Quản lý cơng bố thơng tin tài chính trên báo cáo thường niên

Một phần của tài liệu Công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 54)

1.3. Cơng bố thơng tin tài chính trên báo cáo thường niên

1.3.3. Quản lý cơng bố thơng tin tài chính trên báo cáo thường niên

TTCK là nơi mua bán các loại chứng khoán với những quan hệ mua bán thể hiện sự thay đổi chủ sở hữu về chứng khốn do đó đây là quá trình vận động của tư bản dưới hình thái tiền tệ, chuyển từ tư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh. Để thị trường này hoạt động hiệu quả, Nhà nước phải đảm bảo tính cơng bằng, cơng khai

và minh bạch của thị trường thông qua hoạt động công bố các thông tin liên quan đến giao dịch của các chủ thể tham gia thị trường. Vì vậy, địi hỏi một trình độ tổ chức cao, có sự quản lý và giám sát chặt chẽ trên cơ sở một hệ thống pháp lý hoàn chỉnh và đồng bộ nhằm đảm bảo dung hồ lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường chứng khốn.

1.3.3.1. Hình thức quản lý cơng bố thơng tin

Có hai hình thức quản lý cơng bố TTTC trên TTCK là quản lý bằng văn bản pháp luật và tự quản, tương ứng với hai nhóm tổ chức quản lý TTCK là cơ quan quản lý nhà nước về TTCK và tổ chức tự quản trên TTCK.

(1) Quản lý bằng pháp luật là hình thức quản lý dựa trên việc sử dụng các văn bản pháp quy của Nhà nước, các quy định của chính cơ quan quản lý ban hành làm công cụ để quản lý các hoạt động diễn ra trên thị trường chứng khốn. Đây là hình thức quản lý cổ điển và thơng dụng được sử dụng phổ biến hầu hết ở các thị trường trên thế giới.

(2) Tự quản là hình thức quản lý căn cứ vào sự định hướng và phân cấp của cơ quan quản lý nhà nước như UBCKNN, Bộ Tài chính, NHNN, Bộ Tư Pháp…cho các tổ chức như Sở giao dịch chứng khoán, Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán tự quản lý một số hoạt động trong ngành của mình.

Mỗi hình thức quản lý khác nhau đều có những ưu điểm và nhược điểm làm phát sinh những rủi ro, tiêu cực trong quá trình thực hiện. Vì vậy, tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể và mức độ phát triển thị trường của từng quốc gia mà có thể sử dụng kết hợp hai hình thức quản lý này để nhằm đảm bảo tính hiệu quả, trung thực và cơng bằng của thị trường.

1.3.3.2. Xây dựng và ban hành hệ thống chính sách pháp luật về cơng bố thơng tin

Hệ thống chính sách pháp luật về chứng khốn có thể được hiểu là tổng thể các văn bản luật điều chỉnh các quan hệ của các chủ thể trên thị trường chứng khốn. Hệ thống chính sách pháp luật là cơng cụ quan trọng nhất trong hệ thống công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước. Xây dựng được một hệ thống chính sách pháp luật đồng bộ, bao quát và hiệu quả cũng có nghĩa là tạo ra cơng cụ chủ

yếu giúp Nhà nước khắc phục được các khuyết tật của thị trường tạo hành lang pháp lý cho TTCK vận hành ổn định và phát triển.

Hệ thống các chính sách về CBTT cịn có vai trị đặc biệt trong việc bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư khi tham gia vào TTCK. Các chính sách này giúp cho các nhà đầu tư có quyền tiếp cận các thơng tin một cách công bằng và đồng thời, tuy nhiên nó cũng có hàm ý rằng một khi thông tin đã được cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác thì nhà đầu tư cũng phải chịu trách nhiệm về các quyết định của mình (Đặng Thị Bích Ngọc, 2018)[25] .

