Các biện pháp bảo vệ quyền của người biểu diễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật sở hữu trí tuệ việt nam 03 (Trang 56 - 80)

2.6. Bảo vệ quyền của người biểu diễn

2.6.3. Các biện pháp bảo vệ quyền của người biểu diễn

Trong những năm gần đây tình trạng chiếm đoạt quyền của người biểu diễn ngày càng diễn ra phổ biến với tính chất ngày càng nghiêm trọng. Đứng trước tình trạng này, có rất nhiều lý do để bất kỳ một quốc gia nào cũng phải thực hiện những biện pháp hữu hiệu để chống lại các hành vi chiếm đoạt.

Lý do đầu tiên và có lẽ là lý do quan trọng nhất là các quyền của người biểu diễn bị xâm phạm, điều này có nghĩa là người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn phải chịu thiệt hại đáng kể về mặt kinh tế. Điều này không chỉ gây thiệt hại tới lợi ích kinh tế cá nhân của những người hưởng quyền mà còn thiệt hại tới toàn xã hội bởi nó cản trở tính sáng tạo và đi ngược lại với lợi ích mà pháp luật về sở hữu trí tuệ đặt ra.

Trên thực tế việc chiếm đoạt thường xâm hại đến các sản phẩm đang thành công; chúng là những sản phẩm mà những kẻ chiếm đoạt quan tâm. Trong ngành công nghiệp thu thanh chỉ có một phần nhỏ các tác phẩm là thành công về mặt kinh tế và chính nguồn thu nhập từ các tác phẩm này khiến cho ngành công nghiệp có thể hỗ các tác phẩm ít thành công hơn. Nếu sự khích lệ này mất đi, ngành công nghiệp không thể tiếp tục sản xuất và chất lượng đầu ra sẽ thấp hơn, điều này về lâu dài sẽ gây thiệt hại tới lợi ích của người tiêu dùng và toàn xã hội nói chung.

Những lý do của việc đấu tranh với nạn chiếm đoạt nên được xem xét ở nhiều khía cạnh. Đôi khi người ta nói rằng nạn chiếm đoạt không chỉ là một hiện tượng xấu bởi nó cung cấp cho thị trường những sản phẩm phổ thông với giá rẻ. Hơn nữa việc chiếm đoạt còn tạo ra công ăn việc làm cho một lực lượng lao động đáng kể và vì thế càng tạo ra những cơ hội công việc. Người ta cũng cho rằng trong xã hội có nhiều vấn đề ưu tiên cấp bách hơn là chống lại nạn chiếm đoạt. Những căn cứ này sẽ thường vô giá trị nếu một quốc gia muốn duy trì thanh danh quốc tế của mình và tham gia vào việc trao đổi quốc tế về văn hóa, thông tin và giải trí.

Theo quy đi ̣nh của Luâ ̣t Sở hữu trí tuệ , chủ sở hữu quyền liên quan nói chung và người biểu diễn nói riêng có thể lựa cho ̣n các biê ̣n pháp sau đây để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình:

- Biện pháp tự bảo vệ - Biện pháp dân sự

- Biện pháp hành chính, hình sự

- Biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại biên giới.

2.6.3.1. Biện pháp tự bảo vệ

Pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trao cho các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ quyền tự bảo vệ trước các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của mình. Quyền tự bảo vê ̣ được quy đi ̣nh ta ̣i Điều 198 Luâ ̣t Sở hữu trí tuệ và hướng dẫn chi tiết ta ̣i Điều 21 Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ. Theo đó, chủ sở hữu cuô ̣c biểu diễn có thể lựa chọn nhiều biện pháp khác nhau để tự bảo vệ quyền của mình đối với cuô ̣c biểu diễn như:

- Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

Các biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuê ̣ bao gồm: Đưa các thông tin chỉ dẫn về căn cứ phát sinh, Văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu, phạm vi, thời hạn bảo hộ và các thông tin khác về quyền sở hữu trí tuệ lên sản phẩm, phương tiện dịch vụ, bản gốc và bản sao tác phẩm, bản định hình cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng (gọi chung là sản phẩm) nhằm thông báo rằng sản phẩm là đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ đang được bảo hộ và khuyến cáo người khác không được xâm phạm;

- Yêu cầu tổ chức , cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm , xin lỗi , cải chính công khai , bồi thường thiệt hại. Viê ̣c yêu cầu chấm dứt hành vi xâm pha ̣m do chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiê ̣n bằng cách thông báo bằng văn bản cho người xâm pha ̣m . Trong văn bản thông báo phải có các thông tin chỉ dẫn về căn cứ phát sinh , Văn bằng bảo hô ̣, phạm vi, thời ha ̣n bảo hô ̣ và phải ấn đi ̣nh mô ̣t thời ha ̣n hợp lý để người xâm pha ̣m chấm dứt hành vi xâm pha ̣m.

- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan . Để thực hiê ̣n biê ̣n pháp tự bảo vê ̣ này n gười yêu cầu phải làm Đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm nộp tới cơ quan có thẩm

quyền. Cùng với đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm pha ̣m người yêu cầu phải nô ̣p kèm theo các tài liê ̣u , chứng cứ, hiê ̣n vâ ̣t có liên quan đến nô ̣i du ng yêu cầu như: Chứng cứ chứng minh là chủ thể quyền nếu người yêu cầu là chủ sở hữu hoặc người được chuyển giao, được thừa kế quyền sở hữu trí tuệ; Chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm đã xảy ra và các tài liệu chứng cứ khác để chứng minh yêu cầu của mình.

- Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Trình tự, thủ tục để thực hiện biện pháp này phải tuân theo các quy

2.6.3.2. Biện pháp dân sự

Trong số các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và biện pháp bảo vệ quyền của người biểu diễn nói riêng thì biện pháp dân sự là biện pháp được quan tâm hơn cả. Đây là biê ̣n pháp được áp du ̣ng để xử lý hành vi xâm pha ̣m theo yêu cầu của chủ thể quyền hoă ̣c của tổ chức , cá nhân bi ̣ thiê ̣t hại do hành vi xâm phạm gây ra kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biê ̣n pháp hành chính hoă ̣c biê ̣n pháp hình sự . Nghiên cứu về biện pháp này tác giả xin trình bày những vấn đề cụ thể sau:

- Thứ nhất, quy định về điều kiện và trình tự khởi kiện, quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự và thẩm quyền giải quyết của Tòa án

Quyền khởi kiện, điều kiện và trình tự khởi kiện

Cá nhân, tổ chức quy định tại Điều 44 của Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm chủ sở hữu cuộc biểu diễn; người thừa kế hợp pháp của chủ sở hữu cuộc biểu diễn; cá nhân, tổ chức được chuyển giao quyền của người biểu diễn và người biểu diễn có quyền khởi kiện vụ án dân sự về quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn bị xâm phạm tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Khi xem xét điều kiện khởi kiện vụ án dân sự về quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn Tòa án sẽ dựa vào: căn cứ phát sinh quyền của người biểu diễn và thời hạn bảo hộ quyền của người biểu diễn bị xâm phạm. Quyền của người biểu diễn phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả. Khi có tranh chấp về quyền của người biểu diễn mà đương sự khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ thì Tòa án phải xem xét mà không phân biệt việc họ đã có giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan hoặc họ đã nộp đơn đăng ký

quyền liên quan hay chưa. Bên cạnh đó Tòa án cũng cần xem xét quyền của người biểu diễn bị xâm phạm có đang trong thời hạn được bảo hộ hay không để xem xét điều kiện khởi kiện của vụ án.

Người khởi kiê ̣n (người có quyền khởi kiện theo phân tích trên) phải làm đơn khởi kiê ̣n đáp ứng được các nội dung quy định tại Điều 164 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự 2011 (Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện; tên Tòa án nhận đơn khởi kiện; tên, địa chỉ của người khởi kiện; tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ nếu có; tên, địa chỉ của người bị kiện; tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu có; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; họ tên, địa chỉ của người làm chứng nếu có) nộp tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Kèm theo đơn khởi kiện , người khởi kiê ̣n phải cung cấp tài liê ̣u , chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Đơn khởi kiê ̣n được nô ̣p trực tiếp ta ̣i Tòa án hoă ̣c gửi qua bưu điê ̣n . Khi nhâ ̣n được đơn , Tòa án phải ghi vào sổ nhận đơn . Trong thời ha ̣n năm ngày làm viê ̣c, kể từ ngày nhâ ̣n được đơn khởi kiê ̣n, Tòa án phải xem xét và có một trong các quyết định sau : tiến hành thu ̣ lý vu ̣ án nếu vu ̣ án thuô ̣c thẩm quyền giải quyết của mình ; chuyển đơn khởi kiê ̣n cho tòa án có thẩm quyền và báo cho người khởi kiê ̣n biết , nếu vu ̣ án không thuô ̣c thẩm quyền của tòa án.

Quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự

Các tranh chấp dân sự về quyền sở hữu trí tuệ là một trong các loại tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Do đó, nguyên đơn, bị đơn có quyền và nghĩa vụ chứng minh theo quy định tại Điều 79 của Bộ luật Tố tụng dân sự và quy định tại Điều 203 của Luật Sở hữu trí tuệ.

người biểu diễn nói riêng, tùy từng loại tranh chấp và yêu cầu cụ thể, nguyên đơn thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng minh như sau:

Nguyên đơn chứng minh mình là chủ sở hữu cuộc biểu diễn bằng một trong các chứng cứ sau: Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan; bản trích lục sổ đăng ký quốc gia về quyền liên quan; chứng cứ cần thiết để chứng minh căn cứ phát sinh quyền liên quan trong trường hợp không có Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan; bản sao hợp đồng sử dụng, hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan.

Đối với trường hợp tranh chấp phát sinh do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, để chứng minh quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn của mình bị xâm phạm nguyên đơn phải cung cấp các chứng cứ về hành vi xâm phạm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 203 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Khi xem xét có hay không hành vi xâm phạm quyền của người biểu diễn mà nguyên đơn khai trong đơn khởi kiện Tòa án căn cứ vào Điều 35 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về hành vi xâm phạm quyền liên quan, xác định yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và các trường hợp ngoại lệ của việc sử dụng quyền của người biểu diễn được quy định tại Điều 32,33 Luật Sở hữu trí tuệ để xác định có hay không hành vi xâm phạm.

Nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc bên kiểm soát chứng cứ phải đưa ra chứng cứ đó theo quy định tại khoản 5 Điều 203 Luật Sở hữu trí tuệ và Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự.

Nguyên đơn phải chứng minh thiệt hại đã xảy ra đối với mình; phải xuất trình các chứng cứ chứng minh thiệt hại thực tế đã xảy ra (các loại thiệt hại, trong mỗi loại thiệt hại bao gồm các tổn thất gì …) và nêu cụ thể các căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 205 Luật Sở hữu trí tuệ.

Thẩm quyền giải quyết của Tòa án

Tòa án là cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự. Khi bi ̣ xâm pha ̣m quyền liên quan đối với cuô ̣c biểu diễn , chủ sở hữu quyền liên quan đối với cuô ̣c biểu diễn có quyền yêu cầu Tòa án bảo vê ̣ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Theo quy đi ̣nh của Bô ̣ luâ ̣t tố tu ̣ng dân s ự (Điều 25, 27, 33, 34), thẩm quyền giải quyết các tranh chấp sở hữu trí tuê ̣ được xác đi ̣nh như sau:

+ Nếu tranh chấp sở hữu trí tuê ̣ thuần túy là tranh chấp dân sự , thuô ̣c thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp huyê ̣n;

+ Nếu tranh chấp sở hữu trí tuê ̣ thuần túy là tranh chấp dân sự nhưng có đương sự hoă ̣c đối tượng sở hữu trí tuê ̣ ở nước ngoài , thuô ̣c quyền của tòa án nhân dân cấp tỉnh;

+ Nếu tranh chấp sở hữu trí tuê ̣ giữa cá nhân , tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận được coi là tranh chấp thương mại , kinh doanh và thuô ̣c thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Bên cạnh sự phân định thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo lãnh thổ, tại khoản 2 Mục I của Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP ngày 03/04/2008 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án nhân dân có đưa ra các tranh chấp cụ thể về quyền của người biểu diễn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau:

+ Tranh chấp giữa chủ đầu tư với người biểu diễn về quyền nhân thân và quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn; tranh chấp giữa người biểu diễn với người khai thác sử dụng quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn về tiền thù lao;

+ Tranh chấp giữa người biểu diễn với người sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao vì lý do việc sử dụng làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường cuộc biểu diễn và gây

+ Tranh chấp giữa người biểu diễn với người sử dụng quyền liên quan không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao, vì lý do người sử dụng không phải trả tiền nhuận bút, thù lao hoặc làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường cuộc biểu diễn và gây phương hại đến quyền của người biểu diễn.

+ Tranh chấp về quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn (tranh chấp ai là chủ sở hữu cuộc biểu diễn...)

+ Tranh chấp phát sinh do hành vi xâm phạm quyền của người biểu diễn; + Tranh chấp về thừa kế, kế thừa quyền của người biểu diễn;

+ Các tranh chấp khác theo quy định của pháp luật.

- Thứ hai, việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ chủ sở hữu cuộc biểu diễn có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi khởi kiện hoặc sau khi khởi kiện vụ án dân sự về quyền của người biểu diễn. Việc yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời diễn ra khi chủ sở hữu cuộc biểu diễn phát hiện có hành vi xâm phạm và muốn có ngay các biện pháp hữu hiệu cần thiết, nhanh chóng để ngăn chặn một cách kịp thời, có hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật sở hữu trí tuệ việt nam 03 (Trang 56 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)