Thực tiễn thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại ở việt nam (Trang 54)

nhƣợng quyền thƣơng mại ở nƣớc ta thời gian qua

Nhượng quyền thương mại bắt đầu manh nha ở Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ trước và phát triển khá nhanh trong khoảng thời gian gần đây (sau khi nhượng quyền thương mại chính thức được ghi nhận trong Luật Thương mại 2005).

Theo thống kê của Vụ Thị trường trong nước và Viện Nghiên cứu Thương mại, trong hơn 8 năm qua từ 15/1/2007 đến 15/7/2015, Vụ Thị trường trong nước đã cấp phép cho 137 thương nhân và 148 thương hiệu/nhãn hiệu nước ngồi vào Việt Nam. Trong đó lĩnh vực nhà hàng là lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất (43,7%) bao gồm 42 thương hiệu như các nhà hàng bán thức ăn nhanh, bánh, cà phê, đồ uống, nhà hàng lẩu nướng, tiếp theo là thời trang (19,3%, 19 thương hiệu), giáo dục, đào tạo (14,1%, 17 thương hiệu), cửa hàng tiện lợi (2,2%, 3 thương hiệu), cửa hàng bán lẻ khác (10,4%, 15 thương hiệu), sản xuất bán buôn các dịch vụ khác như dược phẩm, hóa chất, mơi giới bất động sản, lưu kho… chiếm 10,3% [29].

Các thương hiệu đã vào Việt Nam như McDonald’s, Baskin Robbins, Haagen-Dazs (đến từ Hòa Kỳ), Pizza Hut, Kentucky Fried Chicken, Pepper Lunch, Burger King(đến từ Singapore), Lotteria, Caffe Bene, Tous Les Jours, BBQ Chicken (đến từ Hàn Quốc), Swensen’s (đến từ Malaysia), Oasis, Karren Millen, Warehouse, Topshop, Coast London(đến từ Anh), Bulgari, Moschino, Rossi(từ Italy)…. Trong khi đó một số doanh nghiệp Việt Nam cũng đã tích cực triển khai phát triển thương hiệu ở nước ngoài như Trung Nguyên, Phở 24, Kinh Đô Bakery, Ninomax, giày dép T&T…[29].

Dưới sự phát triển nhanh mạnh của hoạt động nhượng quyền, các thỏa thuận để hạn chế cạnh tranh cũng có xu hướng phát triển đa dạng, phức tạp

hơn. Thực tế, việc kiểm sốt hành vi TTHCCT nói chung và hoạt động nhượng quyền thương mại nói riêng ở Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm. Giống như hoạt động nhượng quyền thương mại vào Việt Nam, các TTHCCT đang diễn ra dưới nhiều phương thức khác nhau. Các TTHCCT dưới dạng thỏa thuận điều khoản trong hợp đồng về phạm vi lãnh thổ, về giá cả, ấn định giá hai bên với nhau, về hoạt động mua bán cả gói…. Cụ thể như sau:

- Thỏa thuận phân chia khu vực kinh doanh

Quy định về việc phân chia thị trường và hạn chế cạnh tranh giữa các bên trong hợp đồng NQTM là một trong những đặc trưng của hoạt động NQTM nhằm bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng. Do đó, bằng sự thỏa thuận mỗi bên nhận quyền chỉ kinh doanh một cơ sở duy nhất trong một phạm vi nhất định, đã tạo ra vị thế độc quyền trong khu vực cho mỗi bên nhận quyền. Thỏa thuận dọc này có thể hạn chế quyền tự do kinh doanh, khả năng phát triển của bên nhận quyền, và sẽ tạo ra sự hạn chế (theo chiều ngang) đối với các doanh nghiệp khác kinh doanh cùng lĩnh vực ngành nghề gia nhập thị trường ở những khu vực đã được bên nhượng quyền phân chia cho các bên nhận quyền. Đồng thời, làm hạn chế khả năng lựa chọn nhà cung cấp sản phẩm hàng hóa, cung ứng dịch vụ của người tiêu dùng trong một khu vực địa lý nhất định. Tuy nhiên, không phải mọi thỏa thuận phân chia khu vực địa lý để kinh doanh đều vi phạm cạnh tranh, để xác định hành vi này có vi phạm pháp luật cạnh tranh hay khơng cịn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể [20].

