.7 Nội dung quản lý đổi mới PPDH theo tiếp cận sự thay đổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện trấn yên tỉnh yên bái theo hướng tiếp cận quản lý sự thay đổi​ (Trang 56 - 63)

Đối tƣợng Nội dung Quản lí hoạt động tổ chuyển môn Quản lí hoạt động tổ chủ nhiệm, các đoàn thể Quản lí hoạt động dạy học của giáo viên

Quản lí hoạt động học tập của học sinh Phối hợp hoạt động của cha mẹ học sinh Xây dựng kế hoạch - Kế hoạch thực hiện chƣơng trình. - Kế hoạch triển khai các chuyên đề về đổi mới PPDH. - Kế hoạch bồi dƣỡng giáo viên - Kế hoạch hoạt động của tổ, đoàn thể - Kế hoạch phối hợp các lực lƣợng khác trong việc giáo dục học sinh - Soạn bài - Lên lớp - Dự giờ - Kiểm tra đánh giá học sinh. - Tự bồi dƣỡng - Nề nếp tự quản - Nề nếp học tập - Kế hoạch hƣởng ứng các phong trào thi đua - Kế hoạch phối hợp quản lí nề nếp, phƣơng pháp học tập, rèn luyện đạo đức của học sinh Tổ chức chỉ đạo thực hiện - Dự giờ, thực tập, thao giảng - Tổ chức hội thi về giảng dạy, sử - Nề nếp sinh hoạt tổ - Nề nếp quản lí học sinh - Bồi dƣỡng nhận thức, kĩ năng chung - Bồi dƣỡng - Phát động các phong trào thi đua - Bồi dƣỡng về - Định kì họp hội cha mẹ học sinh - Hội nghị tƣ

Đối tƣợng Nội dung Quản lí hoạt động tổ chuyển môn Quản lí hoạt động tổ chủ nhiệm, các đoàn thể Quản lí hoạt động dạy học của giáo viên

Quản lí hoạt động học tập của học sinh Phối hợp hoạt động của cha mẹ học sinh dụng và tự làm đồ dùng dạy học - Tổng kết sáng kiến kinh nghiệm - Tổ chức các câu lạc bộ các kĩ năng, nghiệp vụ dạy học - Chỉ đạo việc tự bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, kỹ năng tự học - Tổ chức ngoại khoá, dã ngoại, giải trí bổ ích vấn về phƣơng pháp dạy con tự học, phƣơng pháp giáo dục đào tạo Kiểm tra, đánh giá

- Kiểm tra chéo giữa các tổ. - Kiểm tra đánh giá giáo viên

- Kiểm tra, đánh giá thi đua học sinh - Kiểm tra toàn diện - Kiểm ta theo chuyên đề - Đánh giá, tổng kết thi đua, khen thƣởng - Tổ chức báo cáo điển hình * Tạo động lực:

- Tôn vinh ngƣời có thành tích; ca ngợi lòng yêu nghề, yêu trẻ, đức hy sinh, lòng vị tha và cao thƣợng ở họ; tạo cho họ niềm tin vào tiền đồ của đất nƣớc, dân tộc.

- Khen thƣởng đãi ngộ bằng vật chất một cách thích đáng.

* Điều kiện:

Đảm bảo cơ sở vật chất, các phƣơng tiện kỹ thuật và TBDH phục vụ cho việc đổi mới PPDH.

- Quản lí hoạt động của tổ chuyên môn

Tổ chuyên môn là tế bào cơ bản giữ vị trí quan trọng nhất trong việc triển khai công tác quản lí đổi mới PPDH; là đầu mối để thực hiện các quyết định, các chủ trƣơng của hiệu trƣởng; là nơi tổ chức học tập, ứng dụng, thể nghiệm những lí luận về PPDH mới thông qua việc học tập các chuyên đề, tổng kết kinh nghiệm dạy học, tổ chức thực tập, kiến tập, hội thảo,… Vì vậy, quản lí hoạt động của tổ chuyên môn là nội dung đầu tiên, quan trọng nhất của quản lí PPDH

Để quản lí hoạt động của tổ chuyên môn, trƣớc hết cần cụ thể hoá các chủ trƣơng về đổi mới PPDH của các cấp quản lí thành qui định nội bộ để tổ chức thực hiện. Hiệu trƣởng cần giao trách nhiệm cho hiệu phó hoặc trực tiếp

hƣớng dẫn tổ trƣởng chuyên môn xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH cho từng năm học, yêu cầu phải đổi mới đƣợc một số vấn đề nào đó. Kế hoạch của tổ phải rất cụ thể, chi tiết, ƣu tiên đổi mới cái gì trong mỗi năm học, xác định đƣợc ai làm? Làm vào khi nào? Dự kiến kết quả đạt đƣợc,…

Đặc biệt cần đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn, phải chú trọng bồi dƣỡng cho giáo viên những vấn đề cụ thể của từng môn học.