1.3.3.3. Tổ chức triển khai thực thi pháp luật về công bố thông tin trên TTCK

Hoạt động triển khai được Bộ Tài chính, UBCKNN, các Sở giao dịch chứng khoán ban hành các văn bản chi tiết, hướng dẫn thực hiện pháp luật về kinh tế; theo dõi thi hành chính sách và pháp luật từ việc tiến hành tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tổ chức hội nghị, công bố nội dung văn bản pháp luật trên các phương tiện truyền thơng, truyền hình… Để đảm bảo các điều kiện cần thiết cho việc triển khai thực thi pháp luật về CBTT, các cơ quan này cần tổ chức hướng dẫn, tập huấn, đào tạo cán bộ, công chức nắm rõ chủ trương, kế hoạch và kiện toàn bộ máy với các cơ sở vật chất đảm bảo cho việc thực hiện chính sách, pháp luật.

Song song với quá trình này, các hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thi hành và tuân thủ pháp luật về chứng khốn cũng được duy trì. Trong q trình triển khai, sự phối hợp giữa các cấp chính quyền và các Bộ, cơ quan ngang Bộ làm tăng tính hiệu quả của việc thực thi.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định, chính sách là nội dung quan trọng thứ hai trong quản lý CBTT. Công tác này được tiến hành trên hai phạm vi: trong nội bộ các cơ quan nhà nước và với toàn bộ các DNPTCNY trên TTCK để đảm bảo việc thực thi tồn diện và tránh tình trạng các DNPTCNY tự CBTT khơng theo khuôn khổ định sẵn. Thông qua thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện CBTT trên TTCK giúp cho các cơ quan quản lý thực hiện các biện pháp điều chỉnh đối với các hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Một cơ quan chuyên trách thanh tra, kiểm tra sẽ không đủ để bao quát tất cả các lĩnh vực liên quan đến việc thi

hành và tuân thủ quy định về CBTT vì vậy cần có sự phối hợp, theo dõi chặt chẽ của tất cả các chủ thể có liên quan để đảm bảo chắc chắn thực hiện các chính sách có hiệu quả.

1.3.3.4. Xử lý vi phạm

Giữa các tổ chức, các nhân trong xã hội luôn tập hợp các mối quan hệ biện chứng và tác động lẫn nhau từ đó dễ nảy sinh mâu thuẫn và có thể vi phạm những quy định đã được đặt ra bởi các quy định chính sách do các cơ quan nhà nước ban hành. Các loại vi phạm có thể diễn ra ở mức độ khác nhau, tuỳ thuộc vào tính chất hành vi. Ở mức độ nghiêm trọng là các vi phạm về hình sự; ở mức độ thấp hơn đó là vi phạm hành chính; ở mức độ thấp hơn nữa là các vi phạm dân sự. Tương ứng với mỗi loại vi phạm, nhà nước sẽ xử lý và áp dụng các chế tài hình sự, chế tài hành chính hay chế tài dân sự. Chế tài có thể bao gồm chế tài đơn (chỉ gồm một biện pháp chế tài và một mức áp dụng) và chế tài kép (nhiều biện pháp chế tài kết hợp như hình sự, hành chính, dân sự và kỷ luật). Hệ thống các chế tài tạo nên khung pháp lý làm cơ sở để xử lý vi phạm của các cá nhân tổ chức và đồng thời là cơ chế kiểm soát đối với vác tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật.

1.3.3.5. Quy định cơng bố thơng tin tài chính

Quy định công bố TTTC trên BCTN bao gồm 2 hệ thống là quy định quản lý và nội dung quản lý:

(i) Hệ thống quy định quản lý CBTT là các văn bản được đưa ra nhằm quản lý quá trình cơng bố TTTC trên BCTN của các DNPTCNY. Các văn bản thuộc hệ thống này thường đưa ra các quy định chung nhất như phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng nhằm xác định đâu là chủ thể bị điều chỉnh. Trong quá trình thực hiện quy định, các chủ thể cần phải đảm bảo thực hiện theo nguyên tắc nhất định như đầy đủ, chính xác và kịp thời. Đối tượng sử dụng thông tin trên TTCK rất đa dạng và khả năng tiếp cận thông tin của các đối tượng này cũng khác nhau vì vậy phương tiện cơng bố TTTC được quy định rõ ràng để đảm bảo khả năng tiếp cận thông tin của người sử dụng. Thời gian CBTT được quy định cụ thể cho từng loại thông tin định kỳ và thông tin bất thường, tuy nhiên trong trường hợp DNPTCNY gặp khó khăn trong cơng bố

đúng thời gian quy định thì có thể đề xuất lên cơ quan quản lý để xem xét kéo dài thời gian công bố. Các vi phạm về công bố TTTC được quy định cụ thể căn cứ theo tính chất và mức độ vi phạm để xử lý từ mức xử phạt hành chính cho đến truy cứu trách nhiệm hình sự.

