2.6. Bảo vệ quyền của người biểu diễn
2.6.1. Các dạng hành vi xâm phạm quyền của người biểu diễn
Người biểu diễn là người đầu tư nhiều thời gian, công sức để sáng tạo ra các giá trị nghệ thuật trong một cuộc biểu diễn. Trong nhiều trường hợp, bên cạnh vai trò là người tham gia biểu diễn họ còn tự mình đầu tư tài chính,
cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện cuộc biểu diễn nên đồng thời họ còn là chủ sở hữu quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn đó. Chính vì vậy, pháp luật sở hữu trí tuệ đã trao cho họ những quyền năng nhất định của người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn. Tuy nhiên, những quyền năng của họ đối với cuộc biểu diễn luôn có nguy cơ bị xâm phạm bởi những hành vi trái pháp luật. Các dạng hành vi xâm phạm quyền của người biểu diễn được quy định tại Điều 35 Luật Sở hữu trí tuệ. Dựa vào nội dung bảo hộ quyền liên quan thì các dạng hành vi này có thể chia thành hai nhóm như sau:
2.6.1.1. Các hành vi xâm phạm quyền nhân thân của người biểu diễn
Căn cứ vào Điều 35 Luật Sở hữu trí tuệ thì các hành vi xâm phạm quyền nhân thân của người biểu diễn bao gồm:
- Hành vi mạo danh người biểu diễn
Hành vi mạo danh người biểu diễn là hành vi dùng tên người khác (người mạo danh) để thay thế tên của người biểu diễn thực sự trong một cuộc biểu diễn. Hành vi mạo danh người biểu diễn sẽ khiến cho người mạo danh nhanh chóng tận dụng được sự quan tâm của đông đảo quần chúng đối với tên tuổi của mình hay nói cách khác là người mạo danh sẽ được công chúng biết đến nhanh hơn và rộng hơn. Tuy nhiên, đối với người biểu diễn hành vi mạo danh này sẽ làm ảnh hưởng tới hình ảnh của người biểu diễn, tới các giá trị nghệ thuật mà người biểu diễn đã tạo nên trong một cuộc biểu diễn. Trong những năm gần đây, hành vi mạo danh người biểu diễn diễn ra khá phổ biến. Một ví dụ về việc mạo danh người biểu diễn đó là sự việc một người nghệ sĩ có khả năng giả giọng rất nhiều tiếng kêu của các loài động vật hoang dã đi biểu diễn ở nhiều nơi để phục vụ quần chúng. Tuy nhiên, các tiết mục biểu diễn của người nghệ sĩ này nhanh chóng được ghi âm lại và được truyền phát trong các buổi biểu diễn sau đó mà người thể hiện tại các buổi biểu diễn này lại là người khác (người không có khả năng giả giọng tiếng kêu của các loài
động vật). Hậu quả là tiết mục biểu diễn của người nghệ sĩ có khả năng giả giọng thực sự đã không còn được đông đảo công chúng đón nhận vì họ cho rằng nó không còn đặc sắc nữa do có quá nhiều người biểu diễn được như vậy. Hay trong các buổi biểu diễn âm nhạc hiện nay hiện tượng mạo danh ca sĩ mà công chúng vẫn gọi là “hát nhép” diễn ra rất nhiều. Trong các trường hợp này, người biểu diễn chỉ làm động tác, điệu bộ như đang diễn còn giọng hát và phần trình bày thật sự đã được thu phát từ đĩa là do một ca sĩ khác thể hiện chứ không phải người đang biểu diễn thể hiện.
- Sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào đối với cuộc biểu diễn gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.
Hành vi sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc dưới bất ký hình thức nào đối với cuộc biểu diễn một cách bất hợp pháp sẽ làm mất đi những giá trị nghệ thuật ban đầu mà người biểu diễn muốn truyền đạt tới công chúng. Vì vậy, nếu một cuộc biểu diễn bị sửa chữa, cắt xén xuyên tạc truyền tới công chúng sẽ khiến công chúng có những nhận định không đúng với những giá trị nghệ thuật mà người biểu diễn muốn truyền tải đồng thời nó sẽ làm ảnh hưởng tới danh dự và uy tín của người biểu diễn.