Đồng thời, hiệu trƣởng cần phải kiểm tra tất cả các khâu, từ xây dựng kế hoạch đến tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch và tự kiểm tra, đánh giá của tổ.

- Quản lí hoạt động của tổ chủ nhiệm và các đoàn thể khác trong trường

Giáo viên chủ nhiệm là ngƣời có ảnh hƣởng trực tiếp đến việc giáo dục động cơ, thái độ học tập của học sinh, là ngƣời có kế hoạch chủ động phối hợp với giáo viên bộ môn và các đoàn thể trong trƣờng để giáo dục hoc sinh, là nhân tố tác động tích cực đến cha mẹ học sinh, tƣ vấn cho họ về phƣơng pháp dạy con tự học. Vì vậy, hiệu trƣởng cần qui định, tổ chức tốt nề nếp sinh hoạt tổ chủ nhiệm, quản lí chặt chẽ tổ chủ nhiệm với các nội dung sau đây:

- Xây dựng kế hoạch: Chú ý đến mục đích của kế hoạch và các nhiệm vụ chủ đạo trong từng năm học, từng quý, từng tháng, từng tuần… kế hoạch phối hợp với các đoàn thể trong trƣờng để giáo dục động cơ, thái độ học tập cho học sinh, nhƣ tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,… Trong kế hoạch, cần chú ý đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt bằng việc tổ chức các chuyên đề phong phú, đa dạng và linh hoạt.

- Tổ chức chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ học tập do các giáo viên bộ môn đề ra, giữ vững nề nếp sinh hoạt và quản lí học sinh theo qui định của nhà trƣờng, đồng thời thông qua việc tổ chức vui chơi, giải trí bổ ích, để giáo dục lòng ham hiểu biết, sự say mê học tập của học sinh.

- Kiểm tra, đánh giá thi đua của học sinh theo tiêu chuẩn đã qui định. Đồng thời với việc quản lí hoạt động của tổ chuyên môn, tổ chủ nhiệm, hiệu trƣởng cần trực tiếp tác động và quản lí hoạt động của giáo viên.

- Quản lý hoạt động của giáo viên

Hiệu trƣởng quản lý hoạt động của giáo viên thông qua sự phân cấp quản lý cho hiệu phó, cho các tổ chuyên môn và tổ chủ nhiệm. Tuy nhiên, để đảm bảo tính nghiêm minh và tính nhất quán trong dạy học nói chung và đổi mới phƣơng pháp dạy học nói riêng, trong nhiều trƣờng hợp hiệu trƣởng cần phổ biến và tác động trực tiếp đến từng giáo viên về những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất. Chẳng hạn quản lý việc soạn bài, quản lý giờ lên lớp, quản lý việc dự giờ, đánh giá giờ dạy, quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hƣớng đổi mới PPDH. Đây là những nội dung cơ bản về quản lý hoạt động của giáo viên mà cả hiệu trƣởng, hiệu phó, tổ chuyên môn điều phải quan tâm.

Quản lý hoạt động của giáo viên bắt đầu từ quản lý việc soạn bài. Bài soạn là một bản kế hoạch lên lớp, là bản thiết kế để tổ chức cho học sinh hoạt động. Tuỳ đặc điểm của từng môn học, giáo viên phải biết phát hiện ra mối liên hệ tiềm ẩn giữa các phần kiến thức trong bài, đồng thời nắm vững đặc điểm của học sinh để thiết kế các hoạt động học tập thành một chuỗi kế tiếp nhau với mức độ phức tạp tăng dần, tạo thành mạch logic của bài học. Ẩn chứa trong các hoạt động của học sinh là sự tổ chức, hƣớng dẫn, động viên khuyến khích của giáo viên. Vì vậy, hiệu trƣởng cần tổ chức xây dựng, học tập, thảo luận chuẩn bị đánh giá bài soạn theo hƣớng đổi mới trở thành quy định nội bộ để mọi ngƣời thực hiện. Ngay mẫu giáo án cho một giờ học hiện đại cũng cần xây dựng lại và quy định rõ ràng. Thí vụ: giáo án phải thể hiện đƣợc sự tự học trên lớp của học sinh. Ngoài những quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo về một giáo án, cần bổ sung thêm những yêu cầu về thiết kế hệ thống làm việc cho học sinh, về xây dựng hệ thống câu hỏi, về sử dụng thiết bị dạy học, phát huy trí lực và cảm xúc sáng tạo cho học sinh…

