Khái niệm về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại ở việt nam (Trang 30 - 34)

1.3. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền

1.3.1. Khái niệm về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng

nhượng quyền thương mại

Như nội dung đã phân tích ở hai mục 1.1 và 1.2 của chương này về TTHCCT và HĐNQTM có thể thấy việc xuất hiện các TTHCCT trong hợp đồng thương mại cũng giống với nguyên nhân dẫn tới TTHCCT nói chung là đều xuất phát từ việc tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp, tối đa hóa lợi nhuận của hệ thống kinh doanh nhượng quyền.

Hành vi TTHCCT trong HĐNQTM được hiểu là sự thỏa thuận giữa ít nhất hai bên trong hệ thống nhượng quyền nhằm làm sai lệch, cản trở cạnh tranh. Mục đích hành vi chính là gây hạn chế cạnh tranh hoặc loại bỏ những cạnh tranh trong hệ thống nhượng quyền hoặc của các đối thủ cạnh tranh khác ngoài hệ thống.

Về hình thức thể hiện, như đã phân loại ở phần trên, thỏa thuận cạnh tranh có hai loại là thỏa thuận ngang và thỏa thuận dọc. Ở khía cạnh mạng lưới phân phối của hệ thống nhượng quyền thương mại, bên nhận quyền và bên nhượng quyền có thể đồng thời tồn tại hai tư cách: vừa là nhà sản xuất/cung ứng dịch vụ vừa là nhà phân phối hàng hóa dịch vụ trừ hình thức nhượng quyền thương mại, phân phối.

Với sự tham gia của các tư cách như trên TTHCCT được phân loại như sau [17, tr.51]:

- Trong hình thức nhượng quyền thương mại phân phối: Bên nhận quyền được phép phân phối những hàng hóa, sản phẩm do bên nhượng quyền sản xuất, kinh doanh dưới bảng hiệu của bên nhượng quyền. Trong hình thức này, có thể tồn tại cả hai hình thức TTHCCT; đó là thỏa thuận theo chiều ngang giữa các nhà phân phối và thỏa thuận chiều dọc giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền.

- Trong hình thức nhượng quyền thương mại sản xuất hoặc nhượng quyền thương mại dịch vụ: Bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền được sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo đúng tiêu chuẩn, gắn tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa, logo biểu tượng do bên nhượng quyền làm chủ sở hữu. Trong trường hợp này tồn tại thỏa thuận theo chiều ngang

Dựa trên đối tượng điều chỉnh của từng loại HĐNQTM tùy thuộc vào ngữ cảnh kinh tế và nội dung cụ thể của hợp đồng. Chúng thường được thể hiện dưới các dạng: (i) thỏa thuận phân chia khu vực kinh doanh, (ii) thỏa thuận phân phối cung ứng độc quyền, (iii) thỏa thuận mua bán cả gói, (iv) thỏa thuận giá bán lại, (v) kiểm soát số lượng đầu vào và đầu ra sản phẩm [20].

- Thỏa thuận phân chia khu vực kinh doanh: bên nhượng quyền thường quyết định số lượng cửa hàng nhượng quyền trên một khu vực địa lý

nhất định bằng việc phân chia khu vực kinh doanh cụ thể cho mỗi bên nhận quyền. Quy định này cấm bên nhận quyền kinh doanh ngoài phạm vi được cho phép bởi bên nhượng quyền và chỉ được khai thác một cơ sở duy nhất do bên nhượng quyền cấp. Thỏa thuận phân chia khu vực kinh doanh cịn là việc hai bên kìm hãm khơng cho bên nhượng quyền khác kinh doanh trong phạm vi địa lý đó, tìm cách loại bỏ những doanh nghiệp không phải các bên trong thỏa thuận.

