Hiệu quả kinh doanh khâu đề phòng hạn chế tổn thất

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty bảo hiểm dầu khí trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hải (Trang 57 - 65)

II. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh Bảo hiểm hàng hải của Công

2.2.3.Hiệu quả kinh doanh khâu đề phòng hạn chế tổn thất

1. Hoạt động kinh bảo hiểm hàng hải của Công ty Bảo hiểm Dầu khí

2.2.3.Hiệu quả kinh doanh khâu đề phòng hạn chế tổn thất

Hiệu quả kinh doanh khâu đề phòng hạn chế tổn thất

Bảng 6: Hiệu quả khâu đề phòng hạn chế tổn thất

Năm Lợi nhuận Chi phí đề phòng

hạn chế tổn thất Hiệu quả 2001 5,957 1,257 4,739 2002 10,683 3,572 2,99 2003 15,128 4463 3,389 2004 22,235 5,327 4,174 2005 20,247 5,572 3,634

Đơn vị: Tỷ đồng

Đề phòng hạn chế tổn thất cũng là một khâu quan trọng trong nghiệp vụ bảo hiểm. Nếu doanh nghiệp thực hiện khâu này tốt sẽ mang lại thêm niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp, hơn thế nữa là góp phần đảm bảo an toàn xã hội. Trong 5 năm qua Công ty luôn thực hiện tốt khâu đề phòng hạn chế tổn thất, luôn giữ đƣợc niềm tin của khách hàng và đem lại lợi nhuận cho Công ty với 1 đồng chi phí bỏ ra Công ty đã thu đƣợc 4,174 đồng lợi nhuận năm 2004 và 3,634 đồng lợi nhuận năm 2005. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu và P&I, Công ty đã tích cực phối hợp với chủ tàu và với Hội P&I để tiến hành công tác đề phòng hạn chế tổn thất nhằm hạn chế ở mức thấp nhất về thiệt hại. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất đối với bảo hiểm hàng hóa đƣợc Công ty hết sức quan tâm, coi nhƣ là một trong các biện pháp hữu hiệu trong việc góp phần đảm bảo hiệu quả kinh doanh, tuy vậy tỷ lệ bồi thƣờng vẫn đạt ở mức cao do đội ngũ kinh doanh vẫn chạy theo doanh thu nên công tác đánh giá rủi ro vẫn bị xem nhẹ, lựa chọn rủi ro bảo hiểm cao. Để thực hiện khâu đề phòng hạn chế đạt hiệu quả cao Bảo hiểm Dầu khí luôn có các biện pháp thống kê chi tiết số vụ tổn thất và nguyên nhân tổn thất sau đó phân tích để đề ra những biện pháp đề phòng hạn chế.

Nguyên nhân ảnh hưởng đến khâu đề phòng hạn chế tổn thất:

- Do sức ép về cạnh tranh và doanh thu, các khai thác viên bảo hiểm đôi khi không quan tâm đến hiệu quả kinh doanh mà chỉ quan tâm đến việc bảo hiểm đƣợc nhiều tàu, đạt đƣợc doanh thu phí cao. Việc đánh giá rủi ro (kiểm tra và đánh giá thực trạng con tàu, khả năng đi biển và các thiết bị an toàn của con tàu) trƣớc khi cấp đơn bảo hiểm cũng thƣờng bị bỏ qua. Sau khi đơn bảo hiểm đã đƣợc cấp thì đối tƣợng bảo hiểm là con tàu hoàn toàn do ngƣời đƣợc bảo hiểm - chủ tàu quản lý, Bảo hiểm Dầu khí cũng không

có những kiểm tra, giám sát định kỳ, thƣờng xuyên. Do có sự dễ dãi nhƣ vậy nên công tác bảo dƣỡng trên tàu thƣờng không đƣợc tốt: tàu bị rỉ nhiều, trang thiết bị cứu hỏa không đầy đủ và có khiếm khuyết, máy phát điện có sự cố, bơm hỏng, động cơ xuồng cứu sinh không hoạt động.v.v... Điều này góp phần làm cho tỷ lệ tổn thất trong bảo hiểm tàu biển tƣơng đối cao. - Do kinh phí còn hạn hẹp khi xảy ra những tổn thất ở xa nhân viên bảo hiểm

còn đến chậm, chƣa có những khuyến cáo kịp thời để chủ bảo hiểm có những khắc phục nhằm hạn chế tổn thất.

