4.1 KẾT LUẬN
Luận văn đã khảo sát, tổng hợp và đưa ra phân loại các hệ thống thông tin cần thiết để quản lý hội nghị. Trong đó cũng nêu ra các phần mềm hiện có trên thế giới hỗ trợ quản lý, tổ chức hội nghị.
Đề xuất mô hình hệ thống quản lý thông tin đại biểu tham dự hội nghị dựa trên nền tảng công nghệ đám mây và thiết bị di động. Luận văn đã sử dụng phương pháp phân tích hướng đối tượng bằng ngôn ngữ mô hình UML 2.0 để phân tích và thiết kế hệ thống theo quy trình phát triển phần mềm RUP, một quy trình rất nổi tiếng trên thế giới.
Đưa ra các màn hình được thiết kế bằng đồ họa cho hệ thống trên thiết bị đi động. Các thiết kế này có thể triển khai trên ứng dụng thực tế.
Ngoài ra, luận văn cũng đề xuất áp dụng kỹ thuật, phương pháp định vị trong nhà cho hội nghị vừa tận dụng được mạng lưới các điểm phát không dây AP và vừa hỗ trợ khác tham gia có thể tự định vị và tìm tới các phiên hội nghị dễ dàng.
Ưu điểm của quy trình RUP là tạo được sự thống nhất xuyên suốt từ yêu cầu, đến phân tích thiết kế, và cuối cùng là phát triển, triển khai một hệ thống phần mềm bất kỳ. Luận văn đã thực hiện được điều đó, khi từ yêu cầu, đến kiến trúc, phân tích thiết kế và thiết kế màn hình.
Tuy nhiên, luận văn mới làm các tài liệu thiết kế ở mức trừu tượng về hệ thống thông tin quản lý hội nghị và tập trung chủ yếu vào phân tích thiết kế cũng như demo giao diện trên thiết bị di động cho đối tượng đại biểu tham dự Hội nghị. Trong tương lai, luận văn có thể tiếp tục thiết kế mở rộng hoặc các hệ thống khác.
4.2 KIẾN NGHỊ
Bản thiết kế về hệ thống thông tin quản lý hội nghị rất phù hợp để hiện thực hóa phần mềm cho Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam và các hội nghị khác ở Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Dương Anh Đức, Trần Hạnh Nhi, Lâm Quang Vũ, 2005, Quy Trình Phát Triển Phần Mềm (Rational Unified Process), Đại Học Quốc Gia TP.HCM.
[2] Hoang Tran, 2005, Phân tích thiết kế hướng đối tượng với UML.
[3] Mr. Ray J Rafaels, 2015, Cloud Computing: From Beginning to End.
[4] Dawn Griffiths, David Griffiths, 2017, Head First Android Development: A Brain-Friendly Guide, O'Reilly Media.
[5] M. Ciurana, F. Barcel´o-Arroyo, and F. Izquierdo, “A ranging method with IEEE 802.11 data frames for indoor localization”, in Proceedings of IEEE Wireless Communications and Networking Conference, pp. 2092–2096, Hong Kong, March 2007.
[6] H. Liu, H. Darabi, P. Banerjee, and J. Liu, “Survey of wireless indoor positioning techniques and systems,” IEEE Transactions on Systems, Man, and Cybernetics, Part C, vol. 37, pp. 1067–1080, November 2007.
[7] A. Goldsmith, “Wireless Communications”, 1st ed. Cambridge University Press, 2005.
[8] P. Bahl and V. N. Padmanabhan, “RADAR: an in-building RF-based user location and tracking system”, in INFOCOM 2000. Nineteenth Annual Joint Conference of the IEEE Computer and Communications Societies. Proceedings. IEEE, vol. 2, pp. 775 –784, 2000.
[9] K. Kaemarungsi and P. Krishnamurthy, “Properties of indoor received signal strength for wlan location fingerprinting”, in Mobile and Ubiquitous Systems: Networking and Services, 2004. MOBIQUITOUS 2004. The First Annual International Conference on, pp. 14 – 23, aug. 2004.
[10] Uwe Grossmann, Christof Röhrig, Syuzanna Hakobyan, Thomas Domin, and Matthias Dalhaus, “WLAN indoor positioning based on euclidian distance and interpolation (isobars)”, 2006.
[11] K. Kaemarungsi and P. Krishnamurthy, “Modeling of indoor positioning systems based on location fingerprinting,” in INFOCOM 2004. Twenty-third AnnualJoint Conference of the IEEE Computer and
[12] B. Li, Y. Wang, H. K. Lee, A. Dempster, and C. Rizos, “Method for yielding a database of location fingerprints in WLAN,” Communications, IEEE Proceedings-, vol. 152, no. 5, pp. 580 – 586, October 2005.