Tổng quan ngôn ngữ mô hình UML 2.0

Một phần của tài liệu uftai-ve-tai-day27667 (Trang 30 - 32)

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HTTT QUẢN LÝ HỘI NGHỊ

2.1.1. Tổng quan ngôn ngữ mô hình UML 2.0

Mô hình hóa để làm gì?

Mô hình là một sự đơn giản hóa của hiện thực. Nó là một mô tả đầy đủ của một hệ thống theo một khía cạnh/góc nhìn cụ thể. Chúng ta xây dựng các mô hình để có thể hiểu rõ hơn về hệ thống đang xây dựng. Chúng ta xây dựng các mô hình cho các hệ thống phức tạp vì chúng ta không thể nào lĩnh hội được tổng thể hệ thống.

Mô hình hóa rất quan trọng vì nó giúp nhóm phát triển trực quan hóa, xác định, xây dựng, tài liệu hóa cấu trúc và hành vi kiến trúc hệ thống. Sử dụng một ngôn ngữ mô hình hóa tiêu chuẩn như UML, các thành viên khác nhau của nhóm phát triển có thể truyền đạt ý định của họ một cách rõ ràng với nhau.

Sử dụng các công cụ mô hình hóa giúp dễ dàng quản lý các mô hình, cho phép ẩn hoặc hiển thị chi tiết khi cần thiết. Mô hình hóa cũng giúp duy trì tính nhất quán giữa các thành phần (artifact) về hệ thống: các yêu cầu, thiết kế

và lập trình. Nói tóm lại, mô hình hóa giúp cải thiện khả năng làm việc nhóm để quản lý độ phức tạp của phần mềm.

Ngôn ngữ mô hình UML

UML cung cấp một ngôn ngữ đồ họa để biểu diễn các mô hình nhưng cung cấp ít hoặc không có hướng dẫn về khi nào và như thế nào khi sử dụng các đồ hình này. Do đó, luận văn này tuân thủ theo quy trình phần mềm RUP (Rational Unified Process). RUP mô tả các loại thành phẩm (artifact) dự án cần thiết, bao gồm các đồ hình (diagram), và đưa chúng trong nội dung của một kế hoạch dự án tổng thể.

Trong việc xây dựng một mô hình trực quan của một hệ thống, cần có nhiều đồ hình khác nhau để thể hiện các góc nhìn khác nhau của hệ thống. UML cung cấp các ký hiệu phong phú để trực quan hóa các mô hình. Các đồ hình chính sau đây, Hình 1.5:

Đồ hình tác vụ (Use-case diagrams): để minh họa các tương tác của người dùng với hệ thống

Đồ hình lớp (Class diagrams): để minh họa cấu trúc logic

Đồ hình đối tượng (Object diagrams): để minh họa các đối tượng và liên kết

Đồ hình thành phần (Component diagrams): để minh họa cấu trúc vật lý của phần mềm

Đồ hình triển khai (Deployment diagrams): để hiển thị ánh xạ phần mềm đến cấu hình phần cứng

Đồ hình hoạt động (Activity diagrams): để minh họa các luồng sự kiện

Đồ hình máy trạng thái (State Machine diagrams): để minh họa hành vi

Đồ hình tương tác (Interaction diagrams): gồm đồ hình Giao tiếp và Trình tự (Communication và Sequence diagrams) để minh họa hành vi.

Hình 2.1: Các đồ hình UML 2.0 sử dụng phân tích thiết kế hệ thống Đây không phải là tất cả các đồ hình UML mà chỉ là một mẫu đại thống Đây không phải là tất cả các đồ hình UML mà chỉ là một mẫu đại diện.

Một phần của tài liệu uftai-ve-tai-day27667 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w