đến tài sản đó. Bên cạnh đó, thông qua hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm, Nhà nƣớc sẽ có đƣợc những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình hoạch định các chính sách mang tính vĩ mô, đặc biệt liên quan trực tiếp đến chính sách bảo đảm an toàn tín dụng. Hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm đƣợc vận hành hiệu quả sẽ khuyến khích hoạt động cho vay phục vụ nhu cầu vốn trong xã hội, nhờ đó nguồn vốn trong xã hội sẽ đƣợc luân chuyển liên tục, khắc phục tình trạng khan hiếm vốn và sự mất cân đối về nhu cầu vốn giữa các thành phần kinh tế.

Hiện nay, nƣớc ta cũng đã và đang xây dựng luật Đăng ký giao dịch bảo đảm với mục tiêu thiết lập cơ chế minh bạch hóa tình trạng pháp lý của tài sản, góp phần bảo vệ quyền dân sự chính đáng của mọi cá nhân và tổ chức. Đây đƣợc coi là một dịch vụ hành chính công do Nhà nƣớc cung cấp cho khách hang là tổ chức, cá nhân để giúp họ tự bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trƣớc các rủi ro pháp lý trong quá trình thiết lập xác quan hệ giao dịch bảo

đảm. Dịch vụ này không có tính chất một hoạt động thƣơng mại nên không nhằm mục tiêu thu lợi nhuận mà Nhà nƣớc chỉ thu một khoản lệ phí vừa đủ để thực hiện tốt nhất dịch vụ này trở nên đơn giản nhất. Chi phí này không quá lớn để khiến cho ngƣời dân có thể tiếp cận đƣợc một cách dễ dàng đối với dịch vụ Đăng ký giao dịch bảo đảm cũng nhƣ tìm kiếm các thông tin về những giao dịch bảo đảm đã đƣợc đăng ký hay thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm.

CHƢƠNG 2:

CÁC HỆ THỐNG ĐĂNG KÝ VẬT QUYỀN BẢO ĐẢM TRÊN THẾ GIỚI.

Trong suốt thời gian dài từ khi hình thành và phát triển cho đến ngày nay, việc Đăng ký vật quyền bảo đảm (hay còn đƣợc gọi là Đăng ký giao dịch bảo đảm) tại các quốc gia trên khắp thế giới đều thể hiện đƣợc vị trí và vai trò của nó trong công tác quản lý xã hội cũng nhƣ sự nghiệp bảo vệ quyền và lợi ích của con ngƣời. Tuy nhiên, để khai thác đƣợc hiệu quả giá trị lợi ích của chế định này sao cho phù hợp với hoàn cảnh đất nƣớc cũng nhƣ định hƣớng phát triển của mỗi quốc gia thì việc xây dựng hệ thống Đăng ký vật quyền bảo đảm tại nhiều nƣớc cũng có sự khác biệt, điều đó hình thành nên một số hệ thống Đăng ký vật quyền bảo đảm tiêu biểu. Mỗi hệ thống Đăng ký vật quyền bảo đảm này luôn mang những ƣu điểm và hạn chế nhất định, nhƣng đều thể hiện đƣợc vai trò của thiết chế Vật quyền bảo đảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đăng ký vật quyền bảo đảm luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)