1.3. Khái quát pháp luật điều chỉnh hôn nhân cận huyết thống ở Việt Nam
1.3.4. Quy định về hôn nhân cận huyết thống trong pháp luật Việt Nam từ năm
Nam từ năm 1976 đến nay
Sau ngày giải phóng miền Nam hoàn toàn thống nhất đất nước cùng với sự ra đời của hiến pháp 1980 thay thế hiến pháp năm 1959 thì luật HN&GĐ năm 1959 áp dụng hơn 30 năm ở miền Bắc và hơn 10 ở miền Nam cũng bộc lộ nhiều bất cập so với tình hình kinh tế, xã hội. Vì lý do đó, luật HN&GĐ năm 1986 đã được thông qua. Về cơ bản các quy định về điều kiện kết hôn vẫn giống với Luật HN&GĐ năm 1959, tuy nhiên có những sửa đổi phù hợp điển hình như việc thu hẹp diện cấm kết hôn: Cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ ; giữa anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha ; giữa những người khác có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi (Điều 7,Luật HN&GĐ năm 1986). Quy định cấm kết hôn giữa những đối tượng thân thích, họ hàng có cùng dòng máu về trực hệ và có họ trong phạm
vi ba đời được giữ nguyên trong các luật hôn nhân gia đình sau này, lần lượt là Luật HN&GĐ năm 2000 và mới đây là Luật HN&GĐ năm 2014. Mặc dù có quy định tương tự nhau nhưng mỗi luật HN&GĐ lại có những cách giải thích thuật ngữ pháp lý liên quan khác nhau theo hướng ngày càng bao quát và hợp lí hơn. Nếu như Luật HN&GĐ năm 1986 chỉ đưa ra quy định cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ và giữa những người khác có họ trong phạm vi ba đời và không có giải thích gì thêm thì Luật HN&GĐ năm 2000 đã dành hẳn một điều luật nhằm giải thích các thuật ngữ pháp lý có trong văn bản. Trong đó lý giải: Những người cùng dòng máu về trực hệ là cha, mẹ đối với con; ông, bà đối với cháu nội và cháu ngoại; Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú con bác, con cô con cậu, con dì là đời thứ ba (Khoản 12, 13 Luật HN&GĐ năm 2000). Đây là một ghi nhận tiến bộ qua việc chi tiết hóa điều luật và tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc hướng dẫn áp dụng pháp luật. Đến lượt mình, Luật HN&GĐ năm 2014 đã có giải thích mang tinh thần tổng quát hơn đối với định nghĩa pháp lý về những người có cùng dòng máu về trực hệ: Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau. Đồng thời, Luật HN&GĐ năm 2014 giữ nguyên định nghĩa về những người có họ trong phạm vi ba đời và bổ sung định nghĩa về “Người thân thích”, theo đó bao hàm yếu tố hôn nhân, nuôi dưỡng và huyết thống, họ hàng.
Nhìn chung, trong giai đoạn hiện đại hội nhập hiện nay, các đạo luật HN&GĐ đã lần lượt thể hiện vai trò của mình trong việc phản ánh đúng bản chất và đặc điểm kinh tế, xã hội nước nhà và đang theo xu hướng tích cực hơn. Bằng việc tham khảo chọn lọc trên nền tảng nghiên cứu những ưu điểm của những đạo luật đi trước và dần loại bỏ những bất cập tồn tại, các chế định hôn nhân và gia đình nói chung và các quy phạm điều chỉnh tình trạng hôn nhân cận huyết nói riêng đang ngày một hoàn thiện hơn.
1.4. MỐI TƢƠNG QUAN GIỮA QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÀ LUẬT TỤC CỦA MỘT SỐ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC VỀ HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG.
1.4.1. Khái quát về Luật tục
Theo các quan điểm phổ biến hiện nay, Luật tục được hiểu là hệ thống những phong tục, tập quán địa phương được tồn tại và lưu truyền trong một cộng đồng người nhất định, với những quy tắc xử sự chung nhằm điều chỉnh mọi mặt của đời sống cộng đồng thông qua hình thức lưu khẩu, thành văn hoặc thói quen sinh hoạt. Xét về mặt bản chất, Luật tục chính là hệ tư tưởng chủ yếu của xã hội truyền thống, tác động tới các yếu tố khác trong đời sống xã hội cộng đồng. Luật tục vừa mang một số yếu tố của Luật pháp, như quy định các hành vi phạm tội, các tội phạm, bằng chứng, việc xét xử và hình phạt ..., lại vừa mang tính chất của lệ tục, phong tục, như các quy ước, lời răn dạy, khuyên răn mang tính đạo đức, hướng dẫn hành vi cá nhân, tạo dư luận xã hội để điều chỉnh các hành vi ấy. Như vậy, Luật tục như là hình thức phát triển cao của phong tục, tục lệ và là hình thức phát triển sơ khai, hình thức tiền luật pháp.
