2.3. Một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện
2.3.2. Kiến nghị, giải pháp
2.3.2.1. Đối với doanh nghiệp thẩm định giá
Doanh nghiệp thẩm định giá là chủ thể quan trọng tạo nên chất lượng dịch vụ thẩm định giá. Vì vậy, để hoạt động thẩm định giá được nâng cao về cả chất và lượng thì chủ thể thể hiện rõ nhất vai trò của hoạt động dịch vụ thẩm định giá chính là bản thân doanh nghiệp. Cụ thể:
Thứ nhất, cần nâng cao năng lực doanh nghiệp nhằm đáp ứng tốt
nhất cả về nghiệp vụ và chất lượng dịch vụ thẩm định giá để phục vụ tốt nhất cho những nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Như những thực trạng đã phân tích ở trên, đối tượng của dịch vụ thẩm định giá không chỉ dừng lại ở tài sản, bất động sản mà các tài sản vơ hình, quyền tài sản... các khách hàng ngày càng quan tâm. Đồng thời, mục đích thẩm định giá khơng chỉ đơn thuần là mua sắm tài sản, là thanh lý tài sản mà những mục đích khác như liên kết kinh doanh, góp vốn cũng được rất nhiều khách hàng yêu cầu. Vì vậy, doanh nghiệp cần có sự phát triển chất lượng cả chiều rộng và chiều sâu. Chuyên môn kinh nghiệm của thẩm định viên, của các bộ phận hỗ trợ cần hồn thiện khơng chỉ dừng lại ở nghiệp vụ thẩm định giá mà rất cần tới những kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật máy móc, về bất động sản,
về pháp luật nói chung. Ngồi ra, cũng giống như tất cả các ngành dịch vụ khác thì tiến độ cơng việc, thái độ nhân viên, đạo đức nhân viên rất cần được nâng cao.
Thứ hai, cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về giá tại doanh
nghiệp. Doanh nghiệp thẩm định giá là cơ quan trực tiếp cung cấp dịch vụ nên bản thân mỗi doanh nghiệp rất cần cơ sở dữ liệu về giá cho doanh nghiệp mình để đảm bảo kết quả thẩm định giá là chính xác nhất. Cơ sở dữ liệu giá xây dựng không chỉ đáp ứng được chất lượng dịch vụ thẩm định giá, tránh rủi ro cho doanh nghiệp mà còn đẩy nhanh được tiến độ công việc cho mỗi thẩm định viên trong việc điều tra, tìm kiếm thơng tin về giá. Để thực hiện được vấn đề trên thì mỗi doanh nghiệp cần xây dựng một cơ sở vật chất để đảm bảo cơ sở dữ liệu giá luôn luôn được cập nhật, thơng tin giá có chất lượng.
Thứ ba, cần tăng cường các hoạt động quảng cáo, marketing dịch vụ
thẩm định giá. Để các cá nhân, tổ chức hiểu rõ giá trị của dịch vụ thẩm định giá, sử dụng dịch vụ hiệu quả thì các doanh nghiệp cần có cơng tác tuyên truyền, quảng cáo trên website doanh nghiệp và các phương tiện khác, tích cực tham gia các tổ chức nghề nghiệp…
2.3.2.2. Đối với thẩm định viên về giá
Thứ nhất, mỗi cá nhân thẩm định viên cần chủ động nâng cao năng
lực kiến thức. Thẩm định viên về giá luôn cần sự nhanh nhẹn thích ứng nhanh với những biến động của xã hội, của thị trường nên thẩm định viên cần thường xuyên cập nhật các kiến thức mới để đáp ứng tốt nhất cho hoạt động hành nghề của bản thân.
cần hiểu rõ quyền nghĩa vụ cũng như trách nhiệm pháp lý của bản thân để từ đó có những hành vi đúng pháp luật, đúng với đạo đức nghề nghiệp.
2.3.2.3. Đối với các cơ quan quản lý
Đối với các cơ quan quản lý, bao gồm cơ quan quản lý nhà nước về thẩm định giá và các tổ chức nghề nghiệp, Luận văn có một số kiến nghị như sau:
Thứ nhất, xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật thẩm định giá.
