.Một số giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu 0063 giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân tại NH thương mai cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh sở giao dịch luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 92 - 95)

3.2.2.1. Xây dựng bộ cẩm nang về các dấu hiệu của rủi ro tín dụng

Vietcombank Sở giao dịch có thể tiến hành tổng hợp ý kiến, kinh nghiệm của tất cả các cán bộ đã từng tham gia vào quy trình cấp tín dụng như: Cán bộ khách hàng, cán bộ thẩm định, cán bộ xử lý nợ có vấn đề, hay cả các Trưởng/Phó phòng phụ trách liên quan, từ đó xây dựng nên cẩm nang về các dấu hiệu của RRTD phục vụ cho công tác đào tạo nhân sự cũng như công tác nhận diện RRTD. Bộ cẩm nang sau khi được xây dựng s ẽ tập hợp các dấu hiệu RRTD mang nét đặc trưng riêng biệt của Vietcombank nói chung hay Vietcombank Sở giao dịch nói riêng, từ đó công tác thu thập thông tin nhằm nhận diện RRTD s ẽ được tập trung hơn, khả năng phát hiện RRTD ở các khách hàng hiện hữu và khách hàng tương lai sẽ cao hơn. Để bộ cẩm nang phát huy được vai trò của mình, Vietcombank Sở giao dịch cần không ngừng cập nhật, bổ sung những dấu hiệu RRTD mới thường xuyên.

3.2.2.2. Bổ sung thêm một số đầu mục thông tin bắt buộc trong Tờ trình báo cáo cap tín dụng

Tờ trình báo cáo cấp tín dụng thể hiện các thông tin liên quan đến khách hàng mà cán bộ khách hàng và cán bộ thẩm định thu thập được, từ đó các cấp lãnh đạo s ẽ phê duyệt việc cho vay hay không. Theo quy định nội bộ của Vietcombank, các thông tin cơ bản cần có trong tờ trình báo cáo cấp tín dụng là: Thông tin về nhân thân khách hàng và gia đình, thông tin về nguồn trả nợ, thông tin về TSBĐ nếu có,... Để tăng cường nhận diện RRTD, Chi nhánh có thể xem xét bổ sung thêm các đầu mục thông tin liên quan, ảnh hưởng đến thu nhập và chi phí của khách hàng vào tờ trình báo cáo cấp tín dụng như: Độ tuổi và nghề nghiệp của những người thân của khách hàng (Không kể vợ/chồng), các công việc trước đây của khách hàng, các hợp đồng bảo hiểm mà khách hàng đã mua nếu có, ...”. Việc tăng thêm các đầu mục như vậy, một mặt tăng tính chủ động và trách nhiệm thu thập thông tin đảm bảo chất lượng của cán bộ khách hàng và cán bộ thẩm định, một m t giúp cho Chi nhánh có được cái nhìn tổng thể hơn về khả năng trả nợ của khách hàng trước những biến cố có thể xảy ra trong tương lai.

3.2.2.3. Thực hiện việc thẩm định hồ sơ kép, độc lập

Thông thường trong quy trình thẩm định hồ sơ khách hàng, cán bộ thẩm định chỉ thẩm định trên những hồ sơ thông tin mà cán bộ khách hàng đưa về, và chỉ khi phát hiện theo hồ sơ về việc thu nhập của khách hàng không đủ, ho c công việc của khách không ổn định, cán bộ thẩm định mới liên hệ để g ặp gỡ khách hàng. Như vậy, việc thẩm định hồ sơ của cán bộ thẩm định, về một mặt nào đó, vẫn chịu sự chi phối từ cán bộ khách hàng khi có những trường hợp cán bộ khách hàng vì có mối quan hệ với khách hàng đã hướng dẫn khách hàng hợp lý hóa hồ sơ vay vốn trong đó có một số thông tin khác với thực tế. Bởi vậy, việc cán bộ thẩm định độc lập, trực tiếp g ặp khách hàng như một công đoạn bắt buộc của quy trình cấp tín dụng, rõ ràng s làm tăng khả năng nhận diện rủi ro, qua đó hạn chế tổn thất cho Ngân hàng. Thêm vào đó, việc đưa công tác thẩm định hồ sơ kép vào quy trình tín dụng ngược lại s ẽ giúp nâng cao ý thức và trách nhiệm cán bộ khách hàng trong quá trình thu

thập thông tin của khách hàng, dẫn tới số lượng và chất lượng nguồn thông tin thu về được nâng cao.