- Thỏa thuận phân phối cung ứng độc quyền: Trong nhượng quyền thương mại, đặc biệt là hình thức nhượng quyền phân phối, bên nhận quyền chỉ được bán các sản phẩm gắn nhãn hiệu của bên nhượng quyền tại cửa hiệu gắn tên thương mại hoặc biểu tượng của bên nhượng quyền, do đó, bên nhận quyền phải tuyệt đối trung thành và tơn trọng lợi ích của bên nhượng quyền. Ngồi độc quyền về sản phẩm, có thể tồn tại dưới hình thức độc quyền về thiết bị buộc bên nhận quyền phải mua trang thiết bị theo bên nhượng quyền.

- Thỏa thuận mua bán cả gói: Được hiểu là việc bên nhận quyền phải chấp nhận những nghĩa vụ không liên quan đến đối tượng của HĐNQTM. Và đây được gọi là một ràng buộc bán kèm. Theo Luật Cạnh tranh Canada, ràng buộc bán kèm được hiểu là một hành vi trong đó một nhà cung cấp hàng hóa, như một điều kiện để cung cấp hàng hóa đó (hàng hóa “ràng buộc”), yêu cầu khách hàng phải: (i) mua lại một hàng hóa khác từ nhà cung cấp hoặc người do nhà cung cấp chỉ định; hoặc (ii) hạn chế sử dụng hoặc phân phối, cùng với hàng hóa ràng buộc, một hàng hóa khác khơng thuộc nhãn hiệu do nhà cung cấp hoặc người được nhà cung cấp chỉ định nêu rõ, và một hành vi trong đó nhà cung cấp hàng hóa lơi kéo khách hàng đáp ứng một yêu cầu đặt ra trong (i) hoặc (ii) bằng cách đề nghị cung cấp hàng hóa đó cho khách hàng đó với những điều kiện hay điều khoản ưu đãi hơn nếu khách hàng đó đồng ý đáp ứng một trong những điều kiện trên [20]. Hay nói cách khác, khi bên bán sẽ

bán một sản phẩm chính với điều kiện bên mua đồng ý mua một sản phẩm khác hoặc/và phải mua sản phẩm được bán kèm từ một doanh nghiệp khác do bên nhượng quyền chỉ định hoặc ít nhất đồng ý khơng mua sản phẩm được bán kèm từ một doanh nghiệp khác.

- Thỏa thuận giá bán lại: Việc thỏa thuận áp đặt giá bán hàng hóa, dịch vụ nhằm ấn định một mức giá trần hoặc mức giá sàn hoặc một mức giá đề nghị khơng mang tính chất ràng buộc hoặc bất kỳ mức giá đề nghị nào được quảng cáo bởi bên nhượng quyền.

- Kiểm soát số lượng đầu vào, đầu ra sản phẩm: Đối với hình thức nhượng quyền thương mại sản xuất, bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền sản xuất và bán các sản phẩm gắn nhãn hiệu của bên nhượng quyền, theo sự chỉ đạo của bên nhượng quyền, hoặc hai bên cùng thỏa thuận khối lượng hàng găm hàng tạo sự khan hiếm cho thị trường.

Thực tế hiện nay có thể thấy rất ít các hình thức nhượng quyền tồn tại độc lập. Các hình thức nhượng quyền này đan xen nhau. Chính vì vậy, hành vi TTHCCT phát sinh dưới cả chiều dọc và chiều ngang dưới nhiều cách thức đa dạng.

Pháp luật về nhượng quyền thương mại và pháp luật cạnh tranh đều là những bộ phận của hệ thống luật thương mại, có mối quan hệ qua lại tương hỗ lẫn nhau. Hiện nay, các quy định của pháp luật về nhượng quyền thương mại đang được quy định rải rác trong Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong đó, mối quan hệ giữa hai mảng luật này chủ yếu liên quan tới các quy định về TTHCCT.

Bên cạnh đó, những quy định về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền có thể có những liên quan, cịn các quy định về tập trung kinh tế trong pháp luật cạnh tranh hầu như khơng có mối quan hệ với pháp luật về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại ở việt nam (Trang 30 - 34)