2.2.4.Hiệu quả sử dụng vốn

Hiệu quả sử dụng vốn

Với số vốn kinh doanh không ngừng tăng lên hàng năm Công ty đã cố gắng khai thác khách hàng, tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động, nộp ngân sách Nhà nƣớc. Số vòng quay của vốn không ngừng tăng lên (năm 2001 là: 0,864 lần, năm 2005 tăng lên 1,458 lần), điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của Công ty tăng lên.

Bảng 7: Hiệu quả sử dụng vốn Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Doanh thu 41,889 119,075 148,758 177,567 185,279 Lợi nhuận 5,957 10,683 15,123 22,235 20,247 Vốn 48,491 89,661 106,05 121,072 127,118 Số vòng quay của vốn 0,864 1,328 1,403 1,467 1,458 Khả năng sinh lời của vốn 0,123 0,119 0,143 0,184 0,159

Đơn vị: Tỷ đồng

Nhƣ đã phân tích ở trên năm 2001 là năm đầy khó khăn với thị trƣờng bảo hiểm nên Công ty Bảo hiểm Dầu khí kinh doanh kém hiệu quả. Năm 2005 số

vong quay của vốn đạt 1,458 lần giảm nhẹ so với năm 2004 là do trong năm 2005 xảy ra nhiều thiên tai, bão lũ khiến thị trƣờng bảo hiểm xấu đi. Điều này làm hoạt động đầu tƣ tài chính của Công ty xấu đi và kém hiệu quả. Bảo hiểm Dầu khí duy trì khả năng sinh lời của vốn khá cao (năm 2001 cứ 100 đồng vốn bỏ ra thu đƣợc 12,3 đồng lợi nhuận, năm 2005 là 15,9 đồng lợi nhuận). Xét về mặt hiệu quả và phát triển mở rộng sản xuất thì có thể nói Công ty đang hoạt động hiệu quả cao, tuy nhiên vẫn chƣa ổn định, khả năng sinh lời của đồng vốn tăng không đều.

Nguyên nhân ảnh hưởng hiệu quả sử dụng vốn

- Do một số nguyên nhân khách quan (vụ khủng bố ngày 11/9/2001, sóng thần, bão Katrina, Rita,…) đã ảnh hƣởng đến thị trƣờng bảo hiểm khiến hoạt động đầu tƣ của các công ty bảo hiểm nói chung và Bảo hiểm Dầu khí kém hiệu quả.

- Vốn kinh doanh còn hạn chế : hiện nay, vốn đăng ký kinh doanh của Bảo hiểm Dầu khí là 69 tỷ VNĐ. Thực tế là do vốn kinh doanh thấp mặc dù có thể khai thác đƣợc các dịch vụ có giá trị rất lớn song Bảo hiểm Dầu khí đều phải nhƣợng tái hoặc chia sẻ đồng bảo hiểm cho các công ty bảo hiểm khác và mức giữ lại rất thấp. Điều này cũng là một bất lợi cho Công ty trong việc nâng cao doanh thu bảo hiểm gốc.

- Chƣa phối hợp hiệu quả giữa công tác đầu tƣ tài chính và khai thác dịch vụ do còn bị phụ thuộc vào Tổng công ty.