3.2.2.4. Đưa hoạt động kiểm tra sau vay đối với khách hàng vào bộ chỉ tiêu tính điểm lương của cán bộ tín dụng

Tại Vietcombank Sở giao dịch, một trong những nguyên nhân có tính dai dẳng làm ảnh hưởng đến chất lượng quản lý RRTD đó là sự thiếu trách nhiệm, bị động của cán bộ thẩm định tín dụng trong công tác kiểm tra sau vay đối với khách hàng và TSBĐ. Theo quy trình tín dụng, sau khi khoản vay của khách hàng được giải ngân, cán bộ thẩm định tín dụng có trách nhiệm kiểm tra và đánh giá thường xuyên về khách hàng và TSBĐ của khách hàng. Tuy vậy, công tác này hiện vẫn chưa được cán bộ thẩm định thực hiện một cách thật sự nghiêm túc và có trách nhiệm. Trên thực tế, chỉ đến lúc phát hiện việc chậm thanh toán gốc lãi của khách hàng, cán bộ thẩm định mới liên hệ với khách hàng để tiến hành thu thập các thông tin trên. Vì vậy, việc đưa nội dung kiểm tra sau vay định k đối với khách hàng vào một chỉ tiêu độc lập trong bộ chấm điểm lương hàng tháng là vô cùng thiết thực và hứa hẹn s ẽ đem lại hiệu quả sớm tới công tác quản lý RRTD của Vietcombank Sở giao dịch qua việc nâng cao trách nhiệm và nhận thức cũng như tạo lập thói quen kiểm tra sau vay theo định k của cán bộ thẩm định.

3.2.2.5. Tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm công việc

Với đặ c thù đa dạng về tính cách, ngành nghề, nhu cầu,... của khách hàng và TSBĐ, việc tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm về quản lý RRTD trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Vietcombank Sở giao dịch là rất thiết thực để cả cán bộ thẩm định, cán bộ khách hàng hay cán bộ thực hiện kiểm tra/kiểm soát tích lũy được cho mình nhiều kiến thức hữu ích. Hoạt động trao đổi này nên có sự tham gia của đại diện Ban Giám đốc Chi nhánh, bởi điều này vừa giúp cho các cán bộ cảm nhận được tính quan trọng của buổi trao đổi, cũng vừa giúp cho cán bộ có được nhiều cơ hội tương tác với lãnh đạo của mình hơn - một trong những yếu tố làm tăng sự gắn bó và cống hiến đối với nhân viên trong tổ chức. Qua buổi trao đổi, đại diện Ban Giám đốc cũng có được cái nhìn thấu đáo hơn về tình trạng nhân sự

của Chi nhánh, từ đó có các biện pháp đào tạo nghiệp vụ nếu cần. Các buổi trao đổi kinh nghiệm trên nên được tổ chức định kỳ hàng tháng ho ặc có thể thường xuyên hơn theo định hướng của Ban giám đốc Chi nhánh.

3.3. KIẾN NGHỊ

Bên cạnh các giải pháp chung và một số giải pháp cụ thể nhằm tăng cường quản

lý RRTD trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Vietcombank Sở giao dịch nêu

trên, để đảm bảo các giải pháp có thể triển khai hiệu quả thì vai trò của Nhà nước nói

chung và Ngân hàng Nhà nước nói riêng thể hiện ở một số kiến nghị sau:

Một phần của tài liệu 0063 giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân tại NH thương mai cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh sở giao dịch luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w