2.6.1.2. Hành vi xâm phạm quyền tài sản của người biểu diễn
- Hành vi chiếm đoạt quyền của người biểu diễn. Theo quan điểm của tác giả thì hành vi chiếm đoạt quyền của người biểu diễn là hành vi dịch chuyển các quyền mà pháp luật trao cho người biểu diễn sang cho người chiếm đoạt một cách bất hợp pháp. Mục đích của chiếm đoạt quyền là sử dụng và khai thác các quyền năng lẽ ra thuộc về người biểu diễn để mang lại lợi ích cho người chiếm đoạt. Hành vi chiếm đoạt quyền liên quan nói chung và quyền của người biểu diễn nói riêng chủ yếu là chiếm đoạt quyền sử dụng. Việc chiếm đoạt quyền sử dụng đối với cuộc biểu diễn được hiểu là việc sao chép cuộc biểu diễn đã công bố bằng bất kỳ phương tiện nào để
phân phối công cộng mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu và việc định hình bất hợp pháp cuộc biểu diễn trực tiếp mà theo cách thông thường vẫn được gọi là “làm lậu”.
- Công bố, sản xuất và phân phối cuô ̣c biểu diễn đã được đi ̣nh hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn. Đây là các quyền độc quyền của người biểu diễn hoặc chủ sở hữu cuộc biểu diễn. Tuy nhiên, khi các quyền này không được thực hiện bởi các chủ thể có thẩm quyền mà thực hiện bởi các chủ thể xâm phạm quyền thì sẽ gây thiệt hại cho người biểu diễn, chủ sở hữu cuộc biểu diễn.
- Sao chép, trích ghép đối với cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn. Việc tạo ra các bản sao trái phép hay việc trích ghép làm mất tính nguyên gốc ban đầu của cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình đều là các hành vi gây thiệt hại về kinh tế và các giá trị nghệ thuật của cuộc biểu diễn. Theo khoản 3 Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ việc bản sao cuộc biểu diễn được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền bị coi là hành vi tạo ra hàng hóa sao chép lậu. Khái niệm hàng giả theo Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng bao gồm bốn trường hợp đó là hàng giả về nội dung; hàng giả về hình thức; trường hợp giả mạo về sở hữu trí tuệ và các trường hợp là tem, nhãn, bao bì giả. Như vậy, trường hợp bản sao, bản định hình cuộc biểu diễn được tạo ra một cách trái phép hoặc một phần hay toàn bộ cuộc biểu diễn đã được định hình bị sao chép, trích ghép trái phép thuộc trường hợp hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ. Hiện nay, tình trạng hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ mà cụ thể chính là băng đĩa sao chép lậu đã và đang được bày bán tràn lan trên thị trường gây thiệt hại cho chủ thể quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn và
gây khó khăn cho công tác quản lý cũng như xử lý hành vi vi phạm của các cơ quan chức năng. Trong công tác đấu tranh chống hàng giả đặc biệt là hàng hóa sao chép lậu nhà làm luật muốn đề cao vai trò pháp lý của chính các chủ thể có quyền sở hữu trí tuệ bị xâm hại.
- Phát sóng, phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng cuô ̣c biểu diễn, bản sao cuộc biểu diễn đã được định hình khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền dưới hình thức điê ̣n tử đã bi ̣ dỡ bỏ hoă ̣c đã b ị thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan . Đây là trường hợp xâm hại quyền của người biểu diễn, chủ sở hữu cuộc biểu diễn khi biết được các thông tin điện tử bảo mật đối với cuộc biểu diễn đó bị dỡ bỏ hoặc bị thay đổi. Trường hợp này có lẽ thường xảy ra từ những người có độ thân tín nhất định với người biểu diễn, chủ sở hữu cuộc biểu diễn bị xâm phạm.