- Thỏa thuận phân phối cung ứng độc quyền

Trong hoạt động kinh doanh, bên nhận quyền không được phép thực hiện các hành vi nhằm cố ý mang lại lợi ích cho bên thứ ba hoặc đối thủ cạnh tranh của bên nhận quyền, và phải có nghĩa vụ: chỉ được bán hàng hóa do bên nhượng quyền cung cấp hoặc bên thứ ba do bên nhượng quyền chỉ

định; hạn chế kinh doanh một loại hàng hóa được chỉ rõ trừ khi hàng hóa đó được bên nhượng quyền cung cấp hoặc bên thứ ba do bên nhượng quyền cho phép; cấm bên nhận quyền bán hàng hóa khơng mang nhãn hiệu của bên nhượng quyền [12, tr.57]. Các thỏa thuận phân phối và cung ứng độc quyền thường gây ra những vấn đề nhất định đối với chính sách cạnh tranh, bởi chúng thường xuyên ảnh hưởng đến cạnh tranh giữa các nhãn hàng (theo chiều ngang). Trong cạnh tranh giữa các nhãn hiệu, những thỏa thuận này ngăn cản nhà cung cấp chỉ định nhà phân phối khác trong khu vực địa lý đó, hay nói cách khác, chỉ được bán hàng trực tiếp trong khu vực địa lý dành riêng đó.

- Thỏa thuận mua bán cả gói: Thỏa thuận này thường được áp dụng trong hình thức nhượng quyền thương mại dịch vụ về lĩnh vực ăn uống, nhà hàng, khách sạn. Bên nhận quyền khai thác dịch vụ có thể bị áp đặt các thỏa thuận độc quyền trong việc cung ứng những thiết bị, hàng hóa đi kèm.

- Thỏa thuận giá bán lại: bên nhận quyền có nghĩa vụ khơng bán hàng hóa dưới mức giá bán lẻ tối thiểu, là mức giá sàn được thỏa thuận để giá không thể xuống thấp hơn, hay mức giá bán lại tối đa, là mức giá trần được thỏa thuận để giá bán khơng được cao hơn hoặc chỉ bán hàng hóa theo mức giá đã ấn định [11].

Những thỏa thuận nhằm duy trì giá bán lại có thể dẫn đến những hệ quả phản cạnh tranh, nếu duy trì mức giá bán lại tối đa có thể có lợi cho cơng chúng và thường được miễn trừ trong luật cạnh tranh của các nước, nhưng thỏa thuận đó trên thực tế có thể khiến các cơng ty nhỏ, khơng có lợi thế về kinh tế bị loại khỏi thị trường, bởi họ muốn đưa ra mức giá cao hơn mức giá trần đã được qui định để tránh lỗ. Đối với hệ thống nhượng quyền thương mại, việc duy trì giá bán lại ở mức tối đa sẽ dẫn tới hình thành mức giá phổ

duy trì giá bán lại tối thiểu sẽ dẫn đến hạn chế mức độ cạnh tranh giữa các bên nhận quyền về giá, thỏa thuận này làm thui chột sự sáng tạo linh hoạt (hạn chế sự cạnh tranh) trong hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền và làm gia tăng khả năng thông đồng về giá.

- Kiểm soát số lượng đầu vào, đầu ra sản phẩm

Bên nhận quyền là các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất đầu ra bị cấm không được mua bán với các doanh nghiệp hay những nhà phân phối cạnh tranh với doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất đầu vào, ví dụ sản xuất thuốc, nước ngọt…. Để thu lợi nhuận tối đa, thực hiện chiến lược kinh doanh, bên nhượng quyền thường đưa ra những điều khoản trong hợp đồng để kiểm sốt, hạn chế số lượng hàng hóa phân phối ra thị trường nhằm đạt những lợi ích nhất định, như tạo sự khan hiếm giả, nâng giá nhằm thao túng thị trường.

Các cơ quan chức năng khi xác định các vụ việc về TTHCCT trong HĐNQTM là rất khó khăn. Cụ thể sẽ phân tích tại các phần sau. Khi kết luận một hành vi là TTHCCT xem xét trong mối quan hệ giữa Luật Cạnh tranh 2004, các văn bản hướng dẫn và luật chuyên ngành thương mại và nghị định hướng dẫn riêng về hoạt động nhượng quyền thương mại. Vậy để kiểm soát TTHCCT trong HĐNQTM diễn ra, pháp luật cạnh tranh Việt Nam đã có cơ chế kiểm sốt như thế nào?