Trước tiên, đồng bộ pháp luật thẩm định giá với quy định của pháp luật về giá, Luật đất đai, Luật kinh doanh bất động sản,… không để xảy ra chồng chéo, mâu thuẫn gây khó khăn khi áp dụng pháp luật. Đồng thời, cụ thể hóa trách nhiệm của doanh nghiệp, của thẩm định viên đối với kết quả thẩm định giá cũng như cụ thể hơn thẩm quyền, hướng giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực thẩm định giá. Sớm hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn các tiêu chuẩn về thẩm định giá.
Thứ hai, nâng cao hơn nữa vai trò kiểm tra giám sát của các cơ quan
quản lý để việc phát triển thẩm định giá đi đúng hướng, tránh những tiêu cực phát sinh. Cụ thể, Cục quản lý phối hợp cùng Hội thẩm định giá Việt Nam tích cực kiểm tra tồn diện các hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá như: đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, lưu trữ hồ sơ giấy tờ… Việc thanh kiểm tra nên thực hiện thường xuyên và nghiêm túc, tránh hiện tượng kiểm tra mang tính hình thức. Đồng thời, quy định rõ những nội dung cần thanh tra, giám sát trong hoạt động dịch vụ thẩm định giá, ví dụ như: phí dịch vụ thẩm định giá, kết quả thẩm định, hồ sơ thẩm định đúng quy định của pháp luật...Để nâng cao chất lượng của hoạt động thanh tra giám sát của các cơ quan chức năng, cần quy định trách nhiệm của cá nhân, tổ chức có nhiệm vụ thanh kiểm tra khi xảy ra vi phạm.
Thứ ba, Cục quản lý giá cần phối hợp với Hội thẩm định giá cùng
với các cơ liên quan xây dựng trung tâm dữ liệu về giá. Đảm bảo nguyên tắc: dữ liệu với thông tin chuẩn xác, đáng tin cậy, cập nhật thường xuyên, đầy đủ các lĩnh vực: thiết bị giáo dục, thiết bị y tế, thiết bị khoa học công nghệ, thiết bị công nghệ cao, bất động sản… Để trung tâm dữ liệu đạt được hiệu quả cao cũng như hoạt động mang tính lâu dài ổn định thì rất cần sự góp sức tất cả các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp hoạt động trên mọi lĩnh vực và cả các cá nhân. Ngược lại, với nguồn thông tin như trên sẽ đáp ứng tối đa nhu cầu về giá thị trường của phần lớn tài sản phục vụ tốt nhất cho mọi đối tượng. Trung tâm dữ liệu giá còn là một kênh quan trọng giúp các cơ quan chức năng xác minh tính đúng đắn, chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp.
Thứ tư, các cơ quan quản lý cần yêu cầu các doanh nghiệp thẩm định
giá niêm yết công khai mức phí thẩm định giá đối với từng loại tài sản: động sản, bất động sản, tài sản đã qua sử dụng, và những trường hợp thẩm định giá cụ thể mà doanh nghiệp có thể dự liệu trước được. Hiện nay với quy định của pháp luật là tự thảo thuận về mức phí dịch vụ giữa doanh nghiệp và khách hàng đã tạo nên nhiều Việc công khai thông tin cần được thể hiện trên Website của Hội thẩm định giá Việt Nam, của Bộ tài chính và của doanh nghiệp đó. Điều này rất có ý nghĩa cho việc quản lý vấn đề cạnh tranh khơng lành mạnh về phí thẩm định giá, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tham khảo thông tin doanh nghiệp.
Thứ năm, nên sửa đổi Điểm d, Mục 3, phần II, Tiêu chuẩn thẩm định
giá Việt Nam số 06, ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BTC ngày 06/03/2015 quy định về Hồ sơ thẩm định giá như sau:
Thời hạn lưu trữ tối thiểu là 02 (hai) năm đối với hồ sơ thẩm định giá bằng giấy và lưu trữ vĩnh viễn đối với dữ liệu điện tử. Doanh nghiệp thẩm định giá phải có biện pháp để duy trì tính bảo mật, an tồn, tồn vẹn, có khả năng tiếp cận và phục hồi được của hồ sơ thẩm định giá trong thời hạn lưu trữ.
Việc quy định thời gian lưu trữ hồ sơ như trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.
Thứ sáu, Hội thẩm định giá cần phối hợp với Bộ tài chính triển khai
đánh giá xếp hạng doanh nghiệp thẩm định giá hàng năm và công khai thông tin đại chúng để việc xếp hạng thực sự có ý nghĩa đối với sự phát triển của chất lượng dịch vụ thẩm định giá.
