Hoạt động hành nghề của thẩm định viên về giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động dịch vụ thẩm định giá theo pháp luật việt nam (Trang 46 - 60)

2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong hoạt động dịch vụ

2.1.2. Hoạt động hành nghề của thẩm định viên về giá

Tính đến nay, qua một q trình dài hình thành và phát triển dịch vụ thẩm định giá, thẩm định viên về giá đang tăng cả lượng và chất. Hàng năm, Bộ tài chính đều tổ chức kỳ thi lấy thẻ thẩm định viên về giá nhưng không phải tất cả các thẩm định viên đều tham gia hành nghề mà chỉ có các thẩm định viên về giá có tên trong thơng báo của Bộ tài chính về danh sách các thẩm định viên đủ điều kiện hành nghề mới được hoạt động hành nghề thẩm định giá.

Như đã phân tích ở trên, ngồi các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá thì thẩm định viên về giá cịn phải tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Trong thực tế thời gian hoạt động của thẩm định viên ở

nước ta hiện nay phần lớn đã và đang thực hiện rất tốt những quy tắc trên. Theo thông tin từ Cục quản lý giá thuộc Bộ tài chính thì thẩm định viên hiện đang đăng ký hoạt động khá ổn định và đúng quy định tại các doanh nghiệp thẩm định giá. Tuy nhiên, bên cạnh những tích cực đó thì cũng có khơng ít những thẩm định viên vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp, cũng như vi phạm trong quá trình làm nghiệp vụ chuyên môn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến ngành thẩm định giá mà cịn ảnh hưởng đến tồn bộ nền kinh tế, gây mất niềm tin cho chủ thế sử dụng dịch vụ, gây thiệt hại nghiệm trọng về kinh tế cho nhà nước, cho các chủ thể có liên quan.

Để làm rõ thực trạng hoạt động hành nghề của thẩm định viên, Luận văn đưa ra một số vụ việc liên quan như sau:

Thứ nhất là vụ việc liên quan đến nâng giá tài sản thẩm định lên

1.300 lần của Công ty cổ phần giám định, thẩm định Việt Nam – Vivaco. Công ty cổ phần Giám định - Thẩm định Việt Nam (VIVACO) được thành lập vào tháng 7 năm 2001 và trở thành công ty đầu tiên được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp phép hoạt động trong lĩnh vực Thẩm định. Ngay từ khi mới thành lập, Công ty VIVACO đã xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 phiên bản 2000. Công ty VIVACO nhanh chóng mở rộng thị trường và cung cấp các dịch vụ giám định - thẩm định trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Là một đơn vị thẩm định giá có nhiều năm kinh nghiệm cũng như tạo được thương hiệu trên thị trường nhưng cuối năm 2013 Vivaco đã bị rơi vào vụ việc thổi giá thiết bị lên tới 1.300 lần. Theo kết luận điều tra, năm 2003, Vũ Quốc Hảo - nguyên Tổng giám đốc công ty ALCII (ALCII thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Agribank) đã chỉ đạo thành lập công ty Cát Long Hải, phân công Phạm Minh Tuấn làm Chủ tịch Hội đồng quản

trị, Vũ Đức Hoà làm Giám đốc để kinh doanh. Năm 2006, Vũ Quốc Hảo được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc, điều hành cơng ty ALCII. Trong thời gian này tình hình kinh doanh của các cơng ty khó khăn để phát sinh thua lỗ, nợ khó địi, nợ xấu lớn. Với mục đích để làm chủ sở hữu gần 89,5 ngàn m2 đất Trạm dừng chân Miền Tây tại Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) và có tiền thanh tốn nợ xấu cho các cơng ty sân sau của mình, Vũ Quốc Hảo đã bàn bạc, thống nhất với Phạm Minh Tuấn thực hiện việc hợp pháp hoá nguồn gốc thiết bị lặn Tinro2 là tài sản do một doanh nhân người Nhật giao cho công ty Cát Long Hải sử dụng. Các bị can đã vận chuyển thiết bị lặn này ra Hải Phịng và cố tình để Hải quan bắt giữ, tịch thu, bán đấu giá và mua lại với giá khoảng 100 triệu đồng. Sau khi hợp pháp hoá được nguồn gốc, Hảo chỉ đạo nhân viên công ty Cát Long Hải thơng qua Hồng Lộc, Tổng giám đốc công ty Vivaco, để thẩm định, nâng giá thiết bị tàu lặn lên 130 tỉ đồng. Đồng thời, Vũ Quốc Hảo đưa ra chủ trương, chỉ đạo các bộ phận nghiệp vụ, cán bộ dưới quyền bỏ qua việc thực hiện các quy định của ngành ngân hàng trong hoạt động cho thuê tài chính để lập thủ tục và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng cho thuê tài chính nhằm giải ngân 130 tỉ đồng đảo nợ, mua đất đứng tên công ty Cát Long Hải [25].