Tuy nhiên, tiêu chuẩn về một bài soạn chỉ là tiền đề cho sự thành công của một tiết dạy. Từ sự nghiên cứu lí luận và thực tiễn, có thể nhận xét rằng quản lí giờ lên lớp, đặc biệt quản lí tốt mối quan hệ đặc biệt giữa thầy và trò có

ý nghĩa quyết định trong việc đổi mới PPDH. Cần đổi mới cách đánh giá giờ dạy, chuyển từ chú ý đến nghệ thuật truyền thụ, sang đánh giá năng lực tổ chức các hoạt động tự lực, sáng tạo cho học sinh; tuỳ đặc điểm của từng môn học để xây dựng tiêu chí đánh giá giờ dạy một cách cụ thể theo hƣớng đổi mới PPDH, nhƣng cần tôn trọng các đặc trƣng cơ bản, đó là: Dạy học phải thông qua tổ chức hoạt động học tập, chú trọng rèn luyện phƣơng pháp tự học cho học sinh; quan tâm đến dạy học cá thể kết hợp với dạy học hợp tác; kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò.

Quản lí việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là một nội dung không thể thiếu trong quản lí hoạt động của giáo viên. Việc đổi mới PPDH là đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học và phương pháp kiểm tra, đánh giá; bởi dạy - học - kiểm tra, đánh giá là một quá trình thống nhất, là ba khâu then chốt của quá trình sư phạm.

Thực tiễn giáo dục cho thấy rằng đánh giá, thi cử thế nào thì sẽ có lối dạy và lối học nhƣ thế ấy. Vì thế đổi mới PPDH, thì căn bản phải đổi mới cách kiểm tra, thi cử, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Cần phải đổi mới một cách đồng bộ về các khâu: nội dung, hình thức kiểm tra, chấm chữa, đổi mới tiêu chí đo lƣờng và đánh giá chất lƣợng học sinh, kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò.

Một vấn đề không kém phần quan trọng trong quản lí hoạt động của giáo viên đó là quản lí vấn đề tự bồi dƣỡng. Hiệu trƣởng cần tạo nên động lực của việc tự học, tự bồi dƣỡng suốt đời của giáo viên, bằng việc xây dựng cơ chế quản lí, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện về thời gian và kinh phí cho tự học, tự bồi dƣỡng; Đồng thời hiệu trƣởng phải là ngƣời gƣơng mẫu đi đầu trong công tác tự học, tự bồi dƣỡng.

- Quản lý hoạt động học tập của học sinh.

Quản lý hoạt động học tập của học sinh, bao gồm: quản lý động cơ, thái độ học tập, quản lý phƣơng pháp học tập ở trƣờng cũng nhƣ ở nhà.

Quản lý hoạt động học tập của học sinh trong đổi mới PPDH cần tạo điều kiện để hình thành phƣơng pháp tự học, rèn luyện kỹ năng tự học, bồi dƣỡng thói quen, ý chí học tập của học sinh thông qua cách tổ chức hoạt động trong giờ học, từ đó rèn luyện cho học sinh phƣơng pháp tự nghiên cứu, phƣơng pháp đọc sách, đọc tài liệu… khơi dậy lòng say mê học tập, làm bộc lộ và phát triển năng lực tiềm tàng trong mỗi học sinh.

Mặt khác, cần tổ chức các hoạt động ngoài giờ, phong phú đa dạng, đƣa học sinh vào những tình huống thực tế, tạo nên thói quen và năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

Đội ngũ cán bộ lớp là lực lƣợng nồng cốt có vai trò to lớn trong việc hỗ trợ nhà trƣờng quản lý hoạt động của học sinh; đó là những hạt nhân tích cực, gƣơng mẫu trong học tập, rèn luyện, có uy tín với tập thể. Hiệu trƣởng thƣờng xuyên bồi dƣỡng năng lực tự quản cho đội ngũ cán bộ lớp, tạo điều kiện cho họ hoạt động và lôi cuốn tập thể tham gia các hoạt động vì nhu cầu của bản thân và vì mục đích đổi mới của nhà trƣờng.

Tuy nhiên, giáo dục nhà trƣờng dù tốt đến mấy, nếu không kết hợp tốt với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội thì không thể đạt đƣợc mục đích giáo dục.

