Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát hôn nhân cận huyết thống theo pháp luật việt nam luân văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 75 - 82)

3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện và áp dụng pháp luật kiểm

3.3.2.Một số giải pháp khác

Bên cạnh những điều chỉnh về pháp luật, để hạn chế một cách thấp nhất thực trạng hôn nhân cận huyết thống, chúng ta cần kết hợp một số giải pháp sau đây:

Thứ nhất: Đào tạo, nâng cao kiến thức nghiệp vụ cho bộ phận cán bộ, công chức quản lý hộ tịch và cán bộ Tòa án. Để xảy ra thực trạng hôn nhân cận huyết thống là bởi nhiều lý do từ khách quan cho đến chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan phải kể đến công tác quản lý và xử lý vi phạm còn yếu và có phần lỏng lẻo, do đó việc đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho một bộ phận các cán bộ,

công chức đặc biệt là cán bộ hộ tịch xã phường và cán bộ Tòa án là một việc làm bức thiết. Hôn nhân cận huyết thống bắt đầu từ sự kiện kết hôn nhưng hậu quả lại bắt đầu từ việc chung sống như vợ chồng của hai bên nam nữ. Nếu như những cán bộ, công chức hộ tịch địa phương không thường xuyên kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện những vi phạm tại địa bàn mình quản lý, cộng với chuyên môn yếu kém sẽ rất dễ tạo điều kiện cho tình trạng chung sống như vợ chồng hoặc kết hôn giữa những người có họ hàng huyết thống diễn biến phức tạp. Mặt khác, trong công tác xử lý vi phạm, những cán bộ Tòa án với kiến thức pháp lý và nghiệp vụ xử lý thiếu hiệu quả sẽ dẫn đến tình trạng giải quyết sai hoặc không phù hợp quy định của pháp luật. Đặc biệt với những vụ việc có liên quan đến áp dụng tập quán tại các vùng dân tộc thiểu số như kết hôn cận huyết thì tính chính xác và khéo léo trong xử lý đòi hỏi phải được đặt lên hàng đầu. Chính vì lý do đó, cần tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho các cán bộ hộ tịch, cán bộ Tòa án, tránh tình trạng yếu từ khâu phát hiện và xử lý vi phạm. Ngoài ra nên có cơ chế đảm bảo tính hiệu quả trong bộ máy nhân sự Nhà nước như tăng mức trợ cấp cho các cán bộ, công chức công tác tại các vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để họ yên tâm cống hiến cho công việc, đồng thời có những chế tài đủ mạnh để xử lý những cán bộ tắc trách, lơ là trong công tác quản lý địa phương và xử lý vi phạm.

Thứ hai: Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật liên quan đến hôn nhân cận huyết thống. Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật nói chung là một nhiệm vụ hàng đầu được Nhà nước ta đã, đang và sẽ đặc biệt quan tâm nhằm duy trì và ổn định trật tự xã hội. Đã từ lâu, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức được vai trò và tầm quan trong của công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật, điều này được thể hiện qua hàng loạt các văn bản liên quan như: Chỉ thị số 02/1998 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay; Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 7/01/1998 về việc ban hành Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 1998 đến năm 2002; Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 - 2007; Chỉ thị số 32- CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về tăng cường sự

lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/12/2004 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010… Các văn bản pháp luật trên được ban hành đã góp phần làm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, để thực hiện trên thực tế cần có những biện pháp cụ thể tránh nặng về lý thuyết. Có thể kể đến ở đây như đồng bộ việc phổ biến pháp luật với hoạt động của các Phòng công chứng, văn phòng công chứng, văn phòng luật sư bởi đây là những cơ quan, tổ chức nắm rõ các quy định của luật, có chuyên môn và thường xuyên tiếp xúc với người dân. Hay như việc lồng ghép công tác tuyên truyền pháp luật vào các lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc vùng cao, để những quy định của luật đến được với người dân một cách tự nhiên, kích thích tinh thần tự giác tuân thủ pháp luật.

Thứ ba: Cần có chính sách và giải pháp hữu hiệu, đồng bộ đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Các cộng đồng dân cư tại vùng cao, cùng dân tộc thiểu số, vùng dân trí thấp đều là những địa phương có đặc trưng riêng biệt, trong đó điều kiện kinh tế khó khăn và hệ thống giao thông, thông tin liên lạc còn nhiều hạn chế là một đặc điểm lưu ý. Ngoài việc tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật thì việc đẩy mạnh phát triển kinh tế và đời sống văn hóa cho bà con nơi đây là một việc làm cần quan tâm đúng mức. Mặt khác, cần phải xét tới vai trò quan trọng của các cộng tác viên dân số, nhân viên y tế thôn bản, các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng, bởi đó chính là những cá nhân trực tiếp truyền đạt tinh thần của pháp luật đến với người dân. Ông Y Doan Kmăn, trưởng buôn Ranh B, xã Đác Liêng, huyện Lắk (Đắk Lắk) khẳng định: "Nhiều người là con cô con cậu lấy nhau để không phải phân chia tài sản cho người ngoài, nhưng nghĩ đấy là phong tục tập quán của bà con nên chúng tôi không ngăn cản. Giờ đây, hiểu được tác hại của kết hôn cận huyết thống,… với tư cách là một trưởng buôn, tôi sẽ cố gắng tuyên truyền vận động bà con thay đổi cách nghĩ" [33].

