Đặc điểm của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại ở việt nam (Trang 34 - 39)

1.3. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền

1.3.2. Đặc điểm của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng

cạnh tranh khi thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại cũng như các vụ tranh chấp liên quan là rất cần thiết nhằm đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho hoạt động nhượng quyền thương mại diễn ra trên thị trường Việt Nam cũng như trên thị trường thế giới.

Bên cạnh đó, để giúp doanh nghiệp có thể tránh được các kiện tụng liên quan tới các hành vi hạn chế cạnh tranh của bên nhận quyền Việt Nam, giúp cho cả các cơ quan quản lý nhà nước trên lĩnh vực tương ứng có những hiểu biết đầy đủ, từ đó có hướng để hồn thiện pháp luật về nhượng quyền thương mại nói riêng và pháp luật thương mại nói chung, đáp ứng xu thế hội nhập.

1.3.2. Đặc điểm của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại nhượng quyền thương mại

Qua việc tìm hiểu, các TTHCCT trong HĐNQTM có các đặc trưng pháp lý sau đây:

Thứ nhất, chủ thể của TTHCCT trong HĐNQTM là các doanh nghiệp hoạt động độc lập, cùng trên thị trường liên quan và cùng tham gia vào hoạt động nhượng quyền.

Chủ thể của TTHCCT trong HĐNQTM là các doanh nghiệp, trong đó một bên được gọi là bên nhượng quyền sở hữu thương hiệu, bí quyết kinh doanh, hệ thống phân phối sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ..., bên còn lại là bên nhận quyền phải trả một khoản phí nhất định hay số % doanh thu của mình cho bên nhượng quyền để đổi lại bên này sẽ được bên nhượng quyền cho phép sử dụng thương hiệu, hệ thống tiếp thị, mơ hình kinh doanh...

Bên nhượng quyền và bên nhận quyền trong các TTHCCT trong HĐNQTM phải là các doanh nghiệp cùng trên “thị trường liên quan”. Theo

Thị trường liên quan bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan. Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thể cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả. Thị trường địa lý liên quan là một khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực lân cận [13, Điều 3, khoản 1]. Các doanh nghiệp tham gia TTHCCT trong HĐNQTM phải là các doanh nghiệp hoạt động độc lập với nhau, không phải là các doanh nghiệp liên quan của nhau theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Sẽ không coi là doanh nghiệp độc lập nếu đó là các doanh nghiệp cùng trong một tập đoàn kinh doanh, là thành viên cùng trong một tổng công ty...

Thứ hai, bên nhượng quyền và bên nhận quyền đã có sự “thỏa thuận” để hạn chế cạnh tranh.

Mang đặc điểm của TTHCCT, theo đó, ở TTHCCT trong HĐNQTM, bên nhượng quyền và bên nhận quyền đã có sự bày tỏ ý chí trước bên cịn lại và cũng mong muốn chủ thể phía bên kia chấp nhận ý chí của mình về các nội dung liên quan đến hạn chế cạnh tranh.

Sự thỏa thuận này là kết quả của quá trình đàm phán, thương lượng của bên nhượng quyền với bên nhận quyền liên quan đến một nội dung cụ thể như thỏa thuận về giá bán hàng hóa/cung ứng dịch vụ, điều khoản về phân chia khu vực kinh doanh, điều khoản hạn chế số lượng đầu vào và đầu ra của sản phẩm... Như vậy, đã có sự thống nhất ý chí giữa hai bên để cùng đưa ra nội dung các thỏa thuận.

Thứ ba, mục đích của sự thỏa thuận là nhằm hạn chế cạnh tranh giữa các bên tham gia hệ thống nhượng quyền thương mại.

TTHCCT trong HĐNQTM như ở đặc điểm trên đã nêu, đó là sự thống nhất ý chí giữa các bên nhượng quyền và bên nhận, ngồi việc nhằm bảo vệ trực tiếp lợi ích của bên nhượng quyền, các thỏa thuận này đồng thời loại bỏ quyền của bên nhận quyền đồng thời ngăn cản, kìm hãm các doanh nghiệp tiềm năng khác không tham gia vào thỏa thuận.

