Quản lý hoạt động dịch vụ thẩm định giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động dịch vụ thẩm định giá theo pháp luật việt nam (Trang 31 - 37)

1.2. Nội dung pháp lý về hoạt động dịch vụ thẩm định giá

1.2.3. Quản lý hoạt động dịch vụ thẩm định giá

1.2.3.1. Quản lý nhà nước về hoạt động dịch vụ thẩm định giá

Các cơ quan nhà nước tham gia quản lý nhà nước đối với hoạt động thẩm định giá bao gồm, trước tiên là Chính phủ chịu trách nhiệm quản lý chung, ở trung ương là Cục quản lý giá thuộc Bộ tài chính, ở địa phương Sở tài chính các tỉnh là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý trên địa bàn. Ngoài ra, hoạt động thẩm định giá còn chịu sự quản lý của các cơ quan khác có liên quan như: Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ tài nguyên và môi trường, Bộ xây dựng, Bộ công thương, Bộ văn hóa thể thao và du lịch, Bộ y tế….

Cụ thể, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực

hiện chức năng quản lý nhà nước về thẩm định giá có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Xây dựng, trình Chính phủ quyết định chiến lược và kế hoạch phát triển nghề thẩm định giá ở Việt Nam;

- Xây dựng, trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về thẩm định giá, Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam;

- Tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển nghề thẩm định giá, các văn bản quy phạm pháp luật về thẩm định giá, Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam;

- Quy định điều kiện dự thi, việc tổ chức thi và điều kiện để cấp Thẻ thẩm định viên về giá; quản lý, cấp và thu hồi Thẻ thẩm định viên về giá;

- Quy định về đào tạo, cấp chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá; bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về thẩm định giá cho thẩm định viên về giá hành nghề;

- Quy định về tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức về thẩm định giá;

- Quy định mẫu, cấp và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá; quy định về đăng ký và quản lý hành nghề thẩm định giá; công khai danh sách thẩm định viên về giá hành nghề và danh sách các doanh nghiệp thẩm định giá trong cả nước;

- Quy định về mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động thẩm định giá hoặc trích lập quỹ dự phịng rủi ro nghề nghiệp đối với doanh nghiệp thẩm định giá;

- Quản lý nhà nước trong lĩnh vực thẩm định giá đối với doanh nghiệp thẩm định giá, tổ chức nghề nghiệp thẩm định giá theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện hợp tác quốc tế về thẩm định giá;

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về thẩm định giá;

- Tổng kết, đánh giá về hoạt động thẩm định giá; quy định về kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá và việc chấp hành các quy định của Nhà nước về thẩm định giá;

- Thực hiện việc thẩm định giá hoặc chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thẩm định giá tài sản nhà nước theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

- Quy định chế độ báo cáo, thu thập, tổng hợp thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cung cấp thông tin và quản lý nhà nước về thẩm định giá.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ,

quyền hạn sau:

- Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động thẩm định giá thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình;

- Phân cơng và tổ chức thực hiện thẩm định giá tài sản nhà nước quy định tại Khoản 2 Điều 31 và Điều 44 của Luật giá thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý theo quy định về phân cấp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; quy định về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và quy định của pháp luật có liên quan;

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về thẩm định giá thuộc phạm vi quản lý.

Và cuối cùng, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

ương có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

- Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động thẩm định giá thuộc phạm vi quản lý của địa phương;

- Phân công và tổ chức thực hiện thẩm định giá tài sản nhà nước quy định tại Khoản 2 Điều 31 và Điều 44 của Luật giá thuộc địa phương quản lý theo quy định về phân cấp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và quy định của pháp luật có liên quan;

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về thẩm định giá thuộc phạm vi quản lý của địa phương [15].

Như vậy, các cơ quan quản lý nhà nước vừa là người nghiên cứu, xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực giá phù hợp với đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ,

vừa là người quản lý đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá; quản lý thi, cấp và thu hồi Thẻ thẩm định viên về giá, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá. Đồng thời, chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong lĩnh vực giá và kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giá.