Trong mối tương quan kể trên, dễ dàng nhận thấy: Luật tục là một khía cạnh thuộc phạm trù tập quán. Luật tục và tập quán đều được hình thành từ những thói quen, khuôn mẫu ứng xử được mọi người tuân theo. Tuy nhiên, tập quán có biên độ rộng còn luật tục thường có biên độ hẹp hơn, quy định rõ những điều cụ thể. Tập quán được mọi người chấp nhận tự giác, còn luật tục có tính cưỡng chế, gây áp lực bắt buộc mọi cá nhân trong cộng đồng phải tuân theo. Luật tục bắt nguồn từ tập quán, trong quá trình áp dụng tập quán từ thế hệ này sang thế hệ khác, sự tuyển chọn tự nhiên của con người dẫn đến một số tập quán đáp ứng được những nhu cầu cần thiết cho việc bảo vệ lợi ích của một cộng đồng người đã trở thành luật tục [21].
Trong mối quan hệ với pháp luật, ở một phạm vi nhất định Luật tục cũng có vai trò, giá trị xã hội quan trọng như pháp luật nhưng Luật tục không phải pháp luật. Nếu như pháp luật mang tính giai cấp, phản ánh ý chí, nguyện vọng của giai cấp thống trị thì Luật tục lại phản ánh ý chí, nguyện vọng của cả một
cộng đồng. Cũng như pháp luật, luật tục có tính phổ biến, tính quy phạm và tính cưỡng chế. Tuy nhiên, các tính chất này của luật tục và pháp luật không đồng nhất với nhau, thể hiện trình độ phát triển khác nhau. Nếu như tính phổ biến của luật tục giới hạn trong phạm vi một tộc người, hoặc một nhóm tộc người gồm nhiều buôn, bản, làng của đồng bào dân tộc, thì pháp luật có hiệu lực đối với toàn xã hội trong phạm vi một quốc gia. Tính quy phạm của pháp luật được xác định chặt chẽ cả về hình thức và nội dung, còn ở luật tục thì khá đơn giản và thiếu chặt chẽ. Cưỡng chế trong pháp luật là sự cưỡng chế của Nhà nước mang tính giai cấp, còn luật tục được thực hiện chủ yếu do tự giác, và nếu phải cưỡng chế thì đó cũng là cưỡng chế của cộng đồng, bởi lẽ luật tục là ý chí của cả cộng đồng. Ở đây, tính cộng đồng của luật tục, xét trên một bình diện nhất định, cao hơn so với pháp luật.
Theo GS. TS Ngô Đức Thịnh : Luật tục là một hình thức của tri thức bản địa, tri thức địa phương (indigenous Knowledge, Local Knowledge), bao gồm các chuẩn mực hành vi được cả cộng đồng thừa nhận và có giá trị bắt buộc thực hiện, là kết quả của những kinh nghiệm ứng xử với môi trường và tương tác xã hội. Nó hướng đến việc hướng dẫn, điều chỉnh và điều hoà các quan hệ xã hội, quan hệ con người với môi trường thiên nhiên. Những chuẩn mực ấy của luật tục được cả cộng đồng thừa nhận và thực hiện, tạo nên sự thống nhất và cân bằng xã hội của mỗi cộng đồng [25].
Ở mỗi dân tộc có tên gọi luật tục riêng, ví dụ như Hương ước (Việt), Hịt khỏng (Thái), Phat kđi (Êđê), Phat Ktuôi (M’nông), N’ri (Mạ)….Với sự hiểu biết hiện nay, có thể phân chia các luật tục của các dân tộc ở Việt Nam theo các dạng tồn tại khác nhau:
- Luật tục được cố định dướng dạng lời nói vần (văn vần) được truyền miệng từ đời này sang đời khác, ví dụ như: Luật tục Êđê, M’nông, Mạ, Stiêng, Bana, Giarai.