Nhiều khi Bảo hiểm Dầu khí để lỡ mất những dịch vụ lớn do không kết hợp tốt với đầu tƣ tài chính. Đa số các công ty vận tải biển khi đầu tƣ mua tàu với giá trị lớn đều phải huy động vốn ở bên ngoài, thƣờng là họ thông qua các ngân hàng hoặc các công ty cho thuê tài chính. Với những dự án đầu tƣ những con tàu giá trị lớn (từ 5 triệu USD trở lên), các ngân hàng thƣờng có

nhu cầu hợp tác đầu tƣ với các tổ chức tài chính khác thông qua hình thức ủy thác đầu tƣ, đồng tài trợ. Nếu nhƣ các công ty bảo hiểm tham gia vào hình thức này sẽ mang lại những lợi ích lớn cho bản thân công ty. Trƣớc hết, đó là cơ hội tăng lợi nhuận thông qua việc đầu tƣ cho những dự án thƣờng là khá khả thi và có hiệu quả do đã đƣợc các chuyên gia tài chính tín dụng của Ngân hàng thẩm định. Thứ hai, việc đầu tƣ cho con tàu cũng gần nhƣ đồng nghĩa với việc công ty bảo hiểm sẽ có thể cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho con tàu trên, thƣờng là với số phí bảo hiểm rất lớn. Tuy nhiên, Bảo hiểm Dầu khí hiện nay vẫn chƣa khai thác triệt để khía cạnh kinh doanh này do chƣa đƣợc giao quyền chủ động trong việc quyết định đầu tƣ, quá bị phụ thuộc vào Tổng Công ty. Theo phân cấp, Bảo hiểm Dầu khí chỉ đƣợc phép tự quyết định đầu tƣ cho những dự án có trị giá dƣới 500.000 USD, trên mức này sẽ phải trình Tổng Công ty phê duyệt. Trong khi đó, thủ tục từ lúc Bảo hiểm Dầu khí trình lên Tổng Công ty đến lúc ra quyết định đầu tƣ hay không thƣờng kéo dài và rất phức tạp. Rõ ràng rằng thực tế này là một bất lợi lớn cho Bảo hiểm Dầu khí trong cạnh tranh. Bởi vì tính nhanh nhạy, kịp thời trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay đôi khi là yếu tố quyết định thành bại. Bên cạnh đó, những dự án đầu tƣ mua tàu thƣờng có giá trị rất lớn, hơn mức trong phân cấp của Bảo hiểm Dầu khí rất nhiều. Khó khăn này rất cần thiết phải đƣợc hạn chế để Bảo hiểm Dầu khí có nhiều cơ hội hơn trong việc phát triển mở rộng nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải.

2.3. Hiệu quả sử dụng lao động

Hiệu quả sử dụng lao động

Năm Số lao động Lợi nhuận DT thuần Năng suất LĐ Khả năng sinh lời 2001 55 5,957 1,257 0,358 0,108 2002 55 10.683 3,572 0,552 0,194 2003 55 15.128 4,463 0,719 0,275 2004 68 22.235 5,327 0,759 0,327 2005 68 20.247 5,572 0,803 0,298 Đơn vị: Tỷ đồng

Việc nghiên cứu chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động phản ánh trình độ lao động và khả năng sử dụng lao động của Công ty. Hiện tại trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm hàng hải của Công ty có 68 lao động với 92% có trình độ đại học và trên đại học với năng suất lao động đạt 0,719 tỷ đồng năm 2004 và 0.803 tỷ đồng năm 2005, đồng thời cứ 1 cán bộ nhân viên thì đem lại cho Công ty 0,206 và 0,214 tỷ đồng lợi nhuận lần lƣợt qua các năm 2004, 2005. Nhờ có những biện pháp quản lý lao động đúng mức năng suất lao động của công ty tăng đều qua các năm (năm 2001: 0,358 tỷ đồng, năm 2005: 0,803 tỷ đồng tăng 2,31 lần so với năm 2001).