2.3. Ƣu điểm và hạn chế của pháp luật Việt Nam hiện hành điều chỉnh thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại

Sau khi phân tích cụ thể hiện trạng trên có thể đánh giá tổng quát về những quy định pháp luật điều chỉnh TTHCCT trong HĐNQTM như sau:

Luật Cạnh tranh nói chung và pháp luật điều chỉnh hành vi TTHCCT là văn bản quan trọng đảm bảo mơi trường kinh doanh bình đẳng, đảm bảo sự vận hành hiệu quả của một nền kinh tế thị trường. Đến nay, sau hơn chục năm kể từ 1/7/2005 (thời điểm Luật có hiệu lực), có thể nói rằng việc ban hành và thực thi pháp luật cạnh tranh nói chung và TTHCCT trong hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam nói riêng cũng đã đạt được một số kết quả ban đầu.

- Đã ban hành được cơ chế quy định điều chỉnh

Thành cơng bước đầu của Việt Nam trong kiểm sốt các hành vi phản cạnh tranh nói chung và hành vi TTHCCT nói riêng trước hết là đã xây dựng và ban hành được một bộ quy định điều chỉnh tương đối đầy đủ, bao gồm Luật Cạnh tranh và các Nghị định hướng dẫn thi hành, tạo được cơ sở pháp lý cho hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như việc quản lý nhà nước về cạnh tranh của cơ quan cạnh tranh.

Mặc dù pháp luật cạnh tranh ở một số quốc gia tiên tiến trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU đã có một lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, tuy nhiên, đối với một số nước châu Á nó vẫn cịn là một lĩnh vực tương đối mới. Việc Việt Nam lần đầu tiên ban hành Luật Cạnh tranh năm 2004 là một bước tiến bộ so với các nước trong khu vực ASEAN. Việt Nam là nước thứ tư trong khu vực ASEAN đã thông qua và áp dụng một Bộ luật Cạnh tranh toàn diện, chỉ sau Thái Lan (ban hành năm 1999), Indonesia (năm 1999) và Singapore (tháng 10 năm 2004).

Hành vi TTHCCT nói chung và trong HĐNQTM nói riêng tại Việt Nam hiện nay đều đang được điều chỉnh bởi:

(2) Nghị định 116/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh và

(3) Nghị định 120/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.

Nếu như Luật Cạnh tranh đưa ra các quy định khái quát về mặt nguyên tắc liên quan đến hành vi TTHCCT, bao gồm:

 Quy định về hành vi (Điều 8, Luật Cạnh tranh);

 Quy định cấm (Điều 9, Luật Cạnh tranh);

 Quy định miễn trừ (Điều 10, Luật Cạnh tranh);

 Quy định về xử lý vi phạm (Điều 117 – 121, Luật Cạnh tranh);

 Quy định về trình tự, thủ tục điều tra và xử lý vụ việc (Chương V, Luật Cạnh tranh), thì các Nghị định hướng dẫn thi hành quy định chi tiết hơn giúp các cơ quan chức năng có căn cứ rõ ràng hơn khi xem xét các vụ việc liên quan đến hành vi TTHCCT. Cụ thể, Nghị định 116/2005/NĐ-CP giải thích rõ hơn các quy định cấm, miễn trừ, trình tự, thủ tục điều tra và xử lý đối với vụ việc TTHCCT, trong khi Nghị định 120/2005/NĐ-CP quy định chi tiết về hình thức và mức độ xử lý đối với hành vi vi phạm quy định về TTHCCT (Điều 10-17). Tất cả áp dụng chung với tất cả các hành vi TTHCCT.

- Đã xây dựng và từng bước hoàn thiện bộ máy cơ quan thực thi

Song song với việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi TTHCCT, bộ máy thực thi tại Việt Nam cũng đã được xây dựng, hình thành với hai cơ quan chức năng, bao gồm Hội đồng cạnh tranh và Cục Quản lý cạnh tranh.

Cơ sở pháp lý cho hoạt động của Hội đồng cạnh tranh và Cục Quản lý cạnh tranh là Nghị định 05/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/01/2006 về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức

của Hội đồng cạnh tranh và Nghị định 06/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/01/2006 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh. Theo đó, liên quan đến các vụ việc TTHCCT, Cục Quản lý cạnh tranh có chức năng thụ lý và tổ chức điều tra, trong khi đó Hội đồng cạnh tranh có chức năng xử lý vụ việc. Với mơ hình cơ quan thực thi như hiện tại, việc điều tra và xử lý vụ việc TTHCCT độc lập với nhau.

Việc xây dựng các nghị định nêu trên bước đầu đã tạo tiền đề, cơ sở giúp cơ quan thực thi điều tra và xử lý được một số vụ việc TTHCCT. Tuy nhiên, cũng chính trong q trình vận hành bộ máy thực thi đã bộc lộ những khó khăn, bất cập về mơ hình cần khắc phục. Do đó, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thực thi cạnh tranh vẫn đang từng bước được hoàn thiện.

