.5 Biểu đồ tổng lượng khí CH4 sinh ra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số động học đến hiệu quả sinh khí của chất thải hữu cơ bằng thí nghiệm trên mô hình BMP ( bio methane potential) (Trang 56 - 57)

❖ Diễn biến q trình sinh khí

Thời gian sinh khí có diễn biến thay đổi so với tải trọng 0,2 gVSS/gVSI và có sự khác nhau giữa các tỷ lệ phối trộn. Hầu các tải trọng có thời gian sinh khí kéo dài nhưng lượng khí sinh ra tối đa trong ngày lại thấp hơn so với tải trọng 0,2 gVSS/gVSI.

Dựa vào hình 3.6 cho thấy:

Thời gian sinh khí nhiều ở tải trọng 0,4 gVSS/gVSI kéo dài hơn so với tải trọng 0,2 gVSS/gVSI từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 10. Nguyên nhân: Ở tải trọng này khối lượng cơ chất hữu cơ cần phân hủy trên một đơn vị vi sinh vật trong 300g hỗn hợp phản ứng nhiều hơn so với tải trọng 0,2 gVSS/gVSI. Nên tốc độ phân hủy kỵ khí sẽ diễn ra chậm hơn và q trình sinh khí sẽ kéo dài.

Lượng khí sinh ra trên ngày cực đại ở hầu hết các tỷ lệ phối tỷ trộn diễn ra chậm hơn so với tải trọng 0,2 gVSS/gVSI:

− Tỷ lệ 100%PM (B0-AT): Ngày thứ 9 thu được lượng khí lớn nhất là 44 LCH4/KgVSS (ở tải trọng 0,2 gVSS/gVSI ngày thứ 7 có lượng khí sinh ra trong ngày lớn nhất). Tương tự như nghiên cứu của Giovanni Esposito et al. (2012) với nguồn cơ chất là phân heo trong điều kiện nhiệt độ 35 ± 1oC [3], khoảng thời gian sinh khí cực đại từ ngày thứ 08 - 12. Tuy nhiên, nghiên cứu của Jianzheng Li et al. (2014)

49

[33] cũng thực hiện trên vật liệu phân heo thì sau 25 ngày phân hủy mới thu được lượng khí tối đa.

− Tỷ lệ 2/3PM + 1/3WH (B1-AT): Ngày thứ 8 thu được lượng khí lớn nhất là 49 LCH4/KgVSS (ở tải trọng 0,2 gVSS/gVSI ngày thứ 2 có lượng khí sinh ra trong ngày lớn nhất). Theo kết quả nghiên cứu của Patil J.H et al. (2013) [38] và Fadairo A.A. et al. (2014) [51] có nguồn cơ chất của bèo tây kết hợp với phân bị thì khoảng thời gian sinh khí hiệu quả xảy ra chậm hơn. Thời gian mà lượng khí sinh ra nhiều theo nghiên cứu [38] từ ngày thứ 15 đến ngày thứ 35 và nghiên cứu [51] từ ngày thứ 18 đến ngày thứ 22.

− Tỷ lệ 1/2PM + 1/2WH (B2-AT): Hiệu quả sinh khí trên 1 kgVS cơ chất trong ngày tối đa cũng diễn ra chậm hơn ở ngày thứ 8 là 39 LCH4/KgVSS (ở tải trọng 0,2 gVSS/gVSI ngày thứ 4 đã thu được lượng khí lớn nhất). Kết quả này tương tự với tỷ lệ 2/3PM + 1/3WH.

− Tỷ lệ 1/3PM + 2/3WH (B3-AT): Ngày thứ 6 thu được lượng khí lớn nhất là 35 LCH4/KgVSS (ở tải trọng 0,2 gVSS/gVSI ngày thứ 3 - 7 có lượng khí sinh ra trong ngày nhiều; đạt đỉnh vào ngày thứ 4 và ngày thứ 7).

− Tỷ lệ 100%WH (B4-AT): Lượng khí sinh ra nhiều ở ngày thứ 3 và ngày thứ 4 lần lượt là 33 LCH4/KgVSS, 29 LCH4/KgVSS.

Thời gian (Ngày)

0 5 10 15 20 25 30 35 LCH 4 /K g V Ss 0 10 20 30 40 50 60 o C 20 25 30 35 40 B0-AT B1-AT B2-AT B3-AT B4-AT Nhiệt độ Trung bình nhiệt độ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số động học đến hiệu quả sinh khí của chất thải hữu cơ bằng thí nghiệm trên mô hình BMP ( bio methane potential) (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)