Quy định về hôn nhân cận huyết thống trong pháp luật Việt Nam thời kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát hôn nhân cận huyết thống theo pháp luật việt nam luân văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 25 - 26)

1.3. Khái quát pháp luật điều chỉnh hôn nhân cận huyết thống ở Việt Nam

1.3.2.Quy định về hôn nhân cận huyết thống trong pháp luật Việt Nam thời kỳ

Nam thời kỳ Pháp thuộc

Dưới ách cai trị của chế độ thực dân, nước ta bị chia cắt làm ba miền: Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ, tương ứng với mỗi miền là một bộ luật điểu chỉnh tương ứng. Ở Bắc kỳ áp dụng Bộ Dân luật Bắc kỳ năm 1931, ở Nam kỳ áp dụng Bộ Dân luật Trung kỳ năm 1936 và tập Dân luật giản yếu Nam kỳ năm 1883 được áp dụng tại Nam kỳ. Đối với vấn đề hôn nhân cận huyết thống, cả ba bộ luật đều gói gọn trong những quy định về điều kiện kết hôn nhằm bảo vệ lợi ích trực tiếp của những người kết hôn.

Thứ nhất: Việc cấm lấy người thân thích về trực hệ được quy định thống nhất trong cả ba bộ luật. Phạm vi nghiêm cấm bao gồm các quan hệ tôn thuộc, ti thuộc về huyết thống thân sinh, về nghĩa dưỡng, do hôn nhân hoặc do biệt tình (ngoại tình và có con ngoài giá thú). Điều 74 thuộc Chương hai – Giá thú: Tiết thứ nhất: Tư cách cần thiết về sự kết hôn – Dân luật Trung kỳ năm 1936 ghi nhận: “Phàm những người thân thuộc hay người phối ngẫu của người thân thuộc về trực-hệ, bất cứ là tôn thuộc hay ti thuộc, hoặc do chánh đáng thân sanh, hoặc do biệt tình, hoặc do nghĩa dưỡng mà thành ra thân thuộc đều cấm không được lấy nhau. Cấm người chồng không được lấy con riêng của người vợ do lấy chồng trước mà sanh ra, người vợ góa không được lấy con riêng của người chồng do lấy vợ trước mà sanh ra” [9, tr.35,36]. Sự thống nhất trong tinh thần quy định của cả ba bộ luật xuất phát từ các chuẩn mực đạo đức, lễ giáo phong kiến dung hòa với truyền thống tôn ti, trật tự và yêu cầu kế thừa, học hỏi các văn bản pháp luật đương thời trong và ngoài nước.

Thứ hai: Về cấm kết hôn trong bàng hệ, nhìn chung các văn bản luật ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam đều có quy định khá giống nhau, cấm kết hôn giữa một số quan hệ bàng hệ giữa các đối tượng họ hàng như anh, chị em (cùng cha,

cùng mẹ; cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha), chị dâu, em dâu, anh chồng, em chồng, anh em nuôi hoặc chị em nuôi; chú, bác, cậu với cháu gái; cô, dì với cháu trai; bác gái hay thím với cháu chồng…. Dù phạm vi cấm kết hôn là giống nhau do tồn tại ở cùng một giai đoạn lịch sử, tuy nhiên do được áp dụng ở các vùng miền địa lý khác nhau với những hoàn cảnh lịch sử khác nhau dẫn đến một số khác biệt trong quy định trong ba bộ luật Bắc, Trung, Nam.

Ảnh hưởng bởi quan niệm “nội thân, ngoại thích” của người Việt, Bộ Dân luật Bắc Kỳ và Bộ Dân luật Trung Kỳ chỉ cấm kết hôn giữa chị dâu với em chồng, giữa em dâu với anh chồng còn cho phép người đàn ông được lấy em vợ hay chị vợ. Người đàn bà lấy chồng thuộc về nhà chồng nhưng người đàn ông lấy vợ thì không thuộc về nhà vợ, khi vợ chết thì không còn mối liên hệ nào với chị em nhà vợ. Đây được xem như một hạn chế tư tưởng phong kiến: trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào tâm niệm người Việt thời bấy giờ (nhất là ở miền Bắc và miền Trung), điều đó giải thích cho việc quy định có phần mất cân xứng như đã nêu. Bộ Dân luật giản yếu quy định cởi mở hơn trong việc cấm kết hôn đối với những người thuộc bàng hệ. Đó là cấm kết hôn giữa anh, chị, em cùng cha khác mẹ hay cùng mẹ khác cha; giữa anh, chị, em họ đến bậc thứ sáu; giữa cháu gái với chú, bác hay cậu hoặc giữa cháu trai với cô hay dì. Như vậy, theo Bộ Dân luật giản yếu thì giữa chị dâu và em chồng, em dâu với anh chồng cũng không bị cấm kết hôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát hôn nhân cận huyết thống theo pháp luật việt nam luân văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 25 - 26)