2.6. Bảo vệ quyền của người biểu diễn
2.6.2. Xác định hành vi xâm phạm quyền của người biểu diễn
Một hành vi bị xem xét và bị coi là hành vi xâm phạm quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn khi có đủ các căn cứ sau đây:
- Đối tượng bị xem xét (cuộc biểu diễn) thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền liên quan.
Việc xác định đối tượng được bảo hộ được thực hiện bằng cách xem xét các tài liệu, chứng cứ chứng minh căn cứ phát sinh, xác lập quyền theo quy định tại Điều 6 của Luật Sở hữu trí tuệ. Trong trường hợp quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền (Cục Bản quyền hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) thì cuộc biểu diễn được bảo hộ được xác định theo Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan mà cơ quan đã cấp cho chủ sở hữu cuộc biểu diễn đó. Trường hợp quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn không đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì quyền này được xác định trên có sở bản định hình đầu tiên cuộc biểu diễn và các tài liệu liên quan (nếu có). Trường hợp bản định hình đầu tiên của cuộc
biểu diễn và các tài liệu liên quan không còn tồn tại thì quyền của người biểu diễn được xem là có thực trên cơ sở thông tin về người biểu diễn và về cuộc biểu diễn tương ứng được thể hiện thông thường trên các bản sao được công bố hợp pháp.
- Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
Yếu tố xâm phạm quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn có thể thuộc một trong các dạng sau đây: Bản định hình đầu tiên cuộc biểu diễn được tạo ra một cách trái phép; Bản sao bản định hình cuộc biểu diễn được tạo ra một cách trái phép; Một phần hoặc toàn bộ cuộc biểu diễn đã được định hình bị sao chép, trích ghép trái phép; Sản phẩm có gắn thiết bị kỹ thuật bảo vệ quyền liên quan bị vô hiệu hóa trái phép, bản định hình cuộc biểu diễn bị dỡ bỏ hoặc bị thay đổi một cách trái phép thông tin về quản lý quyền liên quan. Sản phẩm có chứa yếu tố xâm phạm này bị coi là sản phẩm xâm phạm quyền liên quan.
Căn cứ xác định yếu tố xâm phạm quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn là phạm vi bảo hộ quyền liên quan đã được xác định theo hình thức thể hiện bản định hình đầu tiên cuộc biểu diễn. Để xác định một bản định hình cuộc biểu diễn có phải là yếu tố xâm phạm quyền liên quan hay không cần so sánh bản sao cuộc biểu diễn với bản định hình đầu tiên cuộc biểu diễn đó. Bản sao bản định hình cuộc biểu diễn bị coi là yếu tố xâm phạm trong các trường hợp sau đây: Bản sao là bản sao chép một phần hoặc toàn bộ bản định hình đầu tiên cuộc biểu diễn đang được bảo hộ của người khác.
- Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 32, 33 của Luật Sở hữu trí tuệ.
- Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam. Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng
Đồng thời với việc nghiên cứu lý luận về các hành vi xâm phạm và phương thức xác định hành vi xâm phạm quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn tác giả xin đưa ra và phân tích một ví dụ điển hình cho việc xâm phạm quyền của người biểu diễn trong thời gian qua đó là vụ việc ca sĩ Mỹ Tâm khởi kiện nhiều công ty viễn thông và hàng chục website nhạc số đã kinh doanh các bản nhạc chuông, nhạc chờ có sử dụng các bài hát do Mỹ Tâm thể hiện mà không trả tiền. Trong sự việc này đã có nhiều quan điểm khác nhau của các bên trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với quyền liên quan của người biểu diễn.
Các công ty sử dụng bài hát của Mỹ Tâm tỏ ra lúng túng và cho rằng mình không phải trả tiền cho người biểu diễn vì đã trả tiền đầy đủ cho Hiệp hội công nghiệp ghi âm Việt Nam – RIAV (đơn vị đại diện đã được các nhà sản xuất bản ghi âm ủy thác quyền) và toàn bộ các bản ghi âm đó được cung cấp bởi RIAV.
