Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật chung về Vật quyền bảo đảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đăng ký vật quyền bảo đảm luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 81 - 84)

bảo đảm và Giao dịch bảo đảm.

Với bất cập trong các quy định về giao dịch bảo đảm trong Bộ luật dân sự 2005 còn thiếu rõ ràng, kèm theo cơ chế bảo vệ cho chủ nợ còn chƣa có sự bảo đảm tốt nhất quyền năng trên thực tế, do đó cần tiếp tục làm rõ những vấn đề có tính nguyên lý về các quan hệ vật quyền bảo đảm này. Một trong những yêu cầu đặt ra trong quá trình nghiên cứu, thực thi Bộ luật dân sự sửa đổi 2015 là cần phải thể hiện rõ hơn nữa những vấn đề nhƣ: Phạm vi các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự (cần bổ sung những biện pháp nào?, Loại bỏ những biện pháp nào?) Sự khác biệt giữa các biện pháp đƣợc xây dựng dựa trên nguyên lý vật quyền bảo đảm (Về cầm cố, thế chấp tài sản, cầm giữ tài sản, bảo lƣu quyền sở hữu) và trái quyền bảo đảm (bảo lãnh). Cần xây dựng các nguyên lý xuyên suốt để bảo vệ quyền lợi của bên nhận bảo đảm bằng tài sản với các quyền năng đƣợc : 1.Quyền theo đuổi tài sản bảo đảm, 2.Quyền ƣu tiên thanh toán 3.Quyền chủ động trong việc xử lý tài sản bảo đảm .

Bên cạnh đó các quy định về giao dịch bảo đảm cần đƣợc mở rộng đối tƣợng các quyền liên quan đến tài sản đƣợc đăng ký, công khai hoác về tình trạng pháp lý đối với ngƣời thứ ba. Các biện pháp bảo đảm mang tính chất vật quyền cũng cần đƣợc xây dựng lại từ định nghĩa cho đến bản chất, nhằm khái quát đƣợc rõ nét nhất tổng thể quan hệ vật quyền bảo đảm nói chung và biện pháp bảo đảm đó nói riêng. Do vậy, chúng ta cần xem xét lại các điều luật liên quan nhƣ Điều 318, Điều 326, Điều 342, Điều 359, Điều 360, Điều 361 và Điều 372 Bộ luật Dân sự 2005. Cần xây dựng các quy định đề cập Các quy định này cần đƣợc xây dựng dƣới nguyên tắc đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên chủ thể liên quan đến tài sản bảo đảm.

bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự phải thuộc sở hữu của bên bảo đảm” theo Khoản 1 Điều 320 Bộ luật dân sự 2005, về giá trị của tài sản so với tổng giá trị các nghĩa vụ đƣợc bảo đảm theo Khoản 1 Điều 324 Bộ luật Dân sự 2005 hay quy định giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên nhận thế chấp giữ trong trƣờng hợp thế chấp quyền sử dụng ...; bãi bỏ các quy định về giao dịch bảo đảm còn mẫu thuẫn, chƣa thống nhất, ví dụ nhƣ cách thức xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất nhƣ Điều 68 Nghị định 163/2006/NĐ-CP; nghiên cứu để bổ sung một số quy định đáp ứng yêu cầu thực tiễn, ví dụ nhƣ: những quy định nhằm bảo vệ quyền kiểm soát tài sản bảo đảm là quyền tài sản (đặc biệt là quyền đòi nợ) của bên nhận bảo đảm hay hay nhƣ quy định về hạn chế tài sản là nhà ở dùng để thế chấp cho nhiều nghĩa vụ tại nhiều tổ chức tín dụng trong Luật Nhà ở… Vì chính những mâu thuẫn, thiếu thống nhất của pháp luật về giao dịch bảo đảm dẫn đến những rủi ro pháp lý và cản trở các nhà đầu tƣ khi tiếp cận với thị trƣờng vốn Việt Nam.

