Những yêu cầu đối với việc hoàn thiện pháp luật về thỏa thuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại ở việt nam (Trang 69 - 71)

hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại

Kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại là một mơ hình tiến bộ, hiệu quả, giảm thiểu rủi ro được áp dụng tại nhiều quốc gia. Nhượng quyền thương mại giúp cho bên nhượng quyền mở rộng hệ thống kinh doanh, sử dụng khả năng của các đối tác địa phương để phát triển thị trường mới mà không cần phải đầu tư vốn. Đối với bên nhận quyền, nhượng quyền giúp cho bên nhận quyền sử dụng thương hiệu, kinh nghiệm đã được phát triển cũng như sự trợ giúp, huấn luyện từ bên nhượng quyền, nhưng vẫn đảm bảo cho bên nhận quyền có quyền sở hữu và tính tự chủ tương đối theo quy định của hợp đồng nhượng quyền thương mại. Do đó, nhượng quyền thương mại được coi là phương tiện hữu hiệu để đi đến thành công của các doanh nghiệp nhỏ (với tư cách là bên nhận quyền).

Là điểm đến của nhiều thương hiệu quốc tế, Việt Nam trở thành mảnh đất tốt cho các thương hiệu cả quốc tế và trong nước nhân rộng, quảng bá hình ảnh của mình nếu biết tận dụng các lợi thế địa phương. Tuy nhiên, trên thực tế muốn để hoạt động nhượng quyền thương mại phát triển thuận lợi thì khung pháp lý điều chỉnh hoạt động đó cũng phải đủ hồn thiện để các chủ thể kinh doanh có thể an tâm tham gia trị trường. Sau khoảng 10 năm Luật

thương mại năm 2005 có hiệu lực, Nghị định 35/2006/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại, Thông tư 09/2006/TT-BTM của Bộ Thương mại hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại, mãi đến ngày 17/11/2008 Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 106/2008/QĐ-BTC để quy định mức lệ phí mà thương nhân dự kiến nhượng quyền phải nộp khi đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Tuy nhiên, tất cả các văn bản này đều chưa đề cập đến cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại. Do đó, hiện nay, các quy định của Luật cạnh tranh năm 2004 và các văn bản liên quan (phần các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh) vẫn sẽ được áp dụng nếu cơ quan nhà nước về cạnh tranh tự mình hoặc theo đề nghị của các chủ thể kinh doanh thực hiện điều tra các hành vi hạn chế cạnh tranh của doanh nghiệp hoạt động nhượng quyền thương mại. Vì vậy, một số điểm bất hợp lý được chỉ ra khi cùng một quan hệ, cùng một hành vi lại được điều chỉnh bởi hai luật. Cụ thể là hành vi mang tính chất hạn chế cạnh tranh hoặc lạm dụng vị trí thống lĩnh của bất cứ chủ thể kinh doanh nào cũng bị coi là vi phạm theo Luật cạnh tranh năm 2004, thậm chí một số hành vi bị cấm hồn tồn, khơng có trường hợp miễn trừ. Tuy nhiên, cũng hành vi đó, xét trong quan hệ nhượng quyền thương mại lại hoàn toàn hợp lý. Như vậy, yêu cầu đặt ra là pháp luật cạnh tranh Việt Nam cần được sửa đổi, bổ sung để hồn thiện nhằm có thể điều chỉnh được cả cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại bởi đây là một hoạt động đặc thù, trong đó tính thống nhất và sự mâu thuẫn lợi ích giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền là hai khía cạnh ln song song tồn tại.

Các yêu cầu đối với việc hoàn thiện các quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cụ thể:

đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các cá nhân và tổ chức. Đảm bảo yêu cầu này, các quy định của luật cạnh tranh phải nhất quán với các chính sách, đường lối của Đảng để tạo nên sự nhất quán, đồng bộ trong chính sách phát triển của nền kinh tế.

- Các quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại góp phần xây dựng được một môi trường cạnh tranh lành mạnh.

- Các quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh phải đảm bảo tính khả thi và hiện thực. Các quy định của Luật cạnh tranh phải xây dựng trên thực tế xã hội kinh tế Việt Nam, không sao chép, phải rõ ràng, không chồng chéo.

- Các quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh phải vừa bảo vệ cả bên nhận quyền và bên nhượng quyền trong hoạt động nhượng quyền thương mại. Ngoài ra việc xác định hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh phải chính xác, phù hợp với thực tế và là cơ sở để cơ quan quản lý cạnh tranh xác định được đâu là những hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm, bị kiểm soát và hành vi được miễn trừ.

- Các quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo Luật cạnh tranh Việt Nam phải có sự tương thích với pháp luật khu vực và quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại ở việt nam (Trang 69 - 71)