Các hệ thống TT hỗ trợ hiện có
Có rất nhiều hệ thống hỗ trợ để xây dựng HTTT này một cách nhanh chóng trên nền tảng web mã nguồn đóng, mã nguồn mở. Trong đó, có thể phổ biến nhất là hệ thống Wordpress (Hệ thống phần mềm tạo dựng website).
WordPress là một hệ thống quản lý nội dung phổ biến được sử dụng bởi hơn 80 triệu trang web và hoàn toàn có thể tùy chỉnh nhờ nhiều chủ đề và plugin. Chúng ta có thể tìm thấy các chủ đề quản lý hội nghị và sự kiện và xây dựng các trang web sự kiện. Wordpress có sẵn một số mẫu cho hội nghị, nên có thể dựng nên nhanh chóng và chi phí thấp, thay vì phải dựng từ đầu đòi hỏi nhiều thời gian, chi phí.
Tuy nhiên, mặc dù rất phổ biến và được đánh giá cao nhưng chúng ta phải chấp nhận một sự thật là Wordpress không dành riêng cho HTTT quảng bá hội nghị nên chúng ta phải cập nhật thủ công nội dung sự kiện như chương trình hội nghị và thông tin đại biểu báo cáo nhiều lần lặp lại.
Do đó, vẫn cần có một HTTT quảng bá hội nghị chuyên biệt để cung cấp cho người xây dựng trang web nhiều mẫu. Hơn thế nữa, HTTT hỗ trợ nội dung có thể tái sử dụng, ví dụ: chương trình nghị sự, danh sách người phát biểu…, và tự động cập nhật dựa trên thông tin sẵn có trong HTTT hội nghị.
(Chúng tôi đang hợp tác với phòng Hệ chuyên gia và tính toán mềm của Viện CNTT để thực hiện ý tưởng này trong đề tài Cơ sở 2020.)
1.4.2 HTTT tuyển và chọn bài báo
HTTT này sẽ được sử dụng để quản lý các tài liệu hội nghị do các tác giả gửi, mô tả như hình [1.3]. Mục tiêu chính của hệ thống này là cung cấp cho người dùng một nền tảng cụ thể để tổ chức hội nghị riêng. HTTT sẽ hỗ trợ người quản lý sự kiện trong việc tổ chức các bài báo hội nghị được gửi bởi các tác giả, chúng sẽ được xem xét, đánh giá (review) một cách chuyên nghiệp, hiệu quả và có hệ thống. Ngoài ra, HTTT này cũng có thể thông báo cho các tác giả về thông tin mới của hội nghị sắp tới sẽ được tổ chức và nó sẽ cung cấp thông tin ngắn gọn về sự kiện này, khuyến khích tham gia các hội nghị vì sẽ tạo cơ hội cho các tác giả chia sẻ các bài báo hội nghị của họ.
Hình 1.3: Biểu đồ người dùng tham gia
Hình 4 sau là đồ hình các tác vụ chính cần thực hiện trong hệ thống thông tin này.
Hình 1.4: Biểu đồ mô tả tác vụ chính cần thực hiện Các hệ thống TT hỗ trợ hiện có hiện Các hệ thống TT hỗ trợ hiện có
Bảng dưới đây liệt kê một số HTTT hiện có và được sử dụng phổ biến và so sánh tính năng giữa chúng. Các HTTT có một số tính năng như quy trình đăng ký trực tuyến, nộp và xem xét, đánh giá các bài báo của các người nhận xét (reviewer) được chỉ định bởi hội nghị. Ngoài ra, chúng cũng có tính năng đánh giá báo cáo trực tuyến do các tác giả gửi, thông báo về các hội nghị sắp tới và quản lý sự kiện để dễ dàng cập nhật và cung cấp thông báo về các bài báo hội nghị được gửi bởi các tác giả và để phân công nhiệm vụ cho người kiểm tra hoặc người đánh giá dựa trên sở thích và chuyên môn của họ.
Đăng Đánh Nộp và Báo hội Quản lý Trao
Hệ thống ký giá nhận nghị tới sự kiện đổi
xét
IIUM có có có có có có
EasyChair có có có không không có OpenConf có có có không không có
IChair có có có không có có
Bảng 1.2: Các HTTT hỗ trợ hiện có Các HTTT này cơ bản là đã gần hoàn thiện và đã, đang hỗ trợ rất nhiều cho nhà quản lý.