Thứ bẩy, cần cải cách về thủ tục trong đăng ký hoạt động của doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ thẩm định giá. Cụ thể, điều chỉnh ngày tháng báo cáo và công bố danh sách các doanh nghiệp đủ điều kiện hành nghề trước ngày 01/01 hàng năm để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp cũng như khách hàng sử dụng dịch vụ.
Thứ tám, là về hoạt động bồi dưỡng kiến thức, đào tạo thẩm định
giá. Xét về dài hạn, cần có phương án mở rộng tuyển sinh, thường xuyên cập nhật kiến thức đào tạo phù hợp với thực tế. Về ngắn hạn, Hội thẩm định giá tiếp tục phát huy chất lượng các khóa đào tạo đồng thời bổ sung phương án đào tạo hàng năm cho các thẩm định viên đã được cấp thẻ thẩm định viên về giá.
Cuối cùng, về hợp tác quốc tế: Các cơ quan chức năng cần tích cực
để định hướng hiệu quả cho hoạt động thẩm định giá. Cần tổ chức nhiều hơn nữa các hội thảo, tạo đàm về thẩm định giá để các doanh nghiệp, thẩm định viên và các chủ thể liên quan có cơ hội tiếp cận với kiến thức thẩm định giá của Việt Nam cũng như của quốc tế.
Hoạt động dịch vụ thẩm định giá là loại hình kinh doanh có điều kiện, mang tính đặc thù, vì vậy để hoạt động thể hiện đúng vai trị trong nền kinh tế, khắc phục được những khó khăn nêu trên thì cần có sự kết hợp hài hịa và đồng bộ các biện pháp, kiến nghị nêu trên.
KẾT LUẬN
Hoạt động dịch vụ thẩm định giá đã thực sự trở thành công cụ hữu hiệu cho nền kinh tế, góp phần cho sự phát triển chung cho các hoạt động kinh tế. Càng ngày hoạt động thẩm định giá càng thể hiện rõ vai trị của mình đối với các chủ thể như các cơ quan quản lý nhà nước, ngân hàng, quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp, hoạt động liên kết kinh doanh… Trong suốt quá trình hình thành phát triển cho đến nay, hoạt động thẩm định giá đã đạt được nhiều thành tựu, đồng thời cũng có khơng ít khó khăn. Những thành tựu đạt được là sự ủng hộ tin tưởng sử dụng dịch vụ của các chủ thể trong nền kinh tế, hoạt động thẩm định giá đã thể hiện được vai trị của mình trong việc hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế xã hội. Về những khó khăn, đó là sự hạn chế về năng lực, về cơ sở vật chất và cơ sở pháp lý chưa hoàn chỉnh. Mục tiêu phương hướng đặt ra cho hoạt động dịch vụ thẩm định giá là hoàn thiện cơ sở pháp lý, nâng cao năng lực trình độ, và tăng cường quan hệ quốc tế. Để đạt được mục tiêu phương hướng đã đề ra, phát huy những thành tựu đạt được và khắc phục những khó khăn trên cần sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý cùng với những cố gắng của bản thân doanh nghiệp thẩm định giá và các thẩm định viên đang hoạt động hành nghề.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ nội vụ (2013), Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội thẩm định giá Việt Nam - Phê duyệt kèm theo Quyết định số 1121 /QĐ-BNV ngày 11 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Hà Nội.
2. Bộ tài chính (2005), Quyết định số 24/2005/QĐ-BTC ngày 18/04/2014
về việc ban hành 03 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt nam: Tiêu chuẩn số 01 – Giá trị thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá VN, Tiêu chuẩn số 02 – Những quy tắc đạo đức hành nghề thẩm định giá tài sản, Tiêu chuẩn số 03 – Báo cáo kết quả, hồ sơ và chứng thư thẩm định giá trị tài sản, Hà Nội.
3. Bộ tài chính (2007), Đề án “Nâng cao năng lực và phát triển nghề
thẩm định giá giai đoạn 2008-2012”, Hà Nội.
4. Bộ tài chính (2009), Thơng báo số 26/TB-BTC ngày 21/01/2009 về việc công bố danh sách thẩm định viên về giá hành nghề và danh sách các tổ chức, doanh nghiệp thẩm định giá có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá tài sản năm 2009, Hà Nội.
