.Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 0063 giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân tại NH thương mai cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh sở giao dịch luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 97 - 99)

Các kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước, cơ quan quản lý Nhà nước về ngân hàng và chính sách tiền tệ bao gồm: Hoàn thiện khung pháp lý trong hoạt động ngân hàng; Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng; Đào tạo và phát triển một văn hóa giám sát mới; Hoàn thiện mô hình thanh tra theo ngành dọc từ trung ương đến địa phương; H ỗ trợ đào tạo cán bộ.

- Hoàn thiện khung pháp lý trong hoạt động ngân hàng

Hiện nay khung pháp lý trong hoạt động ngân hàng và hoạt động tín dụng khá hoàn chỉnh như: Luật tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng Nhà nước, các thông tư hướng dẫn về việc phân loại nợ, trích lập dự phòng chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn các NHTM thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng (Thông tư 02/2013/TT-NHNNVN ngày 21/01/2013,...) tuy nhiên hiện nay chưa có văn bản pháp lý nào quy định về công tác quản lý RRTD trong hoạt động của ngân hàng. Để có cơ sở pháp lý và tạo điều kiện cho các Ngân hàng xây dựng Chiến lược quản lý RRTD cũng như mô hình quản lý RRTD theo chuẩn quốc tế, tuân thủ Hiệp ước Basel I, II và hướng đến Basel III thì trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước cần nhanh chóng xây dựng và ban hành quy định đối với hoạt động quản lý rủi ro nói chung và quản lý RRTD nói chung đối với các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng.

- Nâng cao hơn nữa ch at lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng

ngân hàng đối phó với vấn đề thông tin không cân xứng, từ đó góp phần nâng cao chất lượng phân tích tín dụng. CIC có nhiệm vụ thu thập thông tin về doanh nghiệp và các thông tin khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng từ các tổ chức tín dụng, các cơ quan hữu quan, các cơ quan thông tin trong và ngoài nước, các văn bản quy phạm pháp luật. Trên cơ sở đó, cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, thông tin tín dụng mà trung tâm cung cấp trong những năm qua vẫn chưa đáp ứng được cả về mặt số lượng và chất lượng. Đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế khả năng phân tích tín dụng của các NHTM Việt Nam hiện nay.

Chính vì vậy, CIC không những phải mở rộng quy mô thông tin mà còn phải nâng cao chất lượng thông tin cung cấp. Để làm được điều này, Ngân hàng Nhà nước cần phải thực hiện các biện pháp sau:

+ Phối hợp chặt chẽ với các NHTM, trung tâm thông tin của cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp, để thu thập thêm các thông tin về những doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (kể cả doanh nghiệp chưa có quan hệ tín dụng với ngân hàng). Trên cơ sở đó, CIC s ẽ sắp xếp, phân loại các thông tin để khi cần có thể cung cấp cho các NHTM một cách nhanh chóng và chính xác nhất;

+ Sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức hoạt động của CIC theo hướng bắt buộc các ngân hàng thành viên cần thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm của mình khi tham gia cung cấp và khai thác thông tin từ CIC. Có các biện pháp xử lý đối với tổ chức tín dụng không thực hiện nghiêm túc quy định về thông tin, cung cấp thông tin sai lệch ho ặc gây nhiễu thông tin;

+ Liên hệ với các tổ chức thông tin quốc tế, các ngân hàng nước ngoài nhằm khai thác thông tin về các đối tác nước ngoài có ý định đầu tư tại Việt Nam, để kịp thời phát hiện và ngăn ngừa rủi ro khi các Ngân hàng Việt Nam cho khách hàng nước ngoài vay vốn;

+ Cần xây dựng hệ thống dữ liệu về tín dụng bất động sản (tỷ lệ nợ xấu và khả năng thu hồi) đảm bảo độ tin cậy và độ dài để thực hiện thống kê, từ đó đưa ra cảnh báo sớm nhằm giúp cho hệ thống NHTM phòng tránh rủi ro.

- Đào tạo và phát triển một văn hóa giám sát mới

Basel II buộc các cơ quan giám sát ngân hàng phải học các kỹ thuật đo lường và quản lý rủi ro mới nhưng quan trọng hơn, s ẽ cần phải thay đổi văn hóa giám sát từ việc kiểm tra tuân thủ sang đánh giá rủi ro. Ngân hàng Nhà nước với vai trò là một cơ quan giám sát cần tích cực hướng dẫn, đôn đốc các NHTM sớm ban hành quy định về tiêu chuẩn, yêu cầu vốn tối thiểu đối với hệ thống quản lú rủi ro áp dụng tại ngân hàng, bao gồm hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ, hệ thống quản lý tài sản có, tài sản nợ, quản lý RRTD, rủi ro tác nghiệp và rủi ro thị trường. Những yêu cầu tối thiểu mà các ngân hàng cần đạt được chính là điều kiện tiên quyết giúp cơ quan giám sát nhà nước chấp thuận việc sử dụng hệ thống quản lý rủi ro tương ứng của ngân hàng.

NHNN cần đổi mới nội dung, phương pháp, quy trình thanh tra, giám sát đi đôi với hoàn thiện các quy định an toàn, các biện pháp thận trọng trong hoạt động ngân hàng; Các quy định, chính sách quản lý các loại hình tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng phù hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ ngân hàng và trên cơ sở áp dụng các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng có hiệu quả của ủy ban giám sát ngân hàng Basel và các chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng (Hiệp ước Basel năm 1 988- Basel I), từng bước tiến tới thực hiện các nguyên tắc, chuẩn mực cơ bản theo Hiệp ước vốn mới (Basel II, Basel III).

Một phần của tài liệu 0063 giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân tại NH thương mai cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh sở giao dịch luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w