Có thể thấy, đối với điều khoản ấn định giá bán hàng hóa/cung ứng dịch vụ, với lý do nhằm đảm bảo tính thống nhất của cả hệ thống, bên nhượng quyền đưa ra các quy định nhằm loại bỏ sự cạnh tranh về giá của các bên nhận quyền trong toàn hệ thống. Hay điều khoản quy định về việc bên nhận quyền yêu cầu bên nhượng quyền chỉ được nhượng quyền cho một bên nhận quyền duy nhất trong một phạm vi nhất định nhằm tránh nguy cơ phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh mạnh hơn mình. Hoặc để duy trì tính đặc trưng và uy tín của mạng lưới nhượng quyền, bên nhượng quyền khơng chỉ có trách nhiệm cung cấp cho bên nhận quyền bí quyết và kỹ thuật chế biến, nấu nướng, mà còn cung cấp cả nghĩa vụ mua nguyên liệu từ bên nhượng quyền hoặc bên thứ ba do bên nhượng quyền chỉ định. Việc đặt ra các tiêu chuẩn đối với hàng hóa, dịch vụ là đối tượng của hợp đồng nhượng quyền nhìn chung là có lợi cho người tiêu dùng và có thể làm cho thị trường hoạt động một cách hiệu quả hơn. Nó giúp người tiêu dùng có nhiều thơng tin, giúp họ đưa ra các quyết định chính xác hơn về sản phẩm mà họ dự định mua đồng thời tiêu chuẩn đó làm cho cung cầu thị trường cân bằng nhanh hơn và lợi ích cơng nghệ mới được sử dụng hiệu quả cao hơn nhưng điều đó cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng gia nhập thị trường của các chủ thể không được chỉ định bởi bên nhượng quyền.

Thứ tư, về hình thức biểu hiện của TTHCCT trong HĐNQTM.

Hợp Quốc quy định hình thức của TTHCCT có thể bất kể là bằng miệng hay bằng văn bản, chính thức hay khơng chính thức. Luật Cạnh tranh của Việt Nam cũng như của nhiều quốc gia khác khơng đề cập đến hình thức biểu hiện của TTHCCT, mà chỉ xác định là các thỏa thuận hạn đó nhằm hạn chế cạnh tranh. Nói cách khác, Luật Cạnh tranh của Việt Nam khơng nói tới TTHCCT phải thể hiện bằng văn bản, bằng miệng, bằng hành vi cụ thể hay bất cứ một hình thức nào khác. Như vậy theo quy định của pháp luật Việt Nam thì hình thức biểu hiện ra bên ngoài của các TTHCCT khơng được coi là tiêu chí bắt buộc đối với các TTHCCT.

Điều 285 Luật Thương mại 2005 quy định HĐNQTM phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức pháp lý có giá trị tương đương.

Như vậy, TTHCCT trong HĐNQTM được ghi nhận trong các điều khoản của HĐNQTM. Chính vì vậy, thỏa thuận này sẽ được thể hiện dưới hình thức bằng văn bản. Điều này phù hợp với tình hình hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay vì đây là hoạt động khá phức tạp đối với các doanh nghiệp Việt Nam, chỉ bằng hình thức văn bản mới có thể ghi thỏa thuận của các bên một cách rõ ràng, cụ thể từ đó xác định được đâu là các thỏa thuận có nội dung hạn chế cạnh tranh. Giúp nhà nước quản lý tốt hơn các thỏa thuận dạng này.

Kết luận chƣơng 1

Nhượng quyền thương mại là một phương thức kinh doanh được rất nhiều công ty các nước áp dụng để nhân rộng mơ hình kinh doanh. Lợi ích mà nhượng quyền thương mại cho nền kinh tế của các quốc gia phát triển nhượng quyền thương mại là rất lớn.

Trong chương 1 tác giả chủ yếu tìm hiểu lý thuyết cơ bản về hợp đồng nhượng quyền thương mại, về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại. Trên cơ sở lý thuyết đó, trong chương 2 tác giả sẽ phân tích tìm hiểu cụ thể những quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại. Qua đó, chỉ ra thực trạng diễn ra thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại hiện nay như nào.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại ở việt nam (Trang 34 - 39)