Cùng với tiến trình hội nhập đời sống quốc tế, tài sản bảo đảm là các quyền từ hợp đồng sẽ trở nên phổ biến. Các quyền từ hợp đồng là một khái niệm rộng hơn quyền tài sản hiên đang đƣợc quy định trong Bộ luật dân sự. Trong thực tế, đã có trƣờng hợp dùng quyền đƣợc bao tiêu sản phẩm gia công, quyền yêu cầu thanh toán trong các hợp đồng, quyền nhận tiền bảo hiểm, quyền tài sản phát sinh từ quyền sở hữu trí tuệ hoặc phát sinh từ các hợp đồng tín dụng thƣơng mại... để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Song, đến thời điểm hiện nay, pháp luật Việt Nam vẫn chƣa quy định cụ thể về nội hàm của khái niệm“quyền từ hợp đồng”,“quyền tài sản hình thành trong tương lai”, về căn cứ chứng minh quyền thuộc sở hữu, sử dụng của bên bảo đảm và về cơ chế bảo vệ bên nhận bảo đảm bằng các quyền… Trong thời gian tới, các quyền từ hợp đồng (bao gồm cả quyền tài sản) sẽ giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong giao lƣu dân sự, thƣơng mại, do vậy pháp luật về giao dịch bảo đảm cần quy định rõ ràng, cụ thể hơn về loại tài sản bảo đảm đặc thù này.

Cần loại bỏ những “rào cản pháp lý” để có thể mở rộng hơn nữa phạm vi tài sản đƣợc dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Xu hƣớng cải cách này đã đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới triển khai thực hiện vì những quy định thiếu rõ ràng, cụ thể về điều kiện đối với tài sản bảo đảm, hình thức của hợp đồng bảo đảm… đã dẫn đến khó khăn trong việc khai thông thị trƣờng vốn, cản trở các chủ thể kinh doanh (đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa) tiếp cận nguồn vốn ngân hàng để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, từ đó hạn chế sức cạnh tranh của nền kinh tế… Do vậy, pháp luật về giao dịch bảo đảm cần rà soát, đánh giá toàn diện nhằm tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân dùng tài sản hợp pháp để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ. Xu hƣớng này cần đƣợc thực hiện kiên trì nhƣng phải kiên quyết và mạnh mẽ nhằm đảm bảo tính tƣơng thích với pháp luật về giao dịch bảo đảm trong khu vực và trên thế giới.

Trong các quy định cụ thể của pháp luật, đối với quan hệ vật quyền bảo đảm liên quan đến hàng hóa luận chuyển, Bộ luật dân sự và nghị định về giao dịch bảo đảm cần làm rõ việc giải quyết hậu quả pháp lý (quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp, bên nhận thế chấp và ngƣời thứ ba) đối với việc bên thế chấp bán tài sản thế chấp trái với thỏa thuận của các bên trong hai trƣờng hơp có hoặc không có đăng ký giao dịch bảo đảm. Đối với các quan hệ thế chấp tài sản khác là động sản, các quy định của pháp luật cần đƣợc xây dựng dƣới hình thức cho phép bên nhận thế chấp đƣợc phép giữ hoặc cơ quan nhà nƣớc đánh dấu trên giấy chứng nhận để bên thứ ba có thể dễ dàng nhận biết đƣợc rõ ràng tình trạng pháp lý của tài sản.

Đối với quan hệ vật quyền bảo đảm liên quan đến tài sản là nhà ở, Luật nhà ở và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan cần giải thích rõ ràng về quy định giá trị nhà ở phải lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ bảo đảm và không hạn chế việc chỉ đƣợc thế chấp tại một tổ chức tín dụng, đồng thời xây dựng các quy định tranh sự hiểu nhâm rằng chỉ đƣợc thế chấp nhà tại một tổ

chức tín dụng. Bên cạnh đó, pháp luật cũng cần đƣợc hoàn thiện theo hƣớng tạo điều kiện cho quan hệ thế chấp riêng những tài sản gắn liền với đất. Đặc biệt, đối với việc thế chấp quyền sử dụng đất, tổ chức kinh tế không chỉ đƣợc thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại TCTD đƣợc phép hoạt động tại Việt Nam để vay vốn sản xuất, kinh doanh; cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất không chỉ có quyền thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn sản xuất, kinh doanh, mà đƣợc thế chấp cho mọi tổ chức, cá nhân và để bảo đảm cho mọi nghĩa vụ dân sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đăng ký vật quyền bảo đảm luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)