- Luật tục đã được cố định và ghi chép bằng văn tự, đó là Hương ước của người Việt, Hịt khỏng bản mường của người Thái, lệ tục của người Chăm. - Luật tục hay Lệ tục đã tương đối định hình, những chưa cố định thành lời
văn vần hay thành văn bản, mà vẫn chỉ là sự ghi nhớ và thực thi của cộng đồng. Loại này phổ biến ở hầu hết các tộc người, rất khó phân biệt nó với phong tục và lệ tục cổ truyền.
Đối với quan hệ hôn nhân và gia đình, luật tục của hầu hết các đồng bào dân tộc ở Việt Nam đều có sự coi trọng nhất định vì tính chất tế nhị và phức tạp của các quan hệ gia đình trong cộng đồng. Những nguyên tắc của luật tục điều chỉnh quan hệ này thường được ưu tiên về số lượng và tính cụ thể trong các quy định. Về hôn nhân, Luật tục Ê-đê (chương V) có 127 điều; luật tục Jrai vùng Cheo Reo và Plei Ku (chương IV) có 12 điều; luật tục Jrai vùng Chư Păh (chương III) có 10 điều; luật tục M’nông có 49 điều (chương V)…
1.4.2. Những quy định của Luật tục về hôn nhân cận huyết thống và mối tƣơng quan với pháp luật hiện hành ở Việt Nam hiện nay
Luật tục là một kho tàng pháp lý dân gian đồ sộ với nhiều giá trị to lớn, có ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình phát triển pháp luật của Việt Nam nói chung từ xưa cho đến nay. Việc nghiên cứu các quy định của luật tục nói chung và các quy định liên quan đến hôn nhân và gia đình nói riêng rất có ý nghĩa, trước hết để có thể nắm bắt được các phong tục, tập quán phù hợp với tinh thần của pháp luật nhằm áp dụng xử lý những vụ việc thực tế, sau là có thể tìm hiểu những điểm tiến bộ, độc đáo làm tư liệu tham khảo để xây dựng được những chế định pháp lý hoàn thiện hơn nữa trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình hiện nay. Hệ thống luật tục của đồng bào dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam hết sức phong phú và chưa thể tập hợp một cách hệ thống chuẩn mực, cho nên trong phạm vi luận văn và trong phạm vi các quy định liên quan đến hành vi kết hôn cận huyết thống, tác giả xin tiếp cận hai luật tục điển hình là Luật tục người Chăm (Adat Chăm) và Luật tục truyền thống Raglai để nhận diện những quy định có liên quan được ghi nhận trong luật tục, qua đó tìm hiểu mối liên hệ với pháp luật hiện hành ở Việt Nam.
Luật tục người Chăm (Adat Chăm):
Người Chăm gọi luật tục là “Adat”. Adat Chăm là sự tích tụ thường trực của cộng đồng được kế tục trao truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Cơ sở phân xử của luật tục không bằng những văn bản có sẵn mà chủ yếu được truyền miệng. Hiện nay
luật tục người Chăm chỉ còn ghi lại rải rác trong các tục ngữ, ca dao, truyện kể, các bài thơ với lối nói vần điệu được xử dụng trong các buổi xét xử cũng như được sử dụng để giáo dục, khuyên dạy hàng ngày. Gần đây nhất, văn bản được xem là ghi nhận đầy đủ nhất mang tính quy tụ luật tục người Chăm là Bộ quy ước về phong tục tập quán, truyền thống văn hóa của làng Bỉnh Nghĩa - Ninh Thuận gồm 5 chương, 40 điều theo tình thần Thông tư liên tịch số: 03/2000/TTLT/BTP-BVHTT- BTTUBTƯMTTQVN của Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa thông tin, Ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam ngày 31/03/2000 Hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư.