Như vậy giá trị của thiết bị lặn Tinro2 đã bị nâng giá lên đến 1.300 lần nhờ có bàn tay của cơng ty thẩm định giá. Theo thông tin của cơ quan điều tra, mặc dù biết rõ thiết bị lặn Tinro2 không đủ điều kiện để thẩm định giá do khơng có Giấy chứng nhận đăng ký, đăng kiểm, tình trạng kĩ thuật, hư hỏng, không hoạt động được, nhưng Hoàng Lộc vẫn chỉ đạo bị can Lê Phúc Đức, giám định viên Vivaco lập khống hồ sơ giám định, thẩm định giá, "phù phép" thiết bị lặn Tinro2 còn 85% chất lượng để Lộc ký ban hành Chứng thư thẩm định giá, kết luận thiết bị lặn có trị giá 130 tỷ đồng (cao

gấp hơn 1000 lần so với giá trị thực). Như vậy, có thể nói thẩm định viên Hoàng Lộc đã lợi dụng chức vụ, thẩm quyền của mình để làm sai lệch kết quả thẩm định giá từ đó gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế.

Vụ việc thứ hai có liên quan đến đơn vị thẩm định giá đó là việc thổi giá thiết bị y tế của một số Bệnh viện trên địa bàn Hà Nội gây xôn xao dư luận vừa qua. Trang thiết bị y tế (TBYT) là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và giảm tình trạng quá tải bệnh viện. Bởi với những chiếc máy xét nghiệm quá hạn sử dụng chạy ỳ ạch khiến người bệnh phải mệt mỏi chờ đợi, thậm chí nghiêm trọng hơn, kết quả xét nghiệm khơng chính xác sẽ dẫn đến chẩn đốn bệnh sai, gây nguy hại cho sức khỏe người bệnh. Vì vậy, việc đầu tư, nâng cao TBYT là cần thiết. Theo ơng Trần Minh Khương, Phó kiểm tốn trưởng Kiểm tốn Nhà Nước khu vực IV, khi kiểm toán việc mua sắm TBYT tại một số bệnh viện tuyến tỉnh khu vực Đông Nam Bộ giai đoạn 2009-2011, đã phát hiện khoản chênh lệch giữa giá trúng thầu thực tế và giá dự toán hợp lý lên đến 117,249 tỷ đồng. Trong khi kết quả kiểm tốn khu vực Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, khoản sai phạm trong mua sắm TBYT là 95 tỷ đồng. Điều đó cho thấy mức độ nghiêm trọng của việc làm giá TBYT . Bộ Y tế cho biết, nhiều TBYT hiện Việt Nam chưa tự sản xuất được nên phải nhập khẩu. Tuy nhiên, các hãng sản xuất TBYT có uy tín trên thế giới lại ít có đại diện hay chi nhánh ở Việt Nam , do quy mơ thị trường trong nước cịn nhỏ. Chính vì vậy, các cơ sở y tế công buộc phải mua TBYT thông qua các công ty nhập khẩu trung gian. Các doanh nghiệp này khơng chỉ thâu tóm về giá cả TBYT trên thị trường, mà còn lợi dụng kẽ hở luật pháp, ngang nhiên nhập khẩu thiết bị y tế cũ vào Việt Nam. Song, phải có sự tiếp tay của những người có trách nhiệm trong việc đấu thầu TBYT thì những chiếc

