Các nguyên tắc giới hạn quyền của người biểu diễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật sở hữu trí tuệ việt nam 03 (Trang 40 - 41)

2.4. Giới hạn quyền của người biểu diễn

2.4.1. Các nguyên tắc giới hạn quyền của người biểu diễn

Ngoài việc đặt ra các quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người biểu diễn trước mọi hành vi xâm phạm, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng đưa ra các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, không phải trả tiền như những ngoại lệ trong việc khai thác, sử dụng quyền liên quan. Có thể thấy trong việc đưa ra các trường hợp ngoại lệ này nhà làm luật đã dựa trên hai nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc thứ nhất là việc sử dụng không làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường cuộc biểu diễn, không gây phương hại đến quyền của người biểu diễn. Để thực hiện một cuộc biểu diễn, người biểu diễn phải đầu tư rất nhiều thời gian, tài chính, cơ sở vật chất và mục đích của họ khi tạo ra các cuộc biểu diễn phục vụ công chúng nhằm thu lại các giá trị kinh tế cho bản thân. Chính vì vậy, khi khai thác cuộc biểu diễn trong các trường hợp ngoại lệ mà các chủ thể sử dụng làm ảnh hưởng tới việc khai thác bình thường cuộc

cho người biểu diễn và từ đó sẽ ảnh hưởng tới việc khuyến khích đầu tư, sáng tạo đối với những cá nhân, tổ chức hoạt động nghệ thuật.

- Nguyên tắc thứ hai là trong quá trình sử dụng các chủ thể phải tôn trọng quyền của người biểu diễn như thông tin về người biểu diễn, thông tin về cuộc biểu diễn… Việc tôn trọng quyền của người biểu diễn khi sử dụng cuộc biểu diễn do họ tạo ra là thái độ của người thụ hưởng đối với người tạo ra các giá trị nghệ thuật. Không những thế, tôn trọng quyền của người biểu diễn còn là sự tôn trọng pháp luật, thực hiện tốt nguyên tắc này cũng góp phần vào việc nâng cao sự bảo đảm về quyền lợi cho người biểu diễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật sở hữu trí tuệ việt nam 03 (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)