Về phía RIAV, căn cứ vào khoản 1 Điều 29; Điều 30; Điều 44 Luâ ̣t Sở hữu trí tuệ, RIAV cho rằng tất cả các bản ghi âm , ghi hình do hô ̣i viên RIAV đầu tư toàn bô ̣, họ chỉ mời Mỹ Tâm đến để ghi âm , ghi hình và đã trả đủ tiền thù lao, vì vậy, các bản ghi âm, ghi hình thuô ̣c sở hữu của các nhà sản xuất là hô ̣i viên RIAV, họ có quyền tài sản đối với những bản ghi âm đó, Mỹ Tâm chỉ còn quyền nhân thân. Do đó ho ̣ là chủ thể duy nhất được tự do kinh doanh và thu tiền từ những cá nhân, tổ chức sử dụng bản ghi của ho ̣ trong hoa ̣t đô ̣ng sản xuất, kinh doanh.
Về phía Công ty TNHH dịch vụ giải trí Mỹ Tâm: Họ cho rằng trong quá trình hợp tác ghi âm với các hãng băng đĩa, Mỹ Tâm chưa bao giờ thỏa thuận hay ký hợp đồng về chuyển giao quyền của người biểu diễn của mình cho bất kỳ hãng nào. Công ty của Mỹ Tâm cho rằng các nhà sản xuất băng đĩa có quyền liên quan đối với các bản ghi âm, ghi hình vì vậy họ yêu cầu các tổ
chức, cá nhân sử dụng quyền liên quan phải thanh toán tiền thù lao là phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, căn cứ vào Điều 33 Luật Sở hữu trí tuệ, các đơn vị kinh doanh phải trả tiền cho nhà sản xuất bản ghi (thông qua RIAV) và trả tiền sử dụng quyền liên quan của người biểu diễn cho Mỹ Tâm. Chính từ căn cứ này Mỹ Tâm đã thông báo về việc vi phạm bản quyền và yêu cầu các đơn vị kinh doanh liên quan phải trả tiền thù lao bồi thường khi họ cung cấp nội dung số các bài hát do Mỹ Tâm thể hiện để làm nhạc chuông, nhạc chờ điện thoại.
Nguyên nhân của việc tranh chấp trên xuất phát từ chính sự hiểu biết pháp luật không thống nhất giữa các chủ thể liên quan mặc dù các quy định của pháp luật đã khá cụ thể, rõ ràng. Phía chủ thể sử dụng các ca khúc của Mỹ Tâm thì cho rằng mình không phải trả tiền cho người biểu diễn vì đã trả tiền cho Hiệp hội công nghiệp ghi âm RIAV. Phía RIAV thì lại cho rằng khi mời Mỹ Tâm đến biểu diễn để ghi âm, ghi hình họ đã trả thù lao cho cô. Vì vậy, toàn bộ các bản ghi này đều thuộc quyền sở hữu của các hãng ghi âm, ghi hình và ca sĩ Mỹ Tâm chỉ còn lại các quyền nhân thân. Tuy nhiên, các chủ thể này lại bỏ qua quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ đó là: “Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng quyền quy định tại khoản 3 Điều này phải trả thù lao cho người biểu diễn theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trong trường hợp
pháp luật không quy định” [16, Điều 29, Khoản 4]. Có thể thấy, với tư cách
là chủ sở hữu cuộc biểu diễn phía RIAV đã nhầm lẫn giữa toàn bộ quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn mà họ được hưởng theo khoản 3 Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ với quyền được hưởng thù lao của ca sĩ Mỹ Tâm. Mỹ Tâm không những được hưởng thù lao khi tham gia ghi âm, ghi hình theo lời mời của RIAV mà còn được hưởng thù lao theo khoản 4 Điều 29 khi cuộc biểu diễn đó được khai thác, sử dụng vào mục đích kinh doanh bởi các cá nhân, tổ chức
khác và quyền được hưởng thù lao này hoàn toàn độc lập với quyền tài sản theo khoản 3 Điều 29. Như vậy, căn cứ vào quy định tại Điều 33 và quy định tại khoản 4 Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ, việc các tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng các ca khúc của Mỹ Tâm để làm nhạc chuông, nhạc chờ phải trả thù lao cho cô là hoàn toàn có cơ sở. Chính vì vậy, mặc dù có nhiều quan điểm trái ngược từ phía các chủ thể liên quan nhưng cuối cùng Mỹ Tâm đã nhận được thù lao xứng đáng từ phía các công ty viễn thông và rất nhiều website nhạc số mà chưa phải đưa vụ việc ra tòa.