Hoạt động của thẩm định viên về giá trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động dịch vụ thẩm định giá theo pháp luật việt nam (Trang 26 - 31)

1.2. Nội dung pháp lý về hoạt động dịch vụ thẩm định giá

1.2.2. Hoạt động của thẩm định viên về giá trong doanh nghiệp

thẩm định giá

1.2.2.1. Khái niệm thẩm định viên về giá

Thẩm định viên về giá là cá nhân có đủ điều kiện được cấp thẻ thẩm định viên về giá do cơ quan có thẩm quyền cấp. Những cá nhân trên đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp thẩm định giá thì được gọi là thẩm định viên về giá hành nghề. Cũng giống như một số ngành dịch vụ khác thì thẩm định viên về giá khơng được hành nghề độc lập mà phải thực hiện đăng ký hành nghề tại một doanh nghiệp thẩm định giá nhất định. Mỗi thẩm định viên về giá chỉ được đăng ký hành nghề tại duy nhất một doanh nghiệp thẩm định giá, việc này được thực hiện hàng năm và được Bộ tài chính thơng báo bằng một danh sách các Thẩm định viên hành nghề trong năm đó.

1.2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của thẩm định viên về giá

Thẩm định viên về giá có những quyền hạn sau:

- Hành nghề thẩm định giá theo quy định pháp luật. Thẩm định viên về giá không được hành nghề độc lập mà phải hành nghề trong một doanh nghiệp thẩm định giá cụ thể, mỗi thẩm định viên chỉ được hành nghề tại một doanh nghiệp trong cùng một thời điểm;

- Độc lập về chuyên môn nghiệp vụ;

- Yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến tài sản thẩm định giá và tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện thẩm định giá;

- Từ chối thực hiện thẩm định giá nếu xét thấy không đủ điều kiện thực hiện thẩm định giá;

- Tham gia tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật;

Đồng thời, thẩm định viên về giá có nghĩa vụ sau:

- Tuân thủ quy định về hoạt động thẩm định giá theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện đúng và đầy đủ hợp đồng thẩm định giá;

- Ký báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người đại diện theo pháp luật, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp thẩm định giá về kết quả thẩm định giá;

- Giải trình hoặc bảo vệ kết quả thẩm định giá do mình thực hiện với khách hàng thẩm định giá hoặc bên thứ ba sử dụng kết quả thẩm định giá khơng phải là khách hàng thẩm định giá nhưng có ghi trong hợp đồng thẩm định giá khi có yêu cầu;

- Tham gia các chương trình bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về thẩm định giá do cơ quan, tổ chức được phép tổ chức;

- Lưu trữ hồ sơ, tài liệu về thẩm định giá [10].

1.2.2.3. Quy tắc đạo đức hành nghề của thẩm định viên về giá

Đạo đức hành nghề của thẩm định viên về giá là vấn đề có vai trị quan trọng trong hoạt động thẩm định giá. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng dịch vụ thẩm định giá, thậm chí gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho ngân sách nhà nước, cho lợi ích của bên sử dụng kết quả thẩm định giá và thậm chí ảnh hưởng tới cả nền kinh tế chung.

Đạo đức hành nghề của thẩm định viên về giá được quy định trong tiêu chuẩn thẩm định viên về giá và các văn bản pháp luật liên quan. Cụ

thể, Tiêu chuẩn số 03 “Những quy tắc đạo đức hành nghề thẩm định giá tài sản” là một trong các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam được ban hành [2]. Trong Luật giá cũng quy định một số hành vi bị cấm đối với thẩm định viên như:

- Thông đồng với khách hàng thẩm định giá, người có liên quan khi thực hiện thẩm định giá làm sai lệch kết quả thẩm định giá;

- Nhận hoặc yêu cầu bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích khác từ khách hàng thẩm định giá ngoài mức giá dịch vụ đã được thoả thuận trong hợp đồng;

- Giả mạo, cho thuê, cho mượn;

- Sử dụng Thẻ thẩm định viên về giá trái với quy định của pháp luật về giá;

- Tiết lộ thông tin về hồ sơ, khách hàng thẩm định giá và tài sản được thẩm định giá, trừ trường hợp được khách hàng thẩm định giá đồng ý hoặc pháp luật cho phép;

- Gây trở ngại hoặc can thiệp vào công việc điều hành của tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá khi họ thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật [15].