- Phối hợp hoạt động của hội cha mẹ học sinh

Hội cha mẹ học sinh là tổ chức đại diện cho tất cả cha mẹ học sinh, là những ngƣời nắm chính xác thông tin của học sinh, là cầu nối giữa nhà trƣờng và cha mẹ học sinh. Hiệu trƣởng cần chia sẻ với họ về những vấn đề nhà trƣờng quan tâm, tận dụng những thế mạnh của họ. để họ quán triệt mục tiêu đổi mới đến mọi ngƣời và chính họ sẽ vận động cha mẹ học sinh hỗ trợ cho các hoạt động của nhà trƣờng.

Cần duy trì nề nếp sinh hoạt của Hội, định kì họp toàn thể cha mẹ học sinh, thƣờng xuyên tổ chức các hội nghị tƣ vấn về phƣơng pháp dạy cho con tự học, về phối hợp với các lực lƣợng khác để giáo dục học sinh, tổ chức báo cáo điển hình về nuôi dạy con tốt…

Các nhà trƣờng THCS trên địa bàn huyện một năm đã tổ chức đƣợc 03 buổi họp phụ huynh vào các dịp sau khai giảng, kết thúc học kỳ I và kết thúc các năm học với mức độ thƣờng xuyên, liên tục và chặt chẽ.

- Quản lý về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:

Ngoài ra, hiệu trƣởng cần tạo điều kiện để trang bị đầy đủ và đồng bộ về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đáp ứng các yêu cầu về đổi mới PPDH. Nhƣ vậy, để xây dựng chiến lƣợc và thực hiện đổi mới PPDH, hiệu trƣởng các trƣờng phải bắt đầu từ các tổ chuyên môn, phải tác động trực tiếp đến đội ngũ giáo viên và tập thể học sinh trong toàn trƣờng, phải liên kết với hội cha mẹ học sinh và các lực lƣợng khác, nghĩa là việc đổi mới PPDH phải dựa vào sức mạnh của động một cách hài hoà giữa yêu cầu và trách nhiệm, động viên về tinh thần và đãi ngộ về vật chất một cách thích đáng.

Thực tế cho thấy 18/18 trƣờng đạt tỉ lệ 100% có sổ theo dõi việc sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, giáo cụ trực quan vào giảng dạy của mình ở trên lớp, nhằm làm phong phú chú cho hoạt động dạy và học.

Một số giáo viên có khả năng ứng dụng CNTT trong giờ học tƣơng đối tốt, khiến cho giờ giảng hấp dẫn, lôi cuốn đƣợc học sinh. Tuy nhiên, con số này chiếm một tỉ lệ nhỏ (17%), trong đó có nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan.

Tất cả các nội dung quản lí phƣơng pháp dạy học trên đây sẽ khó đạt đƣợc hiệu quả cao, nếu hiệu trƣởng thiếu sự động viên khích lệ, tạo động lực, đồng thời tạo ra các điều kiện thiết yếu cho việc đổi mới PPDH. Vấn đề động viên, khích lệ, tạo động lực cho các thành viên tham gia hoạt động đƣợc xem là một trong các chức năng quan trọng nhất của ngƣời quản lí. Mỗi con ngƣời luôn luôn tiềm ẩn các nhu cầu về vật chất và tinh thần, việc đáp ứng đƣợc các nhu cầu đó, sẽ tạo nên sức mạnh to lớn, là động lực thúc đẩy con ngƣời hoạt động.

Để tạo đƣợc động lực cho hoạt động dạy học, hiệu trƣởng cần tạo ra bầu không khí đạo đức, các giá trị văn hoá và truyền thống nhà trƣờng theo tinh thần tôn vinh các nhà giáo giỏi; khơi dậy lòng biết ơn của học sinh, của phụ huynh đối với các thầy giáo giỏi đã cống hiến hết sức mình cho học sinh thân yêu; biết chia sẻ quyền lực - phân quyền cho cấp dƣới, giao trách nhiệm và thu hút họ cùng tham gia vào quá trình quản lí nhà trƣờng. Mặt khác, cần có sự bồi dƣỡng thích đáng về vật chất để họ có đủ điều kiện thuận lợi, tập trung sức lực vào hoàn thành nhiệm vụ.

Các giá trị văn hoá của nhà trƣờng đƣợc hình thành và phản ánh trong cuộc sống hàng ngày của nhà trƣờng, trong quá trình xây dựng mục tiêu, kế hoạch hành động, trong quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện và đánh giá kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện trấn yên tỉnh yên bái theo hướng tiếp cận quản lý sự thay đổi​ (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)