1.4.3 HTTT quản lý thông tin hoạt động hội nghị
Khi một hội nghị diễn ra, người tham dự sẽ có rất nhiều thông tin cần ghi nhớ và theo dõi của hội nghị đó. Và nếu người đó tham gia nhiều hoạt động của hội nghị hay tham dự nhiều hội nghị cùng khoảng thời gian thì việc ghi nhớ thông tin và tránh sai sót hay lỡ lịch là rất dễ xảy ra. Do đó, cần có một HTTT quản lý và cung các thông tin tập trung, có những chức năng như sau
- Chức năng Ban tổ chức: cung cấp thông tin về các nhà tổ chức hội nghị. Nó bao gồm các mô tả về tổ chức, nhà tài trợ, ban tổ chức, ban chương trình, v.v.
- Chức năng Người trình bầy: cung cấp thông tin về người thuyết trình và các thông tin liên quan.
- Chức năng Chương trình: cung cấp toàn bộ về các ngày, sự kiện và lịch trình quan trọng của hội nghị.
- Chức năng bản đồ: Tìm hiểu về khu vực tổ chức hội nghị bằng cách sử dụng bản đồ tương tác.
- Chức năng Bài báo: cung cấp thông tin về các bài báo dưới dạng các tóm tắt và có liên kết đến các phiên bản đầy đủ cuối cùng để truy cập trực tuyến.
- Chức năng Địa điểm: giới thiệu những điểm đến có liên quan đến hội nghị
- Các chức năng khác cụ thể như: Hỗ trợ đăng ký hệ thống;
Hỗ trợ người tham gia đăng ký tham dự (check in); Khảo sát sự hài lòng;
Tùy chọn cài đặt chung của ứng dụng (ví dụ: ngôn ngữ, chọn bản đồ trực tuyến hoặc ngoại tuyến, cập nhật, v.v.).
Các hệ thống TT hỗ trợ hiện có
Hiện tại, các hội nghị thường lưu các thông tin này trên cùng một website với hệ thống quảng bá. Tuy nhiên, thông tin thường không đầy đủ chức năng, khó tra cứu và đặc biệt khó khăn khi người tham dự liên tục phải di chuyển từ xa đến hội nghị. Nên đã có một số phần mềm được thiết kế trên thiết bị di động như EventsCNC, INFO@HAND, …
Số lượng phần mềm còn ít và chưa thực sự được nhiều người biết đến, còn ở Việt Nam chưa có.
(Luận văn này sẽ thực hiện phân tích thiết kế hệ thống này)
1.4.4. HTTT quản lý hỗ trợ tổ chức hội nghị
Ngoài ra, để tổ chức một hội nghi thành công, đơn vị tổ chức phải quản lý rất nhiều thông tin khác như nhân sự, tài chính, trang thiết bị, dịch vụ hỗ trợ…. Cụ thể gồm các HTTT dưới đây.
- Quản lý đào tạo; - Quản lý kế toán;
- Quản lý CSVC, trang thiết bị…; - Quản lý dịch vụ hỗ trợ đón tiếp; - Quản lý hội nghị trực tuyến (nếu có).
1.5 MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN
Từ mô hình đưa ra ở trên, luận văn có mục tiêu là phân tích thiết kế HTTT quản lý thông tin hoạt động hội nghị trên thiết bị di động để:
- Có tất cả các thông tin quan trọng cho một hội nghị: chương trình họp, đồ hình không gian tổ chức hội nghị, thuyết trình, áp phích, bài báo, tài liệu, bản đồ địa phương… mọi thông tin cần ghi nhờ được lưu trữ trên điện thoại.
- Tất cả thông tin có thể tìm thấy hoặc tự động nhắc nhở trên thiết bị và được cập nhật tự động, qua mạng không dây. Người tham dự có thể chủ động lựa chọn các phiên họp có lợi ích nhất cho họ, giúp xây dựng lịch trình.