Adat Chăm cấm kết hôn với người cùng tộc họ bên mẹ, không kể mấy đời trở đi. Ở cộng đồng người Chăm, dòng họ tính theo huyết thống bên mẹ và được phân biệt dòng họ này với dòng họ khác bằng nghĩa địa tộc họ mẹ gọi là Kút hoặc Ghôr. Còn dòng họ theo khai sinh tương tự như người Kinh ngày nay đối với người Chăm không quan hệ gì với huyết thống. Theo phong tục người Chăm Bà-la-môn khi cùng một tộc họ, một huyết thống, kể cả trai gái khi 18 tuổi trở lên, khi chết đi phải làm đám thiêu và cuối cùng nhập chung vào nghĩa địa gọi là Kút. Còn người Chăm Hồi giáo Bà – ni, những người cùng huyết thống bên họ mẹ khi chết thì cũng chôn chung mộ nghĩa địa gọi là Ghôr. Những người cùng nằm chung một nghĩa địa thì cấm không được lấy nhau [15, tr.135]. Adat Chăm nói:
“Người cùng dòng tộc cùng huyết thống Như một con đập chảy thành nhiều sông Như cổ tay, bàn chân có nhiều ngón
Là cùng một ba mẹ sinh ra Phải nhìn nhận nhau cho thấu
Để con cháu hạnh phúc mai sau” [10, tr.26].
Adat Chăm còn cấm kết hôn với chị em họ song song, tức là con chị em gái của mẹ hoặc an hem trai của cha, người Chăm gọi quan hệ này là “taley lamey, taley likey”. Tương tự người Kinh gọi là “con gái dì hay con chú bác”, trường hợp này người Chăm rất tối kỵ:
“Con của anh em trai sinh ra Cách nhau ít nhất ba đời
Mới được kết hôn với nhau” [10, tr.27].
Mặt khác liên quan đến vấn đề chung sống như vợ chồng giữa những người cùng huyết thống, Adat Chăm còn có điều luật liên quan đến tội loạn luân. Theo đó hành vi loạn luân là hành vi bị cộng đồng lên án, “đất trời nổi giận” đem lại sự diệt vong cho giống nòi, chế tài ngày xưa được áp dụng là phạt trâu cúng thần, thả người trôi biển, ngày nay xử theo luật lệ và cha mẹ phải có nghĩa vụ răn đe, đề phòng cho các con.
Như vậy có thể thấy, so với quy định hiện hành của pháp luật Hôn nhân và gia đình, những quy định của luật tục người Chăm tuy còn nhiều hạn chế về hình thức và nội dung thể hiện nhưng cũng có những giá trị nhất định. Luật tục Chăm đã mang hơi hướng những quy định của pháp luật hiện hành khi cấm kết hôn giữa những người có cùng dòng họ, huyết tộc (Kút, Ghôr) và những người có họ trong phạm vi ba đời. Tuy cách thể hiện còn sơ sài và với lối nói văn vần hạn chế trong cách diễn đạt các khái niệm pháp lý, song không vì thế mà phủ nhận những tiến bộ mà luật tục đem lại trong việc điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình trong cộng đồng người Chăm.
Luật tục Raglai:
Cũng tương tự như Adat Chăm, luật tục Raglai cũng tồn tại chủ yếu dưới dạng truyền miệng, phần lớn thể hiện dưới dạng lời nói vần dễ đọc, dễ nhớ và được sắp xếp chung vào một hệ thống mang tính giáo dục từ thấp lên đến cao bao gồm từ thành ngữ, tục ngữ đến những sự vụ, sự việc, tập quán, luật tục Raglai. Hiện nay ghi nhận văn bản luật tục người raglai mới chỉ dừng lại ở Bản Quy ước Palơi văn hóa xã Sơn Trung, huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa gồm 8 chương, 50 điều. Bản quy ước này tuy đã được thể hiện bằng ngôn ngữ văn bản chữ viết, nhưng còn khá đơn giản và quá phổ quát và sử dụng lối văn vần để làm hình thức thể hiện nên còn nhiều hạn chế.
Hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có cùng huyết thống được luật tục Raglai ghi nhận trong chương về tội loạn luân. Về tội loạn luân, luật tục ghi nhận:
“Con trai, con gái là: anh em, chị em, cha con, mẹ con, cậu cháu, chú cháu, ông cháu, bà cháu ruột
Lấy nhau lộn là mối hiểm họa trời tru đất diệt …
Tuyệt đối không cho lấy nhau loại người như trên” [15, tr.561]. Hoặc:
“Anh em trai gái cùng một cái ruột Cùng một lỗ mà ra
…
Thì không thể nào được bắt lấy nhau Đối với anh em, chị em
Trong họ hàng lấy nhau là loạn luân Anh chị em cậu dì lấy nhau
Dù chỉ khác họ nhưng cũng không được” [15, tr.564].
Kèm theo đó, luật tục cũng đưa ra những chế tài tương ứng với loại tội này bao gồm: Một heo, một gà để cúng thần, một bộ quần áo trắng để cúng thần, phạt