1.2.3.2. Quản lý của tổ chức nghề nghiệp về hoạt động dịch vụ thẩm định giá

Theo quy định của pháp luật thẩm định giá, Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá được tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ về thẩm định giá và thực hiện những nhiệm vụ liên quan đến hoạt động về thẩm định giá như sau:

- Nghiên cứu, cập nhật tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế để đề xuất với Bộ Tài chính xem xét ban hành hoặc bổ sung sửa đổi Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam cho phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam và thơng lệ quốc tế;

- Phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức thi cấp Thẻ thẩm định viên về giá; - Phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá và việc chấp hành các quy định của Nhà nước về thẩm định giá đối với doanh nghiệp thẩm định giá là hội viên;

- Cung cấp thơng tin cho Bộ Tài chính về hoạt động của hội viên để phục vụ công tác quản lý nhà nước về thẩm định giá;

- Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động thẩm định giá; phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện cơng tác tun truyền về cơ chế, chính sách quản lý điều hành của Nhà nước trong lĩnh vực giá;

- Tham gia hoạt động hợp tác quốc tế về thẩm định giá theo quy định của pháp luật về hội;

- Chịu trách nhiệm về chế độ báo cáo của tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá đối với Bộ tài chính.

Hiện nay, tại Việt Nam tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá là Hội thẩm định giá Việt Nam. Hội Thẩm định giá Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 138/2005/QĐ-BNV ngày 26/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính. Được Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ cho phép Đại hội thành lập Hội Thẩm định giá Việt Nam đó được tổ chức vào ngày 24 tháng 5 năm 2006.

Điều lệ hoạt động của Hội Thẩm định giá Việt Nam đó được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt tại Quyết định số 1116/QĐ-BNV ngày 14 tháng 4 năm 2006.

Mục đích của Hội là đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của cộng đồng các pháp nhân và thể nhân thuộc các thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực thẩm định giá trên phạm vi cả nước nhằm phối hợp, liên kết hoạt động của các doanh nghiệp thẩm định giá, các cá nhân hành nghề thẩm định giá, các nhà quản lý về hoạt động thẩm định giá, tổ chức và cá nhân ở trong nước và ngồi nước quan tâm đóng góp, tạo điều kiện phát triển sự nghiệp thẩm định giá Việt Nam; vận động tập hợp, động viên khuyến khích hội viên nghiêm túc chấp hành pháp luật về thẩm định giá, nâng cao kiến thức, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp xử lý những vướng mắc trong lĩnh vực thẩm định giá, hỗ trợ nhau có hiệu quả, tạo điều kiện cho các Hội viên phát triển bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các Hội viên. Hội Thẩm định giá Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật. Hội chịu sự quản lý

Nhà nước của Bộ Tài chính. Hội Thẩm định giá Việt Nam hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tự trang trải về tài chính, chịu trách nhiệm trước pháp luật [1].

Ngoài ra, Việt Nam còn tham gia Hiệp hội thẩm định giá ASEAN (AVA). Hiệp hội thẩm định giá ASEAN (AVA) là tổ chức thuộc hiệp hội các nước Đông Nam Á, được thành lập vào tháng 6-1981 với các thành viên sáng lập là Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines và Thái Lan. Đến nay, AVA có thêm 3 thành viên khác là Việt Nam, Campuchia, Brunei. Mục đích hoạt động của AVA là tăng cường quan hệ và hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia ASEAN, tạo khuôn khổ về mặt tổ chức cho việc hợp tác khu vực trong nghiên cứu và học tập lẫn nhau trên lĩnh vực thẩm định giá; tạo điều kiện giao lưu hợp tác giữa các tổ chức nghề nghiệp, đơn vị giảng dạy và trung tâm nghiên cứu về thẩm định giá ở các nước ASEAN.

Chương 2

THỰC TRẠNG THI HÀNH PHÁP LUẬT

VỀ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ THẨM ĐỊNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động dịch vụ thẩm định giá theo pháp luật việt nam (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)