- HTTT có thể tự động nhắc nhở khi có sự thay đổi lịch trình, phòng, …
Do vậy, luận văn có các nội dung chính như sau:
- Tổng quan hệ thống quản lý Hội nghị khoa học - Phân tích, thiết kế HTTT quản lý Hội nghị.
- Thiết kế DEMO giao diện mobile quản lý Hội nghị.
Tiếp theo, Chương 2 cách tiếp cận phân tích thiét kế bằng ngôn ngữ mô hình UML 2.0. Và phân tích thiết kế về hệ thống thông tin. Chương 3 sẽ trình bầy về thiết kế demo giao diện mobile quản lý hội nghị.
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HTTT QUẢN LÝ HỘI NGHỊ1.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI 1.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG VỚI UML 2.0
Phương pháp phân tích thiết kế hướng đối tượng đã rất phổ biến nhiều năm này bởi vì phù hợp và dễ dàng chuyển giao từ ngôn ngữ mô hình sang ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng. Ngôn ngữ mô hình hóa được sử dụng phổ biến hiện này là UML (Unified Modeling language) và gần đây nhất là phiên bản 2.0, UML 2.0 được bổ sung nhiều ngôn ngữ cập nhật hơn để mô tả các kiến trúc phần mềm hiện đại như SOA (Service-oriented architecture) mà được sử dụng cho phát triển các hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning) hay điện toán đám mây. Tuy nhiên, để xây dựng tài liệu phân tích thiết kế hoàn chỉnh, ngoài kiến thức cơ sở về hướng đối tượng, ngôn ngữ mô hình UML, thì nhà phân tích thiết kế cần có kiến thức và kinh nghiệm về các quy trình phát triển phần mềm như thác nước (Waterfall), Agile hay RUP… thì mới phù hợp, gắn liền được với các đội phát triển. Tóm lại, để ra một bản thiết kế phần mềm đúng, nhà thiết kế cần phải có kiến thức đa dạng và kinh nghiệm nhất định. Do vậy, phần này, học viên sẽ tóm lược một số kiến thức cơ bản cần thiết để thực hiện trong luận văn.
2.1.1. Tổng quan ngôn ngữ mô hình UML 2.0
Mô hình hóa để làm gì?
Mô hình là một sự đơn giản hóa của hiện thực. Nó là một mô tả đầy đủ của một hệ thống theo một khía cạnh/góc nhìn cụ thể. Chúng ta xây dựng các mô hình để có thể hiểu rõ hơn về hệ thống đang xây dựng. Chúng ta xây dựng các mô hình cho các hệ thống phức tạp vì chúng ta không thể nào lĩnh hội được tổng thể hệ thống.
Mô hình hóa rất quan trọng vì nó giúp nhóm phát triển trực quan hóa, xác định, xây dựng, tài liệu hóa cấu trúc và hành vi kiến trúc hệ thống. Sử dụng một ngôn ngữ mô hình hóa tiêu chuẩn như UML, các thành viên khác nhau của nhóm phát triển có thể truyền đạt ý định của họ một cách rõ ràng với nhau.
Sử dụng các công cụ mô hình hóa giúp dễ dàng quản lý các mô hình, cho phép ẩn hoặc hiển thị chi tiết khi cần thiết. Mô hình hóa cũng giúp duy trì tính nhất quán giữa các thành phần (artifact) về hệ thống: các yêu cầu, thiết kế
và lập trình. Nói tóm lại, mô hình hóa giúp cải thiện khả năng làm việc nhóm để quản lý độ phức tạp của phần mềm.
Ngôn ngữ mô hình UML
UML cung cấp một ngôn ngữ đồ họa để biểu diễn các mô hình nhưng cung cấp ít hoặc không có hướng dẫn về khi nào và như thế nào khi sử dụng các đồ hình này. Do đó, luận văn này tuân thủ theo quy trình phần mềm RUP (Rational Unified Process). RUP mô tả các loại thành phẩm (artifact) dự án cần thiết, bao gồm các đồ hình (diagram), và đưa chúng trong nội dung của một kế hoạch dự án tổng thể.