Việc nghiên cứu chỉ tiêu này phản ánh trình độ và sử dụng lao động của lãnh đạo Công ty, giải quyết các vấn đề lao động hiện nay. Công ty đã thƣờng xuyên rà soát lại bộ máy tổ chức từ các phòng ban đến các chi nhánh, xem xét đánh giá lại khả năng của từng cán bộ để đảm nhiệm một cách hợp lý công việc đƣợc phân công. Công ty đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo nâng cao kiến thức chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, hàng năm đều cử từ 2 đến 7 ngƣời đi đào tạo các khóa học tại các trung tâm bảo hiểm lớn trên thế giới. Song song với bồi dƣỡng đào tạo lại là việc bổ sung nguồn lao

động trẻ, tuyển dụng thêm các kỹ sƣ, cử nhân, bố trí thử việc tại các chi nhánh, thâm nhập thị trƣờng

Nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động:

- Trình độ của cán bộ chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu. Mặc dù đƣợc đào tạo cơ bản về nghiệp vụ ở trong nƣớc và nƣớc ngoài nhƣng do chủ yếu khai thác các dịch vụ ở trong ngành nên khi khai thác các dịch vụ ngoài ngành thì tính chủ động, năng động của cán bộ kinh doanh chƣa cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhân viên chƣa quan tâm đến chất lƣợng phục vụ khách hàng vẫn chạy theo doanh thu.

- Đạo đức trong nghề nghiệp một số nhân viên bị suy giảm, nhiều vụ trục lợi bảo hiểm gây thiệt hại lớn cho Công ty có sự tham gia của nhân viên bảo hiểm.

Tóm lại, Bảo hiểm Dầu khí là doanh nghiệp có tiềm năng phát triển lớn,

xuất phát từ nội lực đang ngày càng đƣợc củng cố và tăng cƣờng. Bảo hiểm hàng hải cũng là một trong những thế mạnh trong hoạt động kinh doanh của Công ty và nằm trong chiến lƣợc phát triển trọng tâm của Bảo hiểm Dầu khí. Sau khi phân tích từng khâu trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm hàng hải, có thể thấy Công ty đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể: doanh thu phí bảo hiểm gốc và lợi nhuận liên tục tăng, đồng thời Công ty cũng góp một phần đáng kể trong việc giải quyết khó khăn cho khách hàng sau một loạt những tổn thất lớn xảy ra. Sở dĩ Bảo hiểm Dầu khí đạt đƣợc những thành tựu đó là do:

- Hiểu biết và vận dụng linh hoạt những hiểu biết về chính sách Nhà nƣớc về pháp lý, kinh tế vào hoạt động kinh doanh.

- Áp dụng hệ thống quản lý ISO 9000 trong các khâu quản lý, khai thác, bồi thƣờng…

- Công ty đã tận dụng tuyệt đối của mình đó là thành viên của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam.

Bên cạnh đó hoạt động kinh doanh bảo hiểm hàng hải vẫn còn một số hạn chế nhƣ:

- Quá tập trung vào thị trƣờng trong ngành, do đó chƣa chủ động tích cực khi khai thác thị trƣờng ngoài ngành.

- Mạng lƣới đại lý bảo hiểm chƣa rộng khắp.

- Trình độ chuyên môn hóa của đội ngũ nhân viên chƣa cao. - Tỷ lệ bồi thƣờng vẫn cao.

- Thủ tục hành chính rƣờm rà, gây khó khăn cho khách hàng trong khâu bồi thƣờng.

Để bảo hiểm hàng hải thực sự đƣợc mở rộng và phát triển và Bảo hiểm Dầu khí có thể khai thác và phát huy đƣợc hết khả năng và tầm vóc của mình trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm hàng hải trên thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam, cần thiết phải có một hệ thống các giải pháp nhằm điều chỉnh, khắc phục những tồn tại hiện nay của Bảo hiểm Dầu khí. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ hiệu quả từ phía Tổng công ty Dầu khí và từ phía Nhà nƣớc là rất cần thiết cho sự phát triển chung của Công ty.

CHƢƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH

BẢO HIỂM HÀNG HẢI CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty bảo hiểm dầu khí trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hải (Trang 57 - 65)