máy cũ nát đó mới qua được khâu kiểm định ngặt nghèo của cơ quan quản lý. Vậy, một vấn đề đặt ra cho các cơ quan chức năng, các cá nhân tổ chức có liên quan khi ai là chủ thể “bảo kê” việc làm giá thiết bị. Giám đốc một DN chuyên nhập khẩu thiết bị y tế khẳng định, dù có thổi giá lên cao nhưng DN buôn bán TBYT vẫn cần phải lọt qua cửa đấu thầu để bán được máy cho bệnh viện . Để làm được điều đó , họ cần có sự “bảo kê” của những người có thẩm quyền trong việc đấu thầu. Và những chủ thể đó là chủ đầu tư, đơn vị tư vấn và cả đơn vị thẩm định giá cùng các cơ quan có liên quan. Như vậy, một trong những khâu tạo điều kiện cho giá thiết bị tăng gấp nhiều lần là do cơ quan thẩm định giá, do thẩm định viên. Có được thẩm quyền này là nhờ vào sự lách luật của các cá nhân, tổ chức, theo đó chứng thư thẩm định giá là một trong những căn cứ để chủ đầu tư, các đơn vị có thẩm quyền quyết định giá đấu thầu. Có thể thấy, thẩm định giá đã biến tướng một cách nghiêm trọng với những đơn vị làm thẩm định thiếu trách nhiệm, những thẩm định viên thiếu đạo đức hành nghề khi lợi dụng thẩm quyền của mình để nâng giá thiết bị gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước [26].

Và cuối cùng là thực trạng đối với kết quả thẩm định giá. Theo nguyên tắc của thẩm định giá thì việc chênh lệch kết quả khi cùng một tài sản thẩm định, hai thẩm định viên khác nhau thực hiện có hai kết quả khác nhau là điều có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, sự chênh lệch này là có giới hạn và cũng có lý do bởi thẩm định giá mang một phần yếu tố định tính cá nhân của thẩm định viên khi xem xét, nghiên cứu yếu tố thị trường. Một tình huống thực tế đã xảy ra với hiện tượng lệch giá trên với mục đích thẩm định giá phục vụ cho cơng tác thi hành án. Đó là vụ việc của bà H ở xã Quảng Tiến, huyện Trảng Bom, vụ việc đã xảy ra đã khá lâu, nhưng nhiều người

trong giới thẩm định vẫn còn nhớ về sự “khác thường” của nó. Tài sản của bà H có vị trí mặt tiền hẻm, cách QL1A khoảng 100m, bao gồm một thửa đất 1000m2

và một căn nhà xây một trệt, một lầu với diện tích sử dụng 320m2. Theo yêu cầu thẩm định giá của cơ quan thi hành án về định giá tài sản để bán đấu giá, Công ty E đã tiến hành thẩm định số tài sản trên của bà H chỉ có trị giá 975 triệu đồng, trong đó giá đất là 100 ngàn đồng/m2. Không đồng ý với kết quả trên, bà H đã nhờ Công ty Đ thẩm định lại kết quả tài sản trị giá hơn 1,7 tỷ đồng, trong đó giá đất là 800 ngàn đồng/m2. Kết quả này, theo bà H cũng như nhiều người trong giới thẩm định công nhận là đúng với giá trị thực của tài sản. Và trường hợp của ông P ở Thị Trấn Long Thành, trong quá trình xem xét thẩm định giá trị thiệt hại căn nhà của ông bị hư hại do cơng trình xây dựng nhà kế cận của nhà ơng T gây ra, Tòa án đã trưng cầu Công ty Đ thực hiện giám định và xác định giá sửa căn nhà của ông P là hơn 40 triệu đồng. Ơng P khơng đồng ý và yêu cầu giám định lại. Tòa đã trưng cầu Cơng ty V ở TP. Hồ Chí Minh giám định lại và đơn vị này xác định chi phí khắc phục sửa chữa lại nhà là hơn 87 triệu đồng. Mặc dù, ông T không đồng ý với kết quả trên nhưng vì ơng khơng có ý kiến, nên tịa phúc thẩm tun buộc ơng phải bồi thường chi phí sửa nhà cho ơng P hơn 87 triệu đồng. Khi ấy, ông T mới làm đơn khiếu nại gửi khắp nơi [27].

Từ những vụ việc trên có thể thấy, trong thực tế thì cùng một tài sản khi nhiều thẩm định viên thực hiện việc thẩm định giá thì rất khó để có cùng một kết quả song việc ra những kết quả khác biệt nhau quá lớn thì khơng chỉ liên quan đến trình độ và năng lực của thẩm định viên mà cịn có cả sự thiếu trách nhiệm và đạo đức của các thẩm định viên đó. Vì là chủ thể trực tiếp xử lý thông tin, và quyết định kết quả thẩm định giá là thẩm định viên về giá nên rất dễ xảy ra vì lợi ích của cá nhân mà cố ý

chỉnh sửa hồ sơ, gây sai lệch kết quả thẩm định giá từ đó dẫn tới kết quả thẩm định không tin cậy.