KẾT LUẬN

Con người là vấn đề cốt lõi của mỗi một dân tộc, nguồn lực con người yếu sẽ dẫn đến một quốc gia suy nhược ,vậy nên để có một lực lượng khỏe về thể chất, mạnh về tri thức trước hết cần phải loại bỏ những nguy cơ ảnh hưởng tới chất lượng của thế hệ kế cận. Trong đó, việc hạn chế và dần loại bỏ tình trạng hôn nhân cận huyết thống là một việc làm bức thiết.

Qua việc nghiên cứu và tìm hiểu đề tài: “Kiểm soát hôn nhân cận huyết thống theo pháp luật Việt Nam”, có thể thấy rõ thực trạng hôn nhân cận huyết và tình hình điều chỉnh của pháp luật đối với thực trạng này ở nước ta hiện nay. Tình trạng kết hôn giữa những người trong nội tộc họ hàng diễn ra ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng dân trí thấp, vùng đặc biệt khó khăn, tập trung chủ yếu ở khu vực miền núi Tây Bắc và Tây Nguyên. Theo đó, nguyên nhân chủ yếu là do tập tục cưới hỏi theo truyền thống địa phương, theo luật tục cộng đồng và trình độ nhận thức pháp luật còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, pháp luật kiểm soát hôn nhân cận huyết thống ở nước ta gần như có sự thống nhất xuyên suốt theo tiến trình lịch sử trên tinh thần cấm việc kết hôn giữa những người có cùng huyết thống trực hệ và giữa những người có họ trong phạm vi gần,và hiện tại là phạm vi ba đời. Pháp luật Hôn nhân và gia đình hiện hành một mặt đã có những quy định bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể, mặt khác bảo vệ được các quan hệ hôn nhân và gia đình trong xã hội nhiều điều phức tạp hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, pháp luật Hôn nhân và gia đình không tránh khỏi những lỗ hổng trong việc áp dụng thực tiễn, nhất là trong việc đem lại hiệu quả kiểm soát tình trạng hôn nhân cận huyết thống hiện nay. Với tính chất phức tạp và tế nhị liên quan trực tiếp đến việc áp dụng các phong tục, tập quán vùng miền, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, việc kiểm soát hôn nhân cận huyết thống cần phải được đặt trong mối liên hệ hài hòa với luật tục của đồng bào các dân tộc trên cơ sở thượng tôn pháp luật nhằm đem lại những hiệu quả điều chỉnh cao nhất, hướng tới hạn chế và dần xóa bỏ những hủ tục liên quan đến tình trạng hôn nhân cận huyết thống và từng bước hoàn thiện chất lượng giống nòi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu Tiếng Việt:

1. Đào Duy Anh (2005), Hán Việt từ điển, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Báo cáo quốc gia năm 2013 về mục tiêu phát

triển thiên nhiên kỷ, Hà Nội.

3. Bộ luật dân sự và Thương mại Thái Lan (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Trịnh Văn Căn (1985), Kinh Thánh, Tòa Tổng giám mục Hà Nội, Hà Nội. 5. Ngô Cường (2013), " Nên cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm

vi mấy đời", Tòa án nhân dân, (7), tr. 10-17.

6. Hà Thành Hiên, Hách Đình Đình (Phạm Ngọc Hường dịch) (2008), "Ảnh hưởng của Nho gia đối với Hoàng Việt luật lệ", Hán nôm, 3(88), tr. 3-17. 7. Vũ Thị Thu Hiền (2014), Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt

Nam, tr.81, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

8. Ngô Thị Hường (1996), " Vài ý kiến về việc cấm kết hôn giữa những người cùng huyết thống", Luật học, (5), tr. 12-13.

9. Imprimerie Tieng Dan (1944), Hoàng Việt Hộ Luật (Code Civil De L’AnNam), Huế.

10. Làng Văn hóa Bỉnh Nghĩa, UBND xã Phương Hải (2001), Quy ước về phong tục tập quán của làng Bỉnh Nghĩa (Adat Paley Bal Riya), Ninh Thuận.

11. Hoàng Long, Quang Hùng, Gia Huy, Quý An (2008), Từ điển Tiếng Việt,

NXB Hồng Đức, Hồ Chí Minh.

12. Vũ Văn Mẫu (1970), Cổ luật Việt Nam lược khảo, NXB Sài Gòn, Sài Gòn. 13. Vũ Văn Mẫu, Lê Đình Chân (1968), Danh từ và tài liệu Dân luật và Hiến

luật, Tủ sách đại học, Sài Gòn.