Trong việc xây dựng một mô hình trực quan của một hệ thống, cần có nhiều đồ hình khác nhau để thể hiện các góc nhìn khác nhau của hệ thống. UML cung cấp các ký hiệu phong phú để trực quan hóa các mô hình. Các đồ hình chính sau đây, Hình 1.5:
Đồ hình tác vụ (Use-case diagrams): để minh họa các tương tác của người dùng với hệ thống
Đồ hình lớp (Class diagrams): để minh họa cấu trúc logic
Đồ hình đối tượng (Object diagrams): để minh họa các đối tượng và liên kết
Đồ hình thành phần (Component diagrams): để minh họa cấu trúc vật lý của phần mềm
Đồ hình triển khai (Deployment diagrams): để hiển thị ánh xạ phần mềm đến cấu hình phần cứng
Đồ hình hoạt động (Activity diagrams): để minh họa các luồng sự kiện
Đồ hình máy trạng thái (State Machine diagrams): để minh họa hành vi
Đồ hình tương tác (Interaction diagrams): gồm đồ hình Giao tiếp và Trình tự (Communication và Sequence diagrams) để minh họa hành vi.
Hình 2.1: Các đồ hình UML 2.0 sử dụng phân tích thiết kế hệ thống Đây không phải là tất cả các đồ hình UML mà chỉ là một mẫu đại thống Đây không phải là tất cả các đồ hình UML mà chỉ là một mẫu đại diện.
2.1.2. Phân tích thiết kế hướng đối tượng với quy trình RUP và UML
Mục đích của Phân tích và Thiết kế là:
Chuyển đổi các yêu cầu thành một thiết kế hệ thống. Phát triển một kiến trúc mạnh mẽ cho hệ thống.
Điều chỉnh thiết kế để phù hợp với môi trường lập trình, và cho hiệu suất hệ thống.
Quy trình Phân tích và Thiết kế có liên quan đến các quy trình RUP khác để xây dựng phần mềm.
Quy trình mô hình hóa kinh doanh (Business modeling): cung cấp hoạt động tổ chức cho hệ thống.
Quy trình Yêu cầu (Requirements): cung cấp đầu vào chính cho Phân tích và Thiết kế.
Quy trình kiểm tra: kiểm tra hệ thống được thiết kế trong quá trình Phân tích và Thiết kế.
Quy trình Môi trường (Environment): phát triển và duy trì các thành phẩm được sử dụng trong Phân tích và Thiết kế.
Quy trình quản lý: lên kế hoạch cho dự án và mỗi lần lặp (được mô tả trong Kế hoạch lặp).
Hình 2.2: Mô hình RUP sử dụng để mô tả kiến trúc phần mềm
Hình [2.2] là mô hình RUP sử dụng để mô tả kiến trúc phần mềm. Kiến trúc gồm nhiều nhiều phần cho những bên quan tâm khác nhau. Trên một dự án cụ thể, thường có nhiều bên liên quan, mỗi bên có mối quan tâm và quan điểm riêng về hệ thống sẽ được phát triển. Mục tiêu của mô hình là cung cấp cho mỗi bên liên quan một cái nhìn về hệ thống để phù hợp các mối quan tâm của họ.
Để giải quyết các nhu cầu khác nhau này, RUP đã định nghĩa mô hình kiến trúc “4 + 1 view” (góc nhìn), Hình 2.3. Một góc nhìn kiến trúc là một mô tả đơn giản hóa của một hệ thống từ một khía cạnh cụ thể, bao gồm các mối quan tâm cụ thể và bỏ qua các thực thể không liên quan đến khía cạnh này. Góc nhìn là những lát cắt của các mô hình.
Hình 2.3: Các góc nhìn chính được sử dụng trong quy trình RUP
View Trách nhiệm Mục đích
Use case view Thiết kế hệ thống và Mô tả Actor, use case và các yêu (Tác vụ) người dùng cuối cầu khác
Logical view Thiết kế hệ thống Mô tả các liên kết và các gói, lớp, (Logic) mô hình dữ liệu trong Use case Process view (xử Mô tả các yêu cầu nhiều luồng để
Kỹ sư hệ thống tăng hiệu năng, tốc độ, hiệu
lý luồng) xuất…
Implementation Kiến trúc, thư viện, mã phần view (thực hiện Lập trình viên mềm…
lập trình)
Deployment view Kỹ sư Hệ thống Triển khai phần mềm, CSDL, (triển khai) Server, kết nối