.3 Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số động học đến hiệu quả sinh khí của chất thải hữu cơ bằng thí nghiệm trên mô hình BMP ( bio methane potential) (Trang 44 - 48)

STT Chỉ tiêu Phương pháp/ tiêu chuẩn phân tích

1 pH pH meter/ EN 12 176

2 Nhiệt độ Nhiệt kế thủy ngân

3 Độ ẩm Sấy khô chất thải ở nhiệt độ 103-105oC 4 VS Sấy khô chất thải ở nhiệt độ 103-105

oC , sau đó nung chất thải ở 550oC 5 COD SMEWW 5220C - 2012 6 TOC TCVN 9294:2012 7 TN CASE.NS.0039 8 TP SMEWW 4500-2012 9 Tổng Cloliform TCVN 4884:2005 10 Tổng vi sinh vật kỵ khí TCVN 7902:2008

37

❖ Độ ẩm: Được xác định theo phương pháp khối lượng ướt. Vật liệu sẽ được đem đi sấy ở 105oC đến khối lượng không đổi. Độ ẩm theo phương pháp khối lượng ướt sẽ được xác định theo công thức sau:

a= (w-d).100/w (%) (2-1) Trong đó: a: Độ ẩm (%); w: Khối lượng vật liêu ban đầu (kg); d: Khối lượng vật liệu sau khi sấy đến khối lượng không đổi ở 105oC (kg).

❖ Hàm lượng hữu cơ bay hơi (VS): Được xác định bằng phương pháp nung vật liệu ở 550oC đến khối lượng khơng đổi và tính tốn theo cơng thức sau:

VS = (d-b).100/d (%) (2-2) Trong đó: VS: Hàm lượng hữu cơ bay hơi (%); d: Khối lượng vật liêu sau khi sấy đến khối lượng không đổi ở 105oC (kg); b: Khối lượng vật liệu sau nung đến khối lượng không đổi ở 550oC (kg).

❖ pH: Được xác định bằng thiết bị đo nhanh pH meter/ EN 12 176 và giấy đo pH bằng phương pháp so màu.

❖ Nhiệt độ: sử dụng nhiệt kế thủy ngân.

❖ Các chỉ tiêu COD, TP, TN, TOC, tổng Coliform, tổng vi sinh vật kỵ khí sẽ được gửi mẫu để phân tích ở các trung tâm phân tích thí nghiệm sau: Viện Y tế Cơng Cộng TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm TP. Hồ Chí Minh, Cơng ty TNHH dịch vụ khoa học và công nghệ sinh học LEFAN theo các tiêu chuẩn được trình bày ở bảng 2.3.

2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu

− Tính tốn và xử lý số liệu bằng Microsoft excel:

Hàm lượng trung bình: n X X n i i  = Độ lệch chuẩn SD: ( ) 1 2 − − =  n X X SD i

38

− Biễu diễn kết quả: X =XSD

Trong đó: X có thể là mL khí sinh ra.

39

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1 Kết quả một số tính chất của nguyên liệu đầu vào

Dựa vào kết quả phân tích từ bảng 3.1 cho thấy:

− pH của phân heo và bùn mồi có giá trị nằm trong khoảng giá trị tối ưu (6,5-8,5). Giá trị pH của phân heo là 6,8 ±0,24. Kết quả này thấp hơn so với những nghiên cứu trước: Theo kết quả phân tích của Jianzheng Li et al. (2014), Yue-gan Liang et al. (2017), D. Hidalgo et al.(2014), P. Panichnumsin et al. (2012) và Daniel I. Masse et al. (2003) có giá trị lần lượt là 7,82; 7,26; 7,7; 7,45 và 7,62 [33], [34], [35], [36], [37].

− pH của bèo tây có giá trị thấp hơn là 6,4 ±0,54. Theo kết quả nghiên cứu của Patil J.H. et al. (2013) [38], Jagadish H. Patil et al. (2011) [39], A. U. Ofoefule et al. (2009) [40] có giá trị tương đương là 6,5, 6,4 và 6,9.

− Độ ẩm của phân heo và bùn mồi có giá trị tương đương nhau là 82,0±4,1% và 82,1±2,6%. Theo kết quả phân tích của Jianzheng Li et al. (2014) thì độ ẩm của phân heo là 82,04% – tương đương với kết quả trong nghiên cứu này. Tuy nhiên, đối với nghiên cứu của Yue-gan Liang et al. (2017) và Pornpan Panichnumsin et al. (2006) cho kết quả thấp hơn là 71,38% và 74,7% [33], [41].

− Bèo tây có độ ẩm và hàm lượng hữu cơ bay hơi cao. Độ ẩm của bèo tây ở thí nghiệm nghiên cứu là 97,2±0,2%. Theo nghiên cứu của D.P Chynoweth et al. (1982) cũng cho kết quả rất cao nhưng chỉ đạt 95,22% [42]. Ở các nghiên cứu của A.K. Kivaisi et al.(1998) và Nuntiya Paepatung et al. (2009) có kết quả tương đồng là 92,6 % và 91,27% [43], [44]. Một số nghiên cứu khác cho thấy bèo tây có hàm lượng nước thấp hơn như ở nghiên cứu của Patil J.H. et al. (2013) thì độ ẩm của bèo tây là 83,11% [38], hay nghiên cứu của Anil Kuruvilla Mathew et al. (2014) là 88,6% [45].

40

− Tỷ lệ C/N là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả sinh khí. Dựa vào kết quả phân tích cho thấy bèo tây có tỷ lệ C/N nằm trong khoảng giá trị tối ưu: 19,4±2,1. Tỷ lệ C:N tối ưu trong q trình phân hủy kỵ khí khoảng 20-30:1 [3], [24] [26], [10]. Gía trị C/N của bèo tây này thấp hơn so với kết quả phân tích của Anil Kuruvilla Mathew et al.(2014), có giá trị là 29 [45] và có kết quả tương đương với nghiên cứu của A.K. Kivaisi and M. Mtil (1998) là 20 [43]. Ở nghiên cứu của D.P. Chynoweth et al. (1982) và T.K. Ghose et al. (1979) có giá trị thấp hơn lần lượt là 11 và 12,6 [42], [46]. Trong khi đó phân heo có tỷ lệ C/N thấp (C/N: 12/1). Tỷ lệ C/N của phân heo trong nghiên cứu của Yue-gan Liang et al. (2017) và A.X. Hou et al. (2000) cũng có giá trị tương đương là 14 và 13,1 [34], [47]. Vì vậy, kết hợp giữa phân heo và bèo tây sẽ cho tỷ lệ phù hợp, tạo điều kiện cho hiệu quả sinh khí tốt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số động học đến hiệu quả sinh khí của chất thải hữu cơ bằng thí nghiệm trên mô hình BMP ( bio methane potential) (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)