Một số quy định đã được thực thi, góp phần cải thiện mơi trường kinh doanh/văn hóa cạnh tranh

Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành, các cơ quan cạnh tranh Việt Nam thơng qua q trình thực thi đã thực sự đưa Luật Cạnh tranh đi vào cuộc sống. Kết quả kiểm soát hành vi TTHCCT thể hiện rõ nhất thông qua việc một số quy định đã được thực thi nhằm góp phần cải thiện mơi trường kinh doanh cũng như văn hóa cạnh tranh của doanh nghiệp. Điều này là rất quan trọng trong việc tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các thương hiệu nhượng quyền nước ngoài vào Việt Nam phát triển.

Trong số các quy định về TTHCCT, quy định về hành vi “thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp” tại khoản 1, Điều 8, Luật Cạnh tranh và Điều 14, Nghị định 116/2005/NĐ-CP, đồng thời quy định cấm tại khoản 2, Điều 9, Luật Cạnh tranh, cũng như các quy định về xử lý vi phạm, trình tự, thủ tục điều tra và xử lý vụ việc thỏa thuận ấn định giá

tương ứng được thực thi khá hiệu quả. Việc thực thi một số quy định về TTHCCT đã có những tác động tích cực đối với mơi trường cạnh tranh trên các thị trường liên quan, đồng thời, nhận thức của doanh nghiệp về pháp luật cạnh tranh cũng được nâng lên rõ rệt. Bên cạnh đó, nhận thức được hành vi TTHCCT vi phạm pháp luật cạnh tranh, bị điều tra và xử lý nghiêm minh, nên các doanh nghiệp và hiệp hội đã có thái độ hợp tác tốt hơn trong việc cung cấp thơng tin, chứng cứ phục vụ q trình điều tra.

- Các quy định pháp luật điều chỉnh hành vi TTHCCT của Việt Nam đã đáp ứng khá đầy đủ các điều kiện của một nền kinh tế thị trường, các nguyên tắc chính của các hiệp định kinh tế thế giới mà Việt Nam gia nhập như EVFTAs,… như khơng có sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp có quốc tịch khác nhau, tính minh bạch cũng đã được luật quy định ở mức độ nhất định, khơng có sự đối xử bất cơng giữa doanh nghiệp quốc tịch khác nhau hay các hình thức sở hữu của doanh nghiệp trong thủ tục tố tụng.

2.3.2. Hạn chế

Nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ trong lĩnh vực cạnh tranh nói chung và lĩnh vực kiểm sốt hành vi TTHCCT nói riêng, ngồi việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ, thì việc hồn thiện chúng sao cho phù hợp với thực tiễn và bối cảnh kinh doanh, phát triển kinh tế, xã hội cũng là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng.

Trải qua thời gian thực thi các quy định về TTHCCT, bên cạnh những kết quả đạt được, thực tiễn cũng cho thấy một số vấn đề bất cập cần phải hoàn thiện. Chẳng hạn như thiếu một quy định tổng quát về hành vi TTHCCT khiến cho một số hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp về bản chất vi phạm nguyên tắc cạnh tranh nhưng chưa có cơ sở pháp lý để điều chỉnh, hay trường hợp một số quy định còn chưa rõ ràng khiến cơ quan

cạnh tranh lúng túng trong việc áp dụng hoặc một số quy định lại cho nhiều cách hiểu khác nhau.

Những khó khăn, bất cập trong thực thi kiểm soát các hành vi TTHCCT xuất phát từ những quy định pháp luật sẽ được phân tích sâu hơn trong phần dưới đây.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nhiều ý kiến cũng cho rằng do Luật Cạnh tranh vẫn còn là một lĩnh vực mới nên hiệu quả thực tiễn của luật vẫn còn nhiều điểm cần bàn. Ngun nhân chính có thể bắt nguồn từ cơ chế thực thi, từ sự hạn chế nguồn lực, sự bất cập trong mơ hình cơ quan cạnh tranh hay từ chính sự thiếu rõ ràng, hợp lý, minh bạch trong các quy định pháp lý. Ngoài ra thật sự điều chỉnh TTHCCT trong hoạt động nhượng quyền còn khá mới mẻ so với nhiều nước trên thế giới, mới cả từ hoạt động nhượng quyền thương mại tới pháp luật về cạnh tranh. Điều đó là lý do khơng nhỏ ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại ở việt nam (Trang 54)