5. Bộ tài chính (2012), Quyết định phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực hoạt động thẩm định giá của Việt Nam giai đoạn 2013-2020”, Hà Nội. 6. Bộ tài chính (2012), Quyết định số 3216/QĐ-BTC ngày 21/12/2012 về
việc công bố tổ chức tư vấn định giá được phép cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa năm 2013, Hà Nội.
7. Bộ tài chính (2012), Thơng tư số 127/2012/TT_BTC ngày 08/08/2012 Hướng dẫn về tiêu chuẩn, điều kiện và quy trình thủ tục cơng nhận tổ chức cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp, Hà Nội.
8. Bộ tài chính (2014), Thơng báo số 57/TB-BTC ngày 20/01/2014 về việc công bố các doanh nghiệp thẩm định giá, Danh sách thẩm định viên về giá đủ điều kiện hành nghề thẩm định giá tài sản năm 2014,
Hà Nội.
9. Chính phủ (2012), Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06/08/2013 hướng dẫn thi hành Luật giá năm 2012, Hà Nội.
10. Chính phủ (2013), Nghị định số 109/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt
vi phạm hành chính giá, phí, lệ phí, hóa đơn, Hà Nội.
11. Cơng ty cổ phần thẩm định giá IVC Việt Nam (2013), Tổng hợp các trung tâm đào tạo thẩm định giá, Website: ivc.com.vn.
12. Cục quản lý giá – Bộ tài chính (2014), Cơng văn số 27/CQLG- CSG&TĐG ngày 25/01/2014 gửi Công ty TNHH Giám định và Thẩm định giá Thương Tín Về việc thực hiện đúng các quy định pháp luật về thẩm định giá, Hà Nội.
13. Cục quản lý giá – Bộ tài chính (2014), Cơng văn số 28/CQLG-CSG&TĐG
ngày 25/01/2014 gửi Cơng ty TNHH Kiểm tốn và Tư vấn (A&C) Về việc thực hiện đúng các quy định pháp luật về thẩm định giá, Hà Nội.
14. Cục quản lý giá – Bộ tài chính (2014), Tọa đàm khái niệm Giá trị thị
trường và Cơ sở thẩm định giá, Website://qlg.mof.gov.vn/.
15. Hội thẩm định giá Việt Nam (2012), Báo cáo kết quả hoạt động của Hội thẩm định giá Việt Nam nhiệm kỳ I (2006 – 2011) và phương hướng nhiệm vụ hoạt động nhiệm kỳ II (2012- 2016), Hà Nội.
16. Hội thẩm định giá Việt Nam (2012), Bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành thẩm định giá (Quyển số 02), Hà Nội.
17. Hội thẩm định giá Việt Nam (2013), Công văn số 104/CV/HTĐGVN ngày 03/09/2014 về việc Báo cáo kết quả Hội thảo tại Đà Nẵng ngày 22/08/2013, chuyên mục Tin tức; http://www.vva.org.vn.
18. Hội thẩm định giá Việt Nam (2014), Danh sách hội viên, Hà Nội. 19. Quốc hội (2002), Pháp lệnh giá, Hà Nội.
20. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội. 21. Quốc hội (2005), Luật doanh nghiệp, Hà Nội. 22. Quốc hội (2012), Luật giá, Hà Nội.
23. Quốc hội (2013), Luật đất đai, Hà Nội.
24. Tô Công Thành (2012), Phát triển dịch vụ thẩm định giá ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.
25. Tịa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2014), Hoạt động xét xử - Tuyên án vụ “tham ô tài sản” tại công ty ALCII, TP Hồ Chí Minh,
Website: www.tand.hochiminhcity.gov.vn, Ngày 08/10/2014.
Trang Web 26. http://thuonghieuvacongluan.com/xa-hoi/y-te-giao-duc/20798-thiet-bi- y-te-bo-tien-ty-mua-do-rac.html. 27. http://baodongnai.com.vn/bandoc/201111/Tham-dinh-gia-tai-san-cai- tam-cua-nguoi-trong-nghe-2111864/. 28. www.aseanvaluers.org.
PHỤ LỤC
Phân loại hợp đồng theo giá trị tài sản theo các năm:
Nguồn: Công ty cổ phần thẩm định giá Thế Kỷ
Nguồn: Công ty cổ phần thẩm định giá Thế Kỷ