Thời hạn bảo hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật sở hữu trí tuệ việt nam 03 (Trang 46 - 48)

Theo quy định tại Điều 34 Luật Sở hữu trí tuệ thì quyền của người biểu diễn được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình. Pháp luật sở hữu trí tuệ quy định các quyền của chủ thể liên quan có thời hạn bảo hộ chung là năm mươi năm, không phân biệt đó là quyền nhân thân hay quyền tài sản. Đây là điểm khác biệt cơ bản nếu so sánh quyền của người biểu diễn nói riêng, quyền liên quan nói chung với quyền tác giả vì trong quyền tác giả thì thời hạn bảo hộ quyền nhân thân không chuyển dịch của tác giả là vô thời hạn.

Các quyền của người biểu diễn được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Sở hữu trí tuệ “Quyền của người biểu diễn được bảo hộ năm mươi

năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình” [16]. Tuy

nhiên, cả hai quyền này pháp luật hiện hành quy định thời hạn bảo hộ cùng là năm mươi năm (khoản 1 Điều 34). Khi người biểu diễn chỉ có quyền nhân thân mà không có quyền tài sản thì cũng chỉ có thể áp dụng thời hạn bảo hộ quy định tại khoản 1 Điều 34. Thời hạn bảo hộ quyền liên quan không có sự phân biệt như trong các quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả. Đây là điểm khác biệt so với quyền tác giả vì trong quyền tác giả thời hạn bản hộ quyền nhân thân là không chuyển dịch vô thời hạn (khoản 1 Điều 27). Việc quy định quyền nhân thân của người biểu diễn chỉ được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo cuộc biểu diễn được định hình nhằm tạo sự phù hợp với quy định về thời hạn bảo hộ trong Thoả thuận TRIPS góp phần đẩy nhanh tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả quy định này chưa thực sự phù hợp với thực tiễn hiện nay. Chỉ cần so sánh với quyền nhân thân trong quyền tác giả, cùng một quyền được nêu tên khi tác phẩm hay cuộc biểu diễn được sử dụng (khoản 2 Điều 19 và điểm a khoản 2 Điều 29), trong khi quyền tác giả được bảo hộ vô thời hạn thì quyền liên quan của người biểu diễn lại chỉ được bảo hộ là năm mươi năm.

Cũng có quan điểm cho rằng việc xác định thời hạn bảo hộ quyền liên quan chỉ trong thời hạn là năm mươi năm (mà không phải là vô thời hạn) vì các quyền nhân thân đó chỉ được thực hiện và đảm bảo khi bản định hình cuộc biểu diễn còn tồn tại, trong khi do đặc tính kỹ thuật, các bản định hình cuộc biểu diễn chỉ có thể bảo quản được trong thời hạn nhất định. Hơn nữa, với thời hạn bảo hộ năm mươi năm cũng đủ để người biểu diễn khai thác hết các giá trị kinh tế đối với cuộc biểu diễn của mình, đồng thời cũng bảo đảm lợi ích cho các chủ thể khác trong xã hội khi sử dụng các tác phẩm có sự bảo hộ này.

Tuy nhiên, về bản chất quyền nhân thân trong quyền tác giả và quyền liên quan là tương đối giống nhau. Hơn nữa quyền liên quan còn là quyền kề cận với quyền tác giả nên việc quy định thời hạn bảo hộ là năm mươi năm là chưa phù hợp, ví dụ như các cuộc biểu diễn của ông vua nhạc Pop Micheal Jackson sau năm mươi năm nữa sẽ bị người khác đổi tên thành tên khác khi được sử dụng, khai thác. Hay giả sử bản ghi âm, ghi hình có sử dụng cuộc biểu diễn của người biểu diễn, sau năm mươi năm nữa khi bản ghi âm, ghi hình được sử dụng, phát sóng thì có thể thay đổi tên của người biểu diễn đó được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật sở hữu trí tuệ việt nam 03 (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)