Hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động dịch vụ thẩm định giá theo pháp luật việt nam (Trang 37 - 46)

2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong hoạt động dịch vụ

2.1.1. Hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá

2.1.1.1. Thành lập, hoạt động doanh nghiệp thẩm định giá

Xét trong khoảng 5 năm trở lại đây đến thời điểm năm 2014 thì số lượng doanh nghiệp thẩm định giá được thành lập đã có sự gia tăng nhanh chóng, năm 2009 con số doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia hành nghề vào khoảng 10 doanh nghiệp, nhưng đến năm 2014 thì con số này đã tăng lên là 132 doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động. Theo danh sách công bố hàng của Bộ tài chính, hầu hết các doanh nghiệp đang hoạt động với 2 loại hình doanh nghiệp chính là cơng ty cổ phần và công ty TNHH hai thành viên trở lên, một số ít được hoạt động theo hình thức cơng ty TNHH một thành viên [4]; [8].

Theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp thẩm định giá chỉ đủ điều kiện hoạt động khi hàng năm đăng ký hoạt động tại cơ quan có thẩm quyền là Cục quản lý giá thuộc Bộ tài chính. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho các cơ quan quản lý chun ngành trong việc kiểm sốt tính hình hoạt động cũng như tính tuân thủ pháp luật trong điều kiện hành nghề. Tuy nhiên, đứng trên phương diện doanh nghiệp thẩm định giá thì điều này là không cần thiết và gây phiền hà cho doanh nghiệp. Bởi lẽ, khi thực hiện thủ tục

đăng ký kinh doanh doanh nghiệp đã thể hiện đầy đủ và rõ ràng tất cả các điều kiện về năng lực để doanh nghiệp đi vào hoạt động. Như vậy, doanh nghiệp đã phải thực hiện hai lần các thủ tục như nhau để hoạt động.

Xét một cách toàn diện thì thủ tục đăng ký hoạt động hành nghề của các doanh nghiệp khá chặt chẽ và đáp ứng yêu cầu cơ bản của một nghành nghề có điều kiện. Ở tất cả các nước, các công ty thẩm định giá muốn được cấp giấy phép hành nghề đều phải thoả một số tiêu chí nhất định do luật pháp của mỗi nước quy định. Ví dụ, tại Trung Quốc, muốn thành lập công ty thẩm định giá phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau: Phải có ít nhất ba chuyên gia đã được cấp phép hành nghề thẩm định giá và một số cộng tác viên ở các ngành có liên quan đến chuyên môn cần thẩm định như xây dựng, chế tạo máy,v.v..; Phải có nhân sự để tổ chức đủ 5 bộ phận, bao gồm: thẩm định tài sản, kiểm toán, pháp chế, thẩm định máy thiết bị, giám định cơng trình xây dựng; Phải có đủ vốn theo luật quy định trong thành lập doanh nghiệp.

Đồng thời, theo quy định của phát luật thì hàng năm Bộ tài chính sẽ ra thông báo trước thời điểm 30/1 hàng năm để công bố thông tin doanh nghiệp đủ điều kiện. Tuy nhiên, thơng báo trên lại có hiệu lực kể từ ngày 01/01 hàng năm, và chính điều này đã làm các chủ thể khó thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Nhu cầu của khách hàng phát sinh thường xuyên và liên tục nên trong khoảng thời gian chờ Bộ tài chính ra thơng báo thì doanh nghiệp thẩm định giá khơng có căn cứ để chứng minh điều kiện với khách hàng. Như vậy, việc quy định như trên sẽ gây khó khăn cho cả khách hàng có nhu cầu thẩm định giá và doanh nghiệp hoạt động thẩm định giá. [8]

Trong quá trình thực thi pháp luật về điều kiện hoạt động, một số doanh nghiệp, chi nhánh vẫn không tuân thủ đúng các quy định. Gần đây nhất Cục quản lý giá đã có Cơng văn cho các cơng ty vi phạm pháp luật về việc tuân thủ pháp luật thẩm định giá:

Thứ nhất là Công ty TNHH Giám định và Thẩm định giá Thương

Tín đã thực hiện ký 05 chứng thư thẩm định giá khi chưa đủ điều kiện hoạt động: Ngày 16/3/2012 Công ty TNHH Giám định & Thẩm định giá Thương Tín được Bộ Tài chính Thơng báo đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá năm 2012 theo Thông báo số 152/TB-BTC ngày 16/3/2012, nhưng công ty đã ký 5 chứng thư trước thời điểm nói trên cụ thể Chứng thư số 001/BĐS (ngày ký 9/3/2012), Chứng thư số 002/BĐS (ngày ký 10/3/2012), Chứng thư 003/BĐS (ngày ký 9/3/2012), Chứng thư số 004/BĐS (ngày ký 12/3/2012) và Chứng thư số 005A-B/BĐS (ngày ký 12/3/2012) [12].

Thứ hai là Cơng ty TNHH Kiểm tốn và Tư vấn (A&C) đã thực

hiện không đúng về việc ký, phát hành chứng thư và báo cáo thẩm định giá: Cơng ty TNHH Kiểm tốn và Tư vấn (A&C) có 02 Chi nhánh tại Nha Trang và Hà Nội, mỗi Chi nhánh có 01 thẩm định viên về giá hành nghề, vì vậy, theo quy định chi nhánh khơng được phát hành Chứng thư thẩm định giá. Do được ủy quyền theo Giấy uỷ quyền số 05/12/UQ-KTTV ngày 01/01/2012, Giám đốc Chi nhánh Hà Nội được phép ký Hợp đồng thẩm định giá và ký Báo cáo kết quả thẩm định giá nhưng Chứng thư thẩm định giá phải do người đại diện theo pháp luật có thẻ thẩm định viên về giá của Công ty ký và phát hành cho khách hàng. Tuy nhiên, qua kiểm tra cho thấy trong 02 hồ sơ thẩm định giá do Chi nhánh Hà Nội thực hiện

trong năm 2012 và 6 tháng 2013, Chi nhánh chỉ ký và phát hành Báo cáo thẩm định giá nhưng Công ty không phát hành Chứng thư thẩm định giá đối với các hợp đồng thẩm định giá do Chi nhánh thực hiện. Căn cứ khoản 3 Điều 14 Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 3/8/2005 của Chính phủ về thẩm định giá quy định: “Giám đốc doanh nghiệp thẩm định giá phải thông báo kết quả thẩm định giá bằng văn bản dưới hình thức chứng thư thẩm định giá cho tổ chức, cá nhân có hợp đồng thẩm định giá.” Như vậy, việc Cơng ty TNHH Kiểm tốn và Tư vấn (A&C) không ký và phát hành chứng thư thẩm định giá đối với 02 hợp đồng thẩm định giá nêu trên là chưa tuân thủ đúng quy định hiện hành về thẩm định giá tại khoản 3 và 4 Điều 14 Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 3/8/2005 của Chính phủ về thẩm định giá [13].

Trong hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá chế độ lưu trữ hồ sơ cũng được pháp luật quy định rất rõ ràng. Hồ sơ thẩm định giá bao gồm tất cả những văn bản liên quan đến việc thỏa thuận giữa các bên về dịch vụ thẩm định giá như Công văn yêu cầu thẩm định giá của cá nhân tổ chức có nhu cầu, hợp đồng thẩm định giá, báo cáo thẩm định và các văn bản liên quan khác. Về việc lưu trữ cũng như quản lý hồ sơ thì doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm và cơ quan nhà nước sẽ thanh tra giám sát đột xuất hoặc thường xuyên hàng năm. Tùy theo từng loai tài sản và quy định tại mỗi doanh nghiệp thẩm định, quy định về giá trị của chứng thư thông thường từ 03 tháng đến 06 tháng, đồng thời mục đích sử dụng của chứng thư thẩm định giá của các cơ quan đơn vị có thể kéo dài từ khi chứng thư có giá trị đến khi kết thúc công việc (kết thúc dự án, xử lý xong tài sản đảm bảo, …. Tuy nhiên, việc quy định thời gian lưu trữ là 10 năm kể từ khi phát hành

chứng thư thẩm định giá là quá dài, doanh nghiệp rất khó để quản lý tốt một số lượng quá lớn hồ sơ phát sinh hàng năm cũng như phát sinh các năm cũ. Điều này không chỉ gây tốn kém cho doanh nghiệp thẩm định giá mà cịn gây khó khăn cho các cơ quản lý khi thanh kiểm tra.

2.1.1.2. Hợp đồng dịch vụ thẩm định giá

Thứ nhất về đối tượng hợp đồng thẩm định giá.

Hiện nay, đối tượng chủ yếu của hợp đồng dịch vụ thẩm định giá là máy móc, thiết bị và bất động sản. Đây là đối tượng chủ yếu bởi lẽ một mặt do nhu cầu lớn về thẩm định giá về các đối tượng trên và một mặt là do năng lực của doanh nghiệp thẩm định giá. Theo số liệu tại Công ty cổ phần thẩm định giá Thế Kỷ thì hợp đồng với giá trị tài sản là máy móc thiết bị cũng như bất động sản luôn gia tăng và chiếm tỷ lệ cao [Theo Phụ lục].

Ngồi ra, một số ít doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thẩm định giá đối với định giá giá trị doanh nghiệp, định giá mỏ khoáng sản, định giá dây chuyền sản xuất, định giá thương hiệu…. Đây là những tài sản mang tính phức tạp, cần những thẩm định viên có chun mơn cao mới có thể đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy, khơng phải doanh nghiệp thẩm định giá nào cũng có thể cung cấp được dịch vụ thẩm định giá với các đổi tượng nói trên.

Một ví dụ cụ thể cho vấn đề trên đó là thẩm định giá trị doanh nghiệp phục vụ cho cơng tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Năm 2013, theo thơng báo của Bộ tài chính về danh sách các doanh nghiệp đủ điều kiện hành nghề thẩm định giá, số lượng là hơn 100 các doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động nhưng theo quyết định số 3216/QĐ-BTC ngày 21/12/2012

của Bộ tài chính thì chỉ có 28 tổ chức tư vấn định giá được phép cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa năm 2013 [7]; [6].

Thứ hai về phí dịch vụ thẩm định giá.

Thơng thường mỗi doanh nghiệp có một cách tính phí khác nhau nhưng phần lớn các doanh nghiệp đều dùng bảng phí thẩm định giá. Theo đó, phí dịch vụ được xác định bằng tỷ lệ phần trăm nhất định nhân với giá trị tài sản thẩm định thể hiện trong chứng thư thẩm định giá. Một số đơn vị dùng hình thức báo phí trọn gói hoặc các hình thức khác. Dù là hình thức nào thì đều có những thuận lợi và khó khăn trong việc kiểm sốt tình trạng cạnh tranh về giá dịch vụ. Cũng giống như các công cụ cạnh tranh khác nhằm tối đa hóa lợi nhuận, cạnh tranh về phí dịch vụ thẩm định giá đã xuất hiện sự cạnh tranh lành mạnh và kém lành mạnh. Giá dịch vụ cao hay thấp phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ, nhưng chúng ta chỉ kiểm soát được chất lượng dịch vụ ở mức độ thấp nên việc kiểm soát tốt giá dịch vụ thẩm định thực sự là khó khăn cho các cơ quan quản lý.

Trước tiên, xem xét tới vấn đề cạnh tranh về giá dịch vụ trên thị trường. Cạnh tranh “lành mạnh” về giá dịch vụ thẩm định giá thơng qua các hình thức đấu thầu, đấu giá, chào giá cạnh tranh, thỏa thuận về giá… trong những năm trước đây của các doanh nghiệp thẩm định giá trên thị trường thẩm định gia đã tạo ra khá nhiều lợi ích cho xã hội, cụ thể như:

- Đối với bản thân doanh nghiệp cung ứng dịch vụ: Cạnh tranh đã tạo ra “sức ép” tích cực buộc các doanh nghiệp phải có các biện pháp sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nâng cao hiệu suất công tác, áp dụng các phương thức quản trị tiên tiến, giảm chi phí đến mức hợp lý, tạo ra sản phẩm dịch vụ có chất lượng với giá cả phù hợp để tồn tại và phát triển.

- Đối với người sử dụng dịch vụ: Cạnh tranh sẽ tạo ra điều kiện góp phần thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, được sử dụng một dịch vụ với chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh, dịch vụ phục vụ chu đáo, chi phí sử dụng hợp lý.

- Đối với thị trường: Qua quá trình cạnh tranh sẽ sàng lọc, chọn lựa (một cách tự nhiên) được những doanh nghiệp hoạt động tốt, có uy tín với khách hàng tiếp tục tồn tại, phát triển đáp ứng nhu cầu của xã hội; loại bỏ được những doanh nghiệp năng lực hoạt động yếu kém gây phương hại đến lợi ích của khách hàng… góp phần làm cho thị trường thẩm định giá phát triển lành mạnh, công khai, minh bạch.

Tuy nhiên, trên thị trường thẩm định giá ở nước ta thời gian gần đây do thị trường thẩm định giá đã bước đầu phát triển hơn, số lượng doanh nghiệp thẩm định giá được thành lập mới nhiều hơn…. Để giành dật thị trường và khách hàng thẩm định giá, bên cạnh các doanh nghiệp vẫn tổ chức hoạt động có bài bản, nghiêm túc thì đã xuất hiện những doanh nghiệp thực hiện các biện pháp cạnh tranh về giá dịch vụ thẩm định giá “thiếu lành mạnh” thông qua các công cụ như:

- Giảm tới 50% - 60 % mức giá dịch vụ mà doanh nghiệp đã công bố một cách thiếu căn cứ. Chào giá thấp hơn nhiều, thậm chí bằng một nửa mức chào giá của doanh nghiệp khác cùng tham gia cung ứng dịch vụ thẩm định giá của cùng một loại tài sản cho một khách hàng thẩm định giá.

- Chào giá dịch vụ thẩm định giá ở mức thấp đi liền với việc thỏa thuận ngầm về “chiết khấu” “hoa hồng” với người yêu cầu thẩm định giá tài sản; thậm chí chấp nhận lỗ để được lựa chọn cho các nhu cầu thẩm định giá tiếp theo.

thẩm định giá tài sản Nhà nước – để thẩm định giá cao cho chủ trương mua sắm và thẩm định giá thấp cho chủ trương bán, thanh lý tài sản Nhà nước.

- Cung ứng dịch vụ thẩm định giá với mức giá thỏa thuận đi kèm với cung ứng một loại dịch vụ tư vấn khác không thu tiền; tung tin thất thiệt về giá dịch vụ của doanh nghiệp khác, để lơi kéo khách hàng về phía mình

Tình hình trên đã gây ra các hệ quả xấu như sau:

- Đã xuất hiện tình trạng hoạt động của “thị trường ngầm” về giá dịch vụ thẩm định giá đẩy thị trường này vào tình trạng thiếu cơng khai minh bạch, tạo sự nghi ngờ cho khách hàng về nghề, về năng lực chuyên môn, về đạo đức nghề nghiệp về chất lượng dịch vụ trong kinh doanh của doanh nghiệp, làm giảm uy tín, thương hiệu của nhiều doanh nghiệp làm ăn tốt, tuân thủ pháp luật trên thị trường.

- Gây thiệt hại đến chính lợi ích của các doanh nghiệp – khơng những chỉ thiệt hại về lợi ích kinh tế mà thậm chí cả liên quan đến lĩnh vực hình sự khi thẩm định giá tài sản được mua sắm từ nguồn ngân sách Nhà nước gây thiệt hại cho Ngân sách Nhà nước. Đồng thời qua đó tạo ra sự phân hóa trong các doanh nghiệp thẩm định giá.

- Giá dịch vụ thấp bất hợp lý (thấp hơn chi phí bỏ ra) đã dẫn đến có tình trạng khơng thực hiện đầy đủ quy trình thẩm định giá; hoặc có thực hiện quy trình nhưng quy trình đó khơng bảo đảm các ngun tắc: độc lập, khách quan, trung thực… dẫn đến chất lượng dịch vụ thấp, gây thiệt hại đến lợi ích của các thành tố tham gia thị trường.

Vì những tổn hại do cạnh tranh khơng “lành mạnh “ về giá như trên, nên việc phải kiểm sốt hoạt động đó để giảm thiểu những hệ quả xấu, hướng hoạt động cạnh tranh về giá dịch vụ thẩm định giá tuân thủ theo pháp luật là yêu cầu bức thiết hiện nay.

Một vấn đề liên quan đến quy định về phí dịch dịch vụ thẩm định giá cũng cần được xem xét đó là việc đấu thầu dịch vụ thẩm định giá khi lựa chọn đơn vị tư vấn định giá xác định giá trị doanh nghiệp. Theo Nghị định 189/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 59/2011/NĐ-CP của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành cơng ty cổ phần, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2014, việc quy định tổ chức đấu thầu chọn tổ chức tư vấn định giá đã thay đổi phù hợp với yêu cầu thực tế. Theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định 59/2011/NĐ-CP:

Đối với các gói thầu tư vấn định giá có giá trị khơng q 03 tỷ đồng thì cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa có thể lựa chọn hình thức chỉ định thầu để lựa chọn tổ chức tư vấn định giá trong danh sách do Bộ Tài chính cơng bố; trường hợp xét thấy cần phải tổ chức đấu thầu thì thực hiện đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động dịch vụ thẩm định giá theo pháp luật việt nam (Trang 37 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)