Những vụ việc thực tế đã xảy ra cho thấy thực trạng pháp luật trong hoạt động của thẩm định viên về giá còn nhiều bất cập. Thẩm định viên là chủ thể chịu trách nhiệm đối với kết quả thẩm định giá, tuy nhiên pháp luật quy định trách nhiệm pháp lý rất chung chung và mức độ răn đe chưa thuyết phục. Theo quy định của pháp luật hình sự thì chưa có nội dung nào liên quan đến hoạt động của thẩm định viên về giá phải chịu trách nhiệm hình sự.

2.1.3. Quản lý hoạt động dịch vụ thẩm định giá

2.1.3.1. Hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước

Cục quản lý giá là cơ quan quản lý nhà nước, trực tiếp quản lý các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.

Về hoạt động quản lý thường xuyên hàng năm, Cục quản lý giá là đơn vị theo dõi những biến động về doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động cũng như thẩm định viên về giá đăng ký hoạt động tại doanh nghiệp đó. Đồng thời, hàng năm các doanh nghiệp hoạt động thẩm định có báo cáo gửi Cục quản lý, các hoạt động đó bao gồm: Đánh giá tổng quan kết quả thực hiện trong năm tại doanh nghiệp về các lĩnh vực hoạt động tư vấn thẩm định giá; định giá tài sản, bất động sản; so sánh với cùng kỳ năm trước; Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong lĩnh vực hoạt động thẩm định giá; Những khiếu nại, tố cáo; những tranh chấp xảy ra và các biện pháp đã xử lý; Đề xuất và kiến nghị của doanh nghiệp thẩm định giá. Nhờ có những thơng tin rất thực tế và cập nhật với tình hình của từng doanh nghiệp đồng thời có những ý kiến đóng góp, những thuận lợi khó

khăn của doanh nghiệp đến các cơ quan chức năng nên báo cáo của các doanh nghiệp rất có ý nghĩa trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật tạo thuận lợi thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá.

Ngồi các chính sách quản lý mang tính thường niên, Cục quản lý cũng thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, tuyên truyền kiến thức thẩm định giá cho Thẩm định viên cũng như các doanh nghiệp thẩm định giá.

Gần đây, Bộ tài chính vừa Quyết định phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực hoạt động thẩm định giá của Việt Nam giai đoạn 2013-2020”. Theo đó, Cục quản lý giá là đơn vị chủ trì thực hiện với sự phối hợp với các trường đại học, cao đẳng thuộc Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan khác. Các nội dung trong đề án bao gồm 8 vấn đề chính đó là: Tiếp tục hồn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về thẩm định giá một cách đồng bộ; Nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức quản lý nhà nước về giá và thẩm định giá đáp ứng nhu cầu trước mắt theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP; Phát triển đội ngũ thẩm định viên về giá và doanh nghiệp thẩm định giá; Chuẩn hóa 4 bộ tài liệu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thẩm định giá; Nâng cao vai trò của Hội Thẩm định giá Việt Nam; Xây dựng Trung tâm Dữ liệu quốc gia, bồi dưỡng nghiệp vụ và dịch vụ về giá và thẩm định giá; Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá và việc chấp hành các quy định của Nhà nước về thẩm định giá; và cuối cùng là tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thẩm định giá.

Thực hiện kế hoạch số 987/KH-ĐHTCQTKD ngày 10 tháng 10 năm 2013 về tổ chức tọa đàm khoa học Định giá và Thẩm định giá ở Việt Nam. Ngày 27/11/2013, tại Hội trường lớn cơ sở 1 Trường Đại học Tài chính –

Quản trị kinh doanh phối hợp với Cục quản lý giá tổ chức Tọa đàm khoa học “Định giá và thẩm định giá ở Việt Nam”. Trong buổi Tọa đàm, một số nội dung quan trọng đã được quan tâm bao gồm: (1) Luật giá và các văn bản thi hành luật; (2) Định giá và Thẩm định giá trong thời kỳ hội nhập quốc tế; (3) Thực trạng nghề Thẩm định giá ở Việt Nam; (4) Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên chuyên ngành Thẩm định giá.

Thực hiện chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động dịch vụ thẩm định giá theo pháp luật việt nam (Trang 46 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)