14. Một số quy định về Hôn nhân và gia đình (2005), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Phan Đăng Nhật (2002), Luật tục Chăm & Luật tục Raglai, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

16. Hoàng Phê (2003), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Hà Nội-Đà Nẵng. 17. Nguyễn Quang Quýnh (1968), Dân luật, Quyển 1 Bộ văn hoá giáo dục, Viện

đại học Cần Thơ, Cần Thơ.

18. Quảng Tánh (2008), Lời Phật dạy trong Kinh tạng Nikàya (tập I), NXB Tôn giáo, Hà Nội.

19. Nguyễn Văn Thành, Vũ Trinh, Trần Hựu (Nguyễn Quang Thắng, Nguyễn Văn Tài dịch) (1994), Hoàng Việt Luật lệ (Luật Gia Long), NXB Văn Hóa- Thông tin, Hà Nội.

20. Ngô Đức Thịnh, Chu Thái Sơn (1996), Luật tục Ê-đê, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

21. Nguyễn Thị Tĩnh (2006), Mối quan hệ giữa pháp luật và tục Êđê - liên hệ vào thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân tỉnh Đaklak, tr.38-39, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

22. Nhà Pháp luật Việt - Pháp (1998), Bộ luật dân sự Cộng hòa Pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Tổng cục dân số và kế hoạch hóa gia đình, Vụ cơ cấu và chất lượng dân số (2014), Kết hôn cận huyết thống ở đồng bào dân tộc thiểu số, Hà Nội.

24. Trường đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

25. Hoàng Xuân Tý (2000), Vai trò của luật tục vùng cao trong công tác giao đất, khoán rừng và quản lý tài nguyên thiên nhiên, Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam (Kỷ yếu hội thảo khoa học), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

26. Ủy ban Dân tộc (2014), Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số, Hà Nội.

27. Viện Sử học (2013), Quốc triều hình luật (Luật hình triều Lê), NXB Tư pháp, Hà Nội.

Danh mục tài liệu Tiếng Anh:

28. Petter collin publishing (2000), Dictionary of law, Third edition. 29. P. M . Promley (1976). Family law. 5th edition. London Butterworth. 30. Leonard & Elias. Berkely (1990), Family law Dictionary, Cali. Nolo.

WebSite:

31. Báo mới (2009), bi kịch của những cặp vợ chồng cùng gia tộc,

http://www.baomoi.com/bi-kich-cua-nhung-cap-vo-chong-cung-gia-

toc/c/5454229.epi, ngày truy cập: 16/07/2016.

32. Báo mới (2010), Chuyện kể bên những nấm mộ con trẻ,

http://www.baomoi.com/chuyen-ke-ben-nhung-nam-mo-con-

tre/c/4764831.epi, ngày truy cập: 16/07/2016.

33. Báo mới (2009), Đắc-Lắc thí điểm mô hình chống tảo hôn và kết hôn cận huyết thống, http://www.baomoi.com/dac-lac-thi-diem-mo-hinh-chong-tao-

hon-va-ket-hon-can-huyet-thong/c/3584964.epi, ngày truy cập: 16/07/2016.

34. Báo Lao Động (2013), Những điều cấm đoán trong hôn nhân cận – hiện đại,

http://laodong.com.vn/van-hoa/nhung-dieu-cam-doan-trong-hon-nhan-can- hien-dai-142462.bld, ngày truy cập: 10/09/2016.

35. Hà My (2014), Nhức nhối hiện trạng con mình phải lấy cháu mình,

http://baophapluat.vn/xa-hoi/nhuc-nhoi-hien-trang-con-minh-phai-lay-chau-

minh-167431.html, ngày truy cập: 23/08/2016.

36. Hà Nhân (2013), Phép vua thua lệ làng, http://www.baomoi.com/phep-vua-

thua-le-lang/c/11913251.epi, ngày truy cập: 04/09/2016.

37. Nam Yên (2016), Tục nối dây của người Ê-Đê,http://thoidai.com.vn/old/gia- dinh-viet/tap-tuc/tuc-noi-day-cua-nguoi-e-de_t114c51n29085, ngày truy cập: 11/08/2016.

38. PhunuNet (2008), Hôn nhân cùng huyết thống, http://diendan.hocmai.vn/

threads/hon-nhan-cung-huyet-thong.20659/, ngày truy cập: 26/08/2016. 39. Sức khỏe & Đời sống (2010), Hôn nhân cận huyết thống: Nguyên nhân làm

nguyen-nhan-lam-suy-giam-suc-khoe-n33108.html, ngày truy cập: 02/08/2016.

40. Trương Phú (2014), Cần bổ sung Luật hôn nhân: Cấm kết hôn trong phạm vi 3 đời, http://caulacbovb.com/forum/viewtopic.php?t=29011, ngày truy cập: 23/09/2016.

41. Viện Huyết học Truyền máu Trung ương (2013), Bệnh nguy hiểm hay gặp do hôn nhân cận huyết thống, http://thalassemia.vn/bai-viet/tin-tuc/benh-

nguy-hiem-hay-gap-do-hon-nhan-can-huyet-thong-d6987, ngày truy cập:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát hôn nhân cận huyết thống theo pháp luật việt nam luân văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 75 - 82)