Như vậy, thẩm định viên về giá luôn phải tôn trọng và chấp hành đúng pháp luật của nhà nước trong quá trình hành nghề. Pháp luật quy định những tiêu chuẩn, điều kiện đối với thẩm định viên như trên sẽ đảm bảo được tính chính xác, khách quan và hiệu quả khi thực hiện nghiệp vụ thẩm định giá. Như vậy, thẩm định viên về giá phải là người có đạo đức tốt, có năng lực chun mơn và kinh nghiệm cần thiết để tiến hành thẩm định giá tài sản.

1.2.2.4. Trách nhiệm pháp lý của thẩm định viên

Thẩm định viên về giá có thể chịu trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào mức độ vi phạm. Chính phủ có quy định về xử phạt hành chính đối với thẩm định viên với các hành vi như sau:

Thứ nhất, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với

một trong các hành vi:

- Tiết lộ thông tin về hồ sơ, khách hàng thẩm định giá hoặc tài sản được thẩm định giá khi không được sự đồng ý của khách hàng thẩm định giá hoặc không được pháp luật cho phép;

- Nhận bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích nào khác từ tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá ngoài mức giá dịch vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Thứ hai, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với

một trong các hành vi sau:

- Không thực hiện đúng hướng dẫn tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam về quy trình thẩm định giá, phương pháp thẩm định giá;

- Không áp dụng đủ các phương pháp thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá.

Thứ ba, phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với

một trong các hành vi sau:

- Giả mạo, cho thuê, cho mượn Thẻ thẩm định viên về giá;

- Đăng ký hành nghề thẩm định giá trong cùng một thời gian cho từ hai doanh nghiệp thẩm định giá trở lên;

- Hành nghề thẩm định giá trong cùng một thời gian cho từ hai doanh nghiệp thẩm định giá trở lên;

- Ký chứng thư thẩm định giá tại một doanh nghiệp thẩm định giá mà không đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp đó.

Thứ tư, phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với

một trong các hành vi sau:

- Thông đồng với chủ tài sản, khách hàng, người có liên quan khi thực hiện thẩm định giá nhằm làm sai lệch kết quả thẩm định giá;

- Làm sai lệch hồ sơ tài sản thẩm định giá hoặc sai lệch thông tin liên quan đến tài sản thẩm định giá dẫn tới sai lệch kết quả thẩm định giá;

- Thực hiện thẩm định giá cho đơn vị được thẩm định giá mà thẩm định viên về giá có quan hệ về góp vốn, mua cổ phần, trái phiếu hoặc có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là thành viên trong ban lãnh đạo hoặc kế toán trưởng của đơn vị được thẩm định giá.

Thứ năm, là hình thức xử phạt bổ sung: tước có thời hạn thẻ thẩm

định viên.

Cuối cùng là các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân

sách nhà nước khoản tiền do thông đồng với khách hàng, khoản tiền thu lợi bất chính (nếu có) [10].

Như vậy, pháp luật quy định rất cụ thể những hành vi vi phạm của thẩm định viên trong quá trình đăng ký hành nghề, hành nghề. Ngoài những trách nhiệm pháp lý trên, pháp luật còn quy định các trách nhiệm pháp lý khác như trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự đối với hoạt

động của thẩm định viên phụ thuộc vào tính chất, mức độ của nguy hiểm của hành vi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động dịch vụ thẩm định giá theo pháp luật việt nam (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)