(ii) Hệ thống quy định nội dung công bố TTTC được thể hiện trong các văn bản đã ban hành trước đây như Luật kế tốn, CMKT, chế độ kế tốn và các thơng tư hướng dẫn có liên quan.

 Luật kế tốn là các văn bản quy phạm pháp luật cao nhất về kế toán quy định nội dung công bố TTTC cơ bản mà các DNPTCNY phải cơng bố là tình hình tài sản; nợ phải trả và vốn chủ sở hữu; kết quả hoạt động kinh doanh; trích lập và sử dụng các quỹ; thu nhập người lao động và các nội dung khác theo quy định của pháp luật. Theo yêu cầu của Luật kế tốn, TTTC trước khi được cơng bố ra thị trường phải được kiểm toán bởi các cơng ty kiểm tốn được chấp nhận để bảm bảo mức độ trung thực hợp lý của thông tin. Phương tiện công bố TTTC được quy định thực hiện theo một trong các cách như phát hành ấn phẩm, thông báo bằng văn bản, đăng tải trên trang thông tin điện tử và phương tiện khác theo quy định của pháp luật. Thời hạn quy định công bố TTTC là trong vòng 120 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

 Hệ thống CMKT quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, yêu cầu kế toán cơ bản giúp doanh nghiệp ghi chép và công bố TTTC một cách thống nhất. TTTC công bố được quy định chi tiết và cụ thể trong hệ thống chuẩn mực kế toán.

 Chế độ kế tốn quy định và hướng dẫn cơng bố TTTC cho các DN trong một lĩnh vực cụ thể vì vậy tuỳ từng loại hình doanh nghiệp, ngành nghề mà yêu cầu công bố TTTC sẽ được quy định tương ứng.

 Thơng tư là các hướng dẫn kế tốn áp dụng đối với các DN thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế vì vậy các u cầu cơng bố TTTC trong các thông tư sẽ được quy định một cách chi tiết và cụ thể đến từng chỉ tiêu và mẫu biểu.

1.3.4. Nội dung cơng bố thơng tin tài chính trên báo cáo thường niên

1.3.4.1. Cơng bố thơng tin tài chính bắt buộc

TTTC bắt buộc là thông tin được công bố theo yêu cầu của pháp luật, quy định của cơ quan QLNN, UBCKNN, chuẩn mực kế tốn, chế độ kế tốn và các thơng tư

hướng dẫn có liên quan. TTTC bắt buộc trên BCTN có thể được chia thành 2 nhóm thơng tin là (i) TTTC bắt buộc trong các báo cáo bộ phận như Báo cáo tình hình hoạt động trong năm, Báo cáo/Đánh giá của ban giám đốc. TTTC thuộc 2 báo cáo này được quy định theo thông tư hướng dẫn lập BCTN. (ii) TTTC bắt buộc trong hệ thống BCTC của DN, TTTC thuộc hệ thống BCTC được quy định theo chuẩn mực kế tốn, thơng tư hướng dẫn.

TTTC bắt buộc trong báo cáo tình hình hoạt động

TTTC bắt buộc được yêu cầu trình bày trong báo cáo tình hình hoạt động trong năm của DNPTCNY phản ánh khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận để thấy được tình hình thực hiện so với kế hoạch hoặc các năm liền kề. Khi có những thay đổi biến động lớn về chiến lược kinh doanh làm ảnh hưởng đến sự biến động của các chỉ tiêu, DNPTCNY cần đưa ra nguyên nhân và phân tích ngun nhân dẫn đến sự biến động này.

Tình hình thực hiện dự án là một nội dung quan trọng vì nó phản ánh chiến lược phát triển và hiệu quả kinh doanh lâu dài của DNPTCNY vì vậy doanh nghiệp phải trình bày các khoản đầu tư lớn được thực hiện trong năm bao gồm khoản đầu tư tài chính và đầu tư dự án, tình hình thực hiện dự án. Để cung cấp thông tin đầy đủ hơn về hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, báo cáo phải trình bày tóm tắt hoạt động và tình hình tài chính của các cơng ty con, cơng ty liên kết.

Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của DN phải trình bày và so sánh trong 2 năm để phản ánh khả năng thanh toán, cơ cấu vốn, năng lực hoạt động và khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

Chi tiết TTTC bắt buộc trong báo cáo này đươc trình bày cụ thể tại phụ lục 4.

TTTC bắt buộc trong Báo cáo và đánh giá của Ban Giám đốc

Báo cáo và đánh giá của BGĐ là những giải trình, đánh giá về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh so với kế hoạch hoặc so với năm trước qua đó thấy được những tiến bộ mà doanh nghiệp đã đạt được hay những nguyên nhân, trách nhiệm của BGĐ đối với việc khơng hồn thành kế hoạch.

Để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, BGĐ phải phân tích tình hình tài sản, biến động tình hình tài sản bao gồm phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản, nợ phải thu, tài sản xấu ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Trình bày tình hình nợ hiện tại, biến động lớn về các khoản nợ, phân tích các khoản nợ xấu, ảnh hưởng chênh lệch của tỷ giá hối đoái đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng chênh lệch lãi vay.

Ngoài ra, BGĐ phải trình bày kế hoạch phát triển trong tương lai ở các giai đoạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Trong trường hợp báo cáo kiểm tốn khơng phải là ý kiến chấp nhận tồn phần thì BGĐ giải trình đối với ý kiến đó.

Chi tiết TTTC bắt buộc trong báo cáo này đươc trình bày cụ thể tại phụ lục 5.

TTTC bắt buộc trên hệ thống BCTC

Hệ thống BCTC bao gồm Báo cáo tình hình tài chính; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và thu nhập toàn diện; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh BCTC. Các BCTC phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính và kết quả tài chính của một đơn vị. Mục đích của BCTC là cung cấp các thơng tin về tình hình tài chính, kết quả tài chính và các dịng tiền. Các thơng tin này hữu ích cho đại đa số những người sử dụng thông tin trong việc đưa ra quyết định kinh tế. TTTC trình bày trên các báo cáo phản ánh bức tranh tổng thể về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và lưu chuyển dịng tiền của doanh nghiệp để nhà đầu tư, bên cho vay và các chủ nợ hiện tại cũng như chủ nợ tiềm năng làm căn cứ ra quyết định về việc mua bán, nắm giữ vốn chủ sở hữu và cung cấp nguồn lực cho doanh nghiệp. TTTC cung cấp trên BCTC đặc biệt quan trọng cho các đối tượng bên ngồi doanh nghiệp vì họ khơng thể u cầu doanh nghiệp cung cấp các thông tin cần thiết một cách trực tiếp như nhà quản trị bên trong doanh nghiệp mà chỉ có thể tiếp cận qua BCTC của DN cơng bố vì vậy thơng tin trên BCTC phải là các thông tin tổng quát nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp giúp người sử dụng có thể đánh giá được tính thanh khoản, khả năng thanh tốn, nhu cầu bổ sung nguồn lực tài chính và khả năng huy động nguồn lực tài chính của doanh nghiệp. Để đáp ứng được mục tiêu này, nội dung thơng tin cần trình bày và cơng bố trên BCTC của doanh nghiệp

bao gồm: tài sản; nợ phải trả; nguồn vốn chủ sở hữu; thu nhập và chi phí, bao gồm cả lãi và lỗ; vốn góp của chủ sở hữu và phân phối lợi nhuận tới chủ sở hữu; các dòng tiền.

Khi trình bày TTTC trên BCTC bắt buộc phải đảm bảo nguyên tắc trung thực và hợp lý tức là khi trình bày các thơng tin này phải tn thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế tốn và các quy định hiện hành có liên quan. BCTC chỉ được coi là lập và trình bày phù hợp khi tuân thủ mọi quy định của từng chuẩn mực và các hướng dẫn của chế độ kế toán hiện hành. Mỗi chỉ tiêu tài chính hay mỗi nhóm chỉ tiêu trên BCTC được quy định bởi một hoặc một nhóm các chuẩn mực có liên quan.

Một phần